Banner trang chủ

Đề xuất phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa Thu

06/05/2019

    Theo Fall Armyworm (FAW) - Sâu keo mùa Thu là loài sâu hại mới có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, đã lây lan rất nhanh từ Nam Mỹ đến miền đông và trung Bắc Mỹ. Sâu keo mùa Thu có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, phổ biến như ngô, gạo, bông, mía, lúa mì, đậu nành và đặc biệt tàn phá nặng nề các khu vực sản xuất ngô của Brazil, châu Phi, gần đây là Ấn Độ.

 

Sâu keo gây hại cây ngô

 

    Loài sâu hại này được phát hiện lần đầu tiên tại Nigeria, châu Phi vào tháng 1/2016 và đã nhanh chóng phát tán ra 44 quốc gia khắp khu vực hạ Sahara châu Phi. Năm 2018 đã ghi nhận xuất hiện của loài sâu nguy hiểm này ở nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh. Gần đây nhất năm 2019, lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của loài sâu hại này  tại vùng Puer và Dehong ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc, FAO đã cảnh báo loài sâu hại mới này có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực và cuộc sống của hàng triệu nông hộ nhỏ ở châu Á bởi dịch hại này có khả năng bùng phát tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc là rất cao. Sâu hại này cũng có “khả năng cao” phát tán cả tới khu vực châu Âu.

    Dựa trên các dữ liệu phân tích từ châu Phi, CABI ước tính loài sâu hại này sẽ giảm sản lượng ngô hàng năm xuống 21% - 53% nếu không áp dụng biện pháp phòng trừ.

    Trong tài liệu này, Tổ chức CropLife Quốc tế và CropLife châu Á đề xuất phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm: Đảm bảo phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa Thu thông qua chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Cung cấp thông tin tư vấn rõ ràng và khoa học cho nông dân; Tạo môi trường pháp lý cho phép nông dân tiếp cận công nghệ; Phối hợp giữa các bên liên quan; Biện pháp kiểm dịch thực vật khẩn cấp. Mục tiêu của CropLife là bảo vệ sinh kế của nông dân, đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu, đặc biệt là ở các khu vực có nguy cơ cao như châu Á.

Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

    Tổ chức CropLife Quốc tế và CropLife châu Á ủng hộ chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để đối phó loài sâu này. Chương trình IPM phải được xây dựng dựa trên tính hiệu quả và nhận biết về mức độ rủi ro của các biện pháp. Phương pháp này đã được Uỷ ban Vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch thực vật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khuyến nghị tới các quốc gia như Brazil, Kenya, Madagascar, Paraguay, Hoa Kỳ và Uruguay.

    Một chiến lược IPM hiệu qủacần bao gồm cả hoạt động điều tra, dự tính dự báo dịch hại cũng như các phương pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn bất cứ sự lây lan nào. Theo  Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về IPM ở châu Phi, khi tác động của sâu hại ảnh hưởng đến ngưỡng kinh tế, nông dân cần phải được tiếp cận các công cụ hiệu quả để ngăn chặn tổn thất mùa vụ. Để áp dụng IPM thành công, các công cụ phòng trừ hiệu quả cho cho nông dân bao gồm:

    Sử dụng thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là một trong số ít những công cụ phòng trừ sâu keo mùa thu hiệu quả và đã được chứng minh. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc phun qua lá và thuốc xử lý hạt giống. Biện pháp phòng trừ hiệu quả cho các nông hộ nhỏ phải chú trọng vào: Chỉ sử dụng thuốc BVTV đã đăng ký và được khuyến nghị để kiểm soát dịch sâu keo mùa thu đưa ra bởi các cơ quan chính thống và đáng tin tưởng như từ chính phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ; Không sử dụng các loại thuốc BVTV buôn bán bất hợp pháp hoặc hàng giả; Hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại được WHO xếp hạng trong danh sách độc hại 1A hoặc nếu sử dụng thì nông dân cầnphải được hướng dẫn cách sử dụng và sử dụng thận trọng (hoặc coi đây là biện pháp cuối cùng); Mua bán thuốc BVTV theo yêu cầu và nhu cầu, và có tính toán cụ thể tránh thuốc tồn kho quá hạn và mất hiệu lực sử dụng; Sử dụng theo đúng hướng dẫn nhằm tránh việc kháng thuốc. Hướng dẫn quản lý kháng sâu hại cho các laoif sâu keo (FAW) đã được phát triển Nhóm chuyên trách về Tính Kháng Sâu hại của CropLife; Cân nhắc các cơ chế đăng ký thuốc nhanh, đặc cách nhằm đảm bảo nông dân có thể tiếp cận các loại thuốc an toàn, hiệu quả và tiên tiến hơn; Thông qua hệ thống khuyến nông, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và nhân viên của các đơn vị cung ứng thuốc trừ sâu để thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu có trách nhiệm như là một phần của chương trình IPM.

    Cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) (cây trồng biến đổi gen): Cây trồng công nghệ sinh học có tính trạng kháng sâu là một công cụ khác đã được sử dụng hiệu quả trong chương trình IPM để kiểm soát sâu keo tại khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Lợi ích của giống ngô kháng sâu đã được chứng minh trên các ruộng thử nghiệm ở Kenya, Mozambique, Nam Phi, Tanzania và Uganda thông qua dự án ngô chịu hạn ở châu Phi (WEMA). Hơn thế nữa, khihàng triệu ha ngô ở châu Phi đã bị sâu keo tàn phá trong năm 2017, thì riêng Nam Phi đã thoát khỏi sự phá hoại của giống sâu này. Thành công này có được bởi 2 lý do: thứ nhất, có hơn 1.6 triệu ha ngô biến đổi gen kháng sâu được trồng ở Nam Phi và thứ 2, các loại thuốc BVTV cần thiết đã được cấp phép sử dụng trên thị trường.

    FAO đã từng khuyến cáo trước đó rằng “Việc giới thiệu thông tin, hỗ trợ ứng dụng CNSH và các cải tiến khoa học trong nông nghiệpcho các nông hộ nhỏ tại châu Phi, đồng thời giúp họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng các công nghệ này nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng cũng như bảo vệ môi trường lành mạnh, bền vững là một vấn đề cấp thiết”. Tuyên bố này của FAO cũng đặc biệt quan trọng cho các nước châu Á nơi dịch hại đang đe dọa các khu vực trồng ngô. Chúng tôi kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia châu Á - nơi cây trồng CNSH chưa được ứng dụng cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng khung hành lang pháp lý, từ đó cho phép nông dân có thêm nhiều lựa chọn và cơ hội tiếp cận công nghệ quan trọng này”.

    Các công cụ quản lý sâu hại khác: Các công cụ quản lý sâu hại khác nên được sử dụng cùng với thuốc BVTV như một phần của chương trình IPM, bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp, thuốc trừ sâu sinh học và sử dụng các loài thiên địch. CABI đã xem xét các cách tiếp cận khác nhau đối với quản lý sâu keo FAW ở châu Phi làm cơ sở cho các khuyến cáo về phương pháp phòng trừ. Nông dân cần nắm được mức độ hiệu quả và rủi ro của biện pháp quản lý dịch hại dựa trên nghiên cứu thực tế.

1. Khuyến cáo rõ ràng và có cơ sở khoa học

    Sâu keo mùa Thu là một loài sâu hại xâm lấn; hiện có rất ít các phương pháp kiểm soát hiệu quả được xác nhận đối với loài sâu này - do đó nông dân yêu cầu các công nghệcó tính xác thực và có khả năng áp dụng đại trà.

    Nông dân và những người tư vấn cho họ (bao gồm các cán bộ khuyến nông và đại lý vật tư nông nghiệp) đều cần có những tư vấn rõ ràng và nhất quán. Đặc biệt, nông dân phải được tập huấn để hiểu sự nguy hiểm của dịch hại, biết cách nhận dạng,hiểu đặc điểm sinh học sinh thái và vòng đời của loại sâu hại cũng như thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành biện pháp phòng trừ. Nông dân cũng cần được trang bị kiến thức về cách thức tiếp cận quản lý dịch hại, tính hiệu quả thực tế và phạm vi áp dụng của phương pháp này. Đồng thời họ cũng cần nắm được cách sử dụng thuốc BVTV để tối đa hoá khả năng phòng trừ sâu hại và giảm các nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. 

    Liên quan tới các giải pháp CNSH và BVTV, phải khuyến cáo tới họ về việc quản lý tính kháng và nhận diện các sản phẩm giả trên thị trường. Chính phủ cũng phải đảm bảo có các loại thuốc trừ sâu sinh học cho người nông dân sử dụng, kiểm soát gian lận thuốc sinh học có chứa hóa chất tổng hợp không khai báo. Chúng tôi hy vọng, theo thời giancác nghiên cứu được tiến hành, sẽ có thêm các phương thức quản lý sâu hại được tích hợp/bổ sung cho chiến lược IPM, đặc biệt là việc sử dụng các tác nhân đấu tranh sinh học.

    Sự rõ ràng và nhất quán là rất quan trọng trong phòng trừ sâu keo mùa Thu. Đáng tiếc hiện tại các kiến nghị của FAO liên quan đến dịch hại này đang không thống nhất. Hướng dẫn Quản lý tích hợp dịch hại sâu keo mùa thu trên ngô của FAO và Hướng dẫn cho các trường học dành cho nông dân ở châu Phi có những điểm chưa phù hợp và thiếu căn cứ khoa học.

2. Tiếp cận công nghệ

    Nông dân phải được trao cơ hội tiếp cận với nhiều lựa chọn công nghệ khác nhau để quản lý dịch bệnh do sâu keo gây ra. Các quy định pháp lý dựa trên cơ sở khoa học là cần thiết để tiếp tục mở rộng cơ hội tiếp cận của nông dân tới các sản phẩm CNSH và thuốc BVTV hiện đại.

    Các quy định pháp lý cần có tính khoa học khoa học và có bằng chứng, xem xét không chỉ chất lượng các thành phần sản phẩm mà còn cả mục đích và điều kiện sử dụng. Điều này cho phép tạo ra khung pháp có sự cân đối về rủi ro và lợi ích mà công nghệ mạng lại, không chỉ dựa trên các “nguy cơ”.

    Một hệ thống pháp lý vận hành tốt sẽ đem lại cho nông dân thêm những lựa chọn để bảo vệ mùa màng khỏi thiệt hại từ các loài sâu hại như sâu keo mùa thu trong khi vẫn đảm bảo sức khoẻ con người và môi trường, cân bằng hợp lý giữa rủi ro và lợi ích.

    Nền tảng của những đánh giá dựa trên điều kiện sử dụng thực tế và nếu cần thiết, phải tiến hành các chương trình nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý tại quốc gia và trong khu vực để có sự nhất quán về quan điểm này cho toàn khu vực Châu Á.

    Trong trường hợp nông dân chưa thể tiếp cận các giải pháp thuốc BVTV để giảm thiểu tác hại của sâu FAW tại một số quốc gia, các cơ quan quản lý nên cân nhắc cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với các sản phẩm này. Cách làm này đã được thực thiện ở một số quốc gia phương tây (bao gồm cả Hoa Kỳ) và có tác động hữu hiệu trong việc bảo vệ chống lại các hậu quả không mong muốn do lạm dụng, sử dụng sai mục đích và sử dụng không đúng hướng dẫn các loại thuốc BVTV cũng như các ảnh hưởng bởi các sản phẩm bất hợp pháp.

3. Liên kết đối tác

    Việc quản lý sâu keo mùa thu cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm: nông dân, Chính phủ, tổ dịch vụ, các tổ chức phi chính phủ và khối tư nhân. Sự hợp tác giữa các bên với trọng tâm tạo ra các đối thoại hướng tới giải pháp là rất cần thiết.

    Các công ty thành viên của CropLife Việt Nam là những đơn vị  nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đồng thời cũng đang sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV hạt giống CNSH với mạng lưới toàn cầu hoạt động tại 91 quốc gia; do đó chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm và có đủ năng lực để cùng tham gia giải quyết vấn đề này.

    Các cải tiến được tạo ra bởi các thành viên CropLife như thuốc trừ sâu, cây trồng CNSH hoặc giải pháp nông nghiệp chính xác sẽ hỗ trợ nông dân trong kiểm soát hiệu quả dịch sâu keo mùa thu hiệu quả. Mối quan hệ hợp tác và có tính xây dựng của chúng tôi với FAO, Uỷ ban Môi trường Liên hợp quốc cùng nhiều đối tác khác trong ngành sẽ được phát huy để thúc đẩy sử dụng và tối ưu hoá các sản phẩm khoa học thực vật một cách có trách nhiệm trên toàn thế giới – hướng tới đáp ứng thành công Mục tiêu Phát triển bền vững.

    Một ví dụ cho thấy là vào năm 2018, CropLife khu vực Trung Đông (châu Phi) đã tham gia một dự án phối hợp với quỹ USAID có tên gọi Nuôi sống tương lai tại Ethiopia (Feed the Future project in Ethiopia) nhằm đào tạo cho các nhân viên khuyến nông và nông dân về việc nhận biết sâu FAW và các phương pháp phòng trừ. Vào tháng 2/2018, các chương trình đào tạo của CropLife đã đươc thực hiện với các hướng dẫn viên cao cấp tại Ghana, Mali, Bờ Biển Ngà và Nigeria về chương trình IPM đối với sâu FAW. Sau đó mỗi hướng dẫn viên đã tiếp tập huấn cho các chuyên viên tại cơ sở. Ngày càng nhân rộng hơn, mạng lưới CropLife toàn cầu đang làm việc với các đối tác để tích hợp Chương tình IPM đối với sâu keo mùa thu vào các dự tập huấn hiện cho một số nước tiêu biểu tại khu vực châu Phi và châu Á.

4. Cân nhắc các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với sâu keo mùa Thu 

 

Cánh đồng ngô sử dụng giống biến đổi gen tại Thái Nguyên

 

    Ngành hạt giống đề xuất Chính phủ cân nhắc thực thi các biện pháp kiểm dịch thực vật khẩn cấp giải quyết nguy cơ xâm nhập và hình thành dịch sâu keo mùa Thu (tên Latinh: Spodopterafrugiperda) tại nước sở tại; trong đó cần tính đến các lưu ý sau khi xem xét bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc nhập khẩu hạt giống gieo:

    Đánh giá rủi ro liên quan tới dịch hại này tương đối đơn giản khi so sánh với các loại bệnh hại hoặc côn trùng gây hại khác; 

    Sâu keo mùa thu gây hại trên thân lá và bắp ngô - nguy cơ phát tán và hình thành liên quan đến sự phán tán và di chuyển trong và ngoài khu vực của ngài trưởng thành. Do đó, mức độ rủi ro phát tán qua hạt giống là không đáng kể - khi nhập khẩu hạt giống, giai đoạn sau thu hoạch của quá trình xử lý hạt giống (bao gồm bóc vỏ, sấy khô, tách hạt và làm sạch) đã loại bỏ khả năng tồn tại của ấu trùng FAW;

    Như vậy, không cần thiết phải áp dụng các phương pháp kiểm dịch sâu keo mùa Thu trên các hạt giống nhập khẩu. Nếu các biện pháp kiểm dịch là bắt buộc thì có thể áp dụng biện pháp đang được triển khai tại châu Âu đó là: không yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật đối với hạt giống và hạt ngô thương phẩm nhập khẩu, nhưng đối với bắp ngô và các bộ phận khác của cây khi nhập khẩu yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý sau thu hoạch (hay sản phẩm phải được thu hoạch từ vùng hay nước sản xuất không có loài sâu hại này).

 

Thu Hà

Ý kiến của bạn