Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Đặc điểm môi trường phóng xạ khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum (Bình Thuận)

08/10/2019

 

 

Đào Mạnh Tiến1, Lưu Văn Thủy1, Nguyễn Thị Duyên1Đào  Hương Giang2

1Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững

2ĐH Kinh tế quốc dân

Tóm tắt

    Mỏ sa khoáng Nam Suối Nhum thuộc xã Tân Thành và Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Nhìn chung, môi trường phóng xạ phần đất liền ven biển và biển ven bờ (độ sâu 0 - 30m nước) ở đây phần lớn nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, tại một số khu vực có liều tương đương bức xạ gamma tăng cao đã vượt tiêu chuẩn cho phép như trung tâm mỏ Nam Suối Nhum, mỏ Kê Gà, mỏ Chùm Giăng với H = 2,52 –5,86 mSv/năm (phông tự nhiên 1,51 mSv/năm); khu vực biển ven bờ Nam Suối Nhum (0-15m nước)với H=1,35 –1,44 mSv/năm (phông tự nhiên 0,34 mSv/năm). Đây là những khu vực có ô nhiễm phóng xạ. Ngoài ra, còn một số khu vực khác tuy liều tương đương bức xạ chưa vượt quá giới hạn cho phép nhưng cũng có nguy cơ ô nhiễm. Thông tin trong bài báo này có xuất xứ từ kết quả đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước ĐTĐLCN.31/16: “Nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái, xung đột môi trường, xã hội do hoạt động khai thác sa khoáng, cát, sỏi vùng ven biển và biển ven bờ miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và đề xuất giải pháp khai thác bền vững”.

Từ khóa: Môi trường phóng xạ, khai thác sa khoáng, Nam Suối Nhum.

I. Đặt vấn đề

    Mỏ titan Nam Suối Nhumthuộc xã Tân Thành và Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có diện tích khoảng 5,15ha. Việc khai thác sa khoáng tại đây được tiến hành mạnh trong vòng gần 15 năm nay và đóng góp một phần quan trọng cho kinh tế địa phương và tạo việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, khai thác và chế biến sa khoáng đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có ô nhiễm môi trường, đặc biệt, là ô nhiễm môi trường phóng xạ.

II. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Nhóm phương pháp sử dụng trong khảo sát thực địa

* Phương pháp đo phổ gamma và nồng độ khí phóng xạ đất liền ven biển

- Sử dụng máy phổ gamma MEDCOM CRM-100 để đo bức xạ gamma tự nhiên theo các năng lượng khác nhau.

- Đo khí phóng xạ (Rn, Tn): Sử dụng máy RAD7. Trong quá trình đo đều đo phông dư, đo kiểm tra ngoài đo cơ bản.

* Phương pháp đo phổ gamma đáy biển

     Sử dụng máy phổ GA-4K

 - Đo phông dư: Kết quả đo phông dư được sử dụng tính toán số đo phổ gamma thực của đáy biển.

- Đo phổ gamma đáy biển: Tại mỗi điểm đo đều đo 4 kênh: kênh tổng, Th, U, K, thời gian đo 100giây.

- Đo khảo sát kiểm tra: Đánh giá sai số thực địa, được tiến hành hàng ngày bằng cách đo lặp lại 5% số điểm khảo sát.

2.2. Nhóm các phương pháp áp dụng trong phòng

a. Đánh giá độ chính xác các số liệu thu thập được

*Xác định các loại sai số thô

Để loại trừ sai số thô, sử dụng tiêu chuẩn Sovanh.

*Tính sai số thực địa

Giá trị sai số bình phương trung bình tuyệt đối được tính theo kết quả đo lặp.

 

 

Xi, Ylà giá trị hàm lượng (K, U, Th) đo lần đầu và lần thứ hai tại trạm khảo sát kiểm tra, n là tổng số trạm khảo sát kiểm tra.

Sai số tương đối được tính theo công thức tính sau:

 

                   

Sai số thực địa của tất cả các kênh của máy đo xạ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9419:2012 [4].

b. Xử lý số liệu

*Tính giá trị hàm lượng các nguyên tố phóng xạ (U, Th, K)

Giá trị hàm lượng các nguyên tố phóng xạ qK, qU, qTh được xác định bằng cách giải hệ phương trình theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9419:2012 [4]

        qTh= (N3-N3f)/K2; qU = [(N2-N2f)-a(N3-N3f)]/K1

               qK = í(N1-N1f)-b(N3-N3f)-g[(N2-N2f)-a(N3-N3f)]ý/K3

Các hệ số K1, K2, K3, a, b, g được xác định khi chuẩn máy.

*Tính giá trị cường độ phóng xạ (I)

Cường độ phóng xạ được tính theo QCVN 53:2014/BTNMT [5]:

 I = K . N                                  

I là cường độ bức xạ (mR/h),K là hệ số chuẩn máy với kênh tổng và N là số liệu đo thực địa (xung/s).

            *Tính liều tương đương (H):H= Hn + Ht.

    Trong môi trường biển, liều tương đương bức xạ gamma chính là liều chiếu ngoài:H (mSv/năm) = I (μR/h) .8,69 (mGy/μR).t (h) = 8,69.10-6 . 24 . 365. I (μR/h) [3]. I là cường độ bức xạ gamma (đã trừ đi giá trị phông riêng của máy) (mR/h), t là thời gian chiếu xạ trong một năm (365 ngày)

    Theo quy đinh pháp luật, khu vực có ô nhiễm phóng xạ là khu vực có giá trị liều tương đương bức xạ H trung bình hàng năm vượt quá liều giới hạn đối với con người (H> 1mSv/năm, chưa kể phông bức xạ tự nhiên).

* Tính các giá trị đặc trưng

    Các giá trị đặc trưng,giá trị phông của các nguyên tố phóng xạ (U, Th, K) và liều tương đương bức xạ gamma (H) được xử lý bằng toán thống kê. Giá trị dị thường được xác định theo công thức: (qdtj là giá trị dị thường hàm lượng nguyên tố j,qphj là giá trị hàm lượng phông của nguyên tố j, S là độ lệch quân phương).

* Đánh giá nguồn gốc ô nhiễm do khai thác khoáng sản:

    Để xác định nguồn gốc ô nhiễm phóng xạ và làm rõ ảnh hưởng của hoạt động khai thác sa khoáng,chúng tôi so sánh và đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ tại mỏ sa khoáng Nam Suối Nhum và vùng mỏ Cam Bình - Sơn Mỹ, thị xã LaGi, Bình Thuận (mỏ sa khoáng titan-zircon ven biển đã được điều tra thăm dò, nhưng chưa khai thác).

III. Kết quả và thảo luận

   Các kết quả dưới đây được tổng hợp từ các công trình của các tác giả khác nhau [7,8,9,10] và kết quả điều tra bổ sung của Đề tài ĐTĐLCN.31/16 [6]

3.1. Phần đất liền ven biển

a. Đặc điểm gamma các nguyên tố phóng xạ

 

Bảng 1. Các giá trị đặc trưng gamma phần đất liền khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum

Tham số 

Thông số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Cn+S

Cn+2S

Cn+3S

K (%)

0,16

5,12

1,07

1,05

0,8

1,85

2,65

3,45

U (ppm)

0,3

15,92

7,98

5,4

1,9

7,3

9,2

11,1

Th (ppm)

0,8

20,7

9,81

7,79

3,5

11,29

14,79

18,29

 

    K hình thành 6 dị thường bậc 1 phân bố ở các khu mỏ Suối Nhum, Bầu Dòi, Tân Thuận, Dinh Thầy, Chùm Giăng; 3 dị thường bậc 2; 1 dị thường bậc 3 (Hình 1).

    U hình thành 6 dị thường bậc 1 phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu; 4 dị thường bậc 2 tập trung ở xã Tân Hải, Chùm Giăng, Kê Gà, Suối Nhum; 1 dị thường bậc 3 ở gần khu vực mỏ Nam Suối Nhum (Hình 1).

b. Đặc điểm liều chiếu ngoài (Hn) phần đất liền ven biển

 

Bảng 2. Các giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài phần đất liền khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum

Tham số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Cn+S

Cn+2S

Cn+3S

I (μR/h)

9,00

60,50

21,24

17,00

7,24

24,24

31,47

38,71

Hn(mSv/năm)

0,68

4,60

1,61

1,29

0,55

1,84

2,39

2,94

 

 

    Liều chiếu ngoài bức xạ gamma trong vùng tồn tại các mức sau:

-  Vùng có liều chiếu ngoài 2,94 mSv/năm ≤ Hn < 4,60 mSv/năm: phân bố diện tích nhỏ ở khu vực mỏ titan Suối Nhum, Chùm Giăng, Kê Gà, vượt quá giới hạn an toàn phóng xạ.

- Vùng có liều chiếu ngoài 2,39 mSv/năm ≤ Hn < 2,94 mSv/năm: phân bố ở khu vực Suối Nhum, Kê Gà, Chùm Găng, Gò Đình, Hiệp Tín và Bầu Dòi, vượt quá giới hạn an toàn phóng xạ.

- Vùng có liều chiếu ngoài 1,84 mSv/năm ≤ Hn < 2,39 mSv/năm:chiếm diện tích lớn ở khu vực ven biển từ bắc Suối Nhum đến Bầu Dòi.

- Vùng có liều chiếu ngoài bức xạ gamma 0,68 mSv/năm ≤ Hn < 1,84 mSv/năm: phân bố toàn bộ diện tích còn lại của vùng nghiên cứu, thuộc giới hạn an toàn cho phép.

c. Đặc điểm liều chiếu trong qua đường hô hấp và đường tiêu hóa

* Đặc điểm các chất phóng xạ qua đường hô hấp

 

Bảng 3. Các giá trị tham số đặc trưng và liều chiếu trong khí phóng xạ phần đất liền khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum

Tham số                                                                Thông số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Cn+S

Cn+2S

Cn+3S

Rn+4,6Tn (Bq/m3)

108,52

1265,2

312,71

216,24

270

486,24

756,23

1026,23

Hp (mSv/năm)

0,11

1,27

0,31

0,22

0,27

0,49

0,76

1,03

 

     Giá trị phông tự nhiên là 0,22 mSv/năm. Liều chiếu trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường hô hấp có những mức sau:

- Vùng có liều chiếu 1,03 mSv/năm ≤ Hp < 1,27 mSv/năm: phân bố với diện tích nhỏ ở khu vực mỏ sa khoáng titan Suối Nhum, Gò Đình, có những vị trí vượt quá giới hạn cho phép về an toàn phóng xạ.

- Vùng có liều chiếu 0,76 mSv/năm ≤ Hp < 1,03 mSv/năm: hình thành chủ yếu ở khu vực mỏ Suối Nhum và một phần diện tích nhỏ ở khu vực Bầu Dòi, Gò Đình, Kê Gà, chưa vượt mức giới hạn cho phép về an toàn phóng xạ.

- Vùng có liều chiếu 0,49 mSv/năm ≤ Hp < 0,76 mSv/năm: hình thành chủ yếu ở khu vực ven biển của hai huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Nam, chưa vượt mức giới hạn cho phép về an toàn phóng xạ.

- Vùng có liều chiếu 0,11 mSv/năm ≤ Hp < 0,49 mSv/năm: phân bố hầu hết diện tích của vùng nghiên cứu, chưa vượt mức giới hạn cho phép về an toàn phóng xạ.

* Đặc điểm tổng hoạt độ α và β qua đường tiêu hóa nước ăn

    Kết quả phân tích mẫu nước trong phần đất liền vùng nghiên cứu tại bảng 4, cho thấy tổng hoạt độ α và β có hàm lượng dao động trong khoảng lớn.

 

Bảng 4. Các giá trị tham số tổng hoạt độ α và β trong nước ăn phần đất liền khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum

Tham số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Hoạt độ α (Bq/l)

0,04

0,07

0,05

0,05

0,01

Hoạt độ β (Bq/l)

0,17

0,19

0,18

0,18

0,01

 

 

     Theo đó, giá trị hoạt độ α và β phân tích tại các mẫu của vùng nghiên cứu nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN01:2009/BYT và QCVN 08:2008/BTNMT. Nước tại khu vực nghiên cứu chưa bị nhiễm phóng xạ hoạt độ α và β.

d. Đặc điểm tổng liều chiếu và dự báo mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ phần đất liền ven biển

 

Bảng 5. Các giá trị đặc trưng liều chiếu tổng phần đất liền khu vực Nam Suối Nhum

Tham số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Cn+S

Cn+2S

Cn+3S

Hn (mSv/năm)

0,68

4,60

1,61

1,29

0,55

1,84

2,39

2,94

Hp (mSv/năm

0,11

1,27

0,31

0,22

0,27

0,49

0,76

1,03

H (mSv/năm)

0,79

5,86

1,93

1,51

0,82

2,33

3,15

3,97

 

 

    Dựa trên số liệu đã đo được và tính toán trong phòng, chúng tôi chia ra các mức tổng liều chiếu như sau (Hình 1):

+ Vùng có liều chiếu 3,97 ≤ H ≤ 5,86 mSv/năm liên quan với sa khoáng titan phân bố ở một diện tích nhỏ ở khu vực mỏ titan Suối Nhum, Chùm Giăng, Kê Gà, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

+ Vùng có liều chiếu 3,15 ≤ H ≤ 3,96 mSv/năm phân bố xung quanh mỏ titan Suối Nhum, ngoài ra còn phân bố ở Gò Đình, Bầu Dòi, Kê Gà, đã bị ô nhiễm phóng xạ.

+ Vùng có liều chiếu 2,33 ≤ H ≤ 3,14 mSv/năm phân bố hầu hết các vùng ven biển của hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, có liều chiếu chưa vượt qua tiêu chuẩn cho phép nhưng đã có nguy cơ ô nhiễm. Các vùng này có liên quan với các mỏ quặng sa khoáng titan và các điểm quặng sa khoáng titan.

+ Vùng có liều chiếu H < 2,33 mSv/năm phân bố hầu hết ở vùng nghiên cứu.

Theo kết quả tính toán được các tác giả xác định, phông tự nhiên trên toàn vùng nghiên cứu là 1,51 mSv/năm.

Vùng ô nhiễm (H = 2,52 – 5,86 mSv/năm): có diện tích nhỏ, phân bố tại mỏ khai thác titan Suối Nhum, Kê Gà, Bầu Dòi, Chùm Giăng (Hình 1).

Vùng dự báo nguy cơ ô nhiễm: có diện tích tương đối lớn bao quanh vùng ô nhiễm và phần ven biển của 2 huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân (Hình 1).

Vùng an toàn là toàn bộ diện tích phần đất liền ven biển còn lại của vùng nghiên cứu (Hình 1).

    So sánh môi trường phóng xạ mỏ Nam Suối Nhum và mỏ chưa khai thác Cam Bình - Sơn Mỹ cho thấy, tổng liều chiếu khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum có giá trị Cmin - Cmax = 0.79-5,86 mSv/năm, Ctb = 1,93 mSv/năm, Cn=1,51 mSv/năm,cao hơn nhiều so với khu vực mỏ chưa khai thác Cam Bình – Sơn Mỹ có Cmin - Cmax = 0,5-1,51 mSv/năm,Ctb = 1,1 mSv/năm, Cn =1,13 mSv/năm[6]. Kết quả cũng cho thấy khu vực Cam Bình - Sơn Mỹ chưa xuất hiện các vùng ô nhiễm, trong khi khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum đã có những vùng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với dân thường, gây ô nhiễm môi trường phóng xạ.

3.2. Phần biển ven bờ

a. Đặc điểm gamma các nguyên tố phóng xạ trong trầm tích biển vùng nghiên cứu

 

Bảng 6. Các giá trị đặc trưng phóng xạ phần biển ven bờ khu vực Nam Suối Nhum

Tham số          

Thông số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Cn+S

Cn+2S

Cn+3S

K (%)

0,09

7,40

1,90

1,24

1,61

2,85

4,47

6,08

U (ppm)

0,93

8,75

3,58

2,32

2,67

4,99

7,66

10,32

Th (ppm)

0,58

9,05

3,44

3,28

1,77

5,06

6,83

8,61

 

 

    K hình thành  4 dị thường bậc 1, phân bố rải rác trong vùng ở độ sâu 0 – 20m nước; 2 dị thường bậc 2, phân bố ở vùng biển Suối Nhum, Kê Gà, Chùm Giăng ở độ sâu từ 0 - 20m nước và 1 dị thường bậc 3, phân bố ở khu vực biển Suối Nhum 0 - 12m nước.

    U hình thành 4 dị thường bậc 1 tập trung chủ yếu ở ven bờ từ 0 - 25m nước khu vực ven biển Suối Nhum, Kê Gà, Chùm Giăng; 2 dị thường bậc 2 phân bố ở độ sâu từ 0-15m nước ven biển Suối Nhum, Chùm Giăng.

    Th hình thành 5 dị thường bậc 1 phân bố rải rác vùng biển nghiên cứu, tập trung đông ở vùng biển gần các mỏ titan, đặc biệt là mỏ titan Nam Suối Nhum; 1 dị thường bậc 2 ở vùng biển  khu vực Suối Nhum độ sâu từ 17 – 20m nước.

Hình 1. Hiện trạng và dự báo ô nhiễm môi trường phóng xạ khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum, Bình Thuận

 

b. Đặc điểm liều chiếu ngoài và dự báo ô nhiễm môi trường phóng xạ phần biển ven bờ

 

Bảng 7. Các giá trị đặc trưng liều chiếu ngoài vùng biển ven bờ khu vực Nam Suối Nhum

Tham số

Cmin

Cmax

Ctb

Cn

S

Cn+S

Cn+2S

Cn+3S

I (µR/h)

2,37

18,96

6,17

4,44

3,89

8,33

12,22

16,12

Hn(mSv/năm)

0,18

1,44

0,47

0,34

0,30

0,63

0,93

1,22

 

 

   Vùng biển nghiên cứu có giá trị phông nền Cn = 0,34 mSv/năm và liều chiếu ngoài bức xạ gamma có thể phân chia thành các vùng sau:

- Vùng có liều chiếu ngoài trong khoảng 1,22 mSv/năm ≤ Hn ≤ 1,44 mSv/năm chiếm diện tích khá nhỏ, là khu vực biển ven bờ Suối Nhum và mỏ titan Nam Suối Nhum (0 - 16m nước) và Gò Đình 0-5 m nước, có những vị trí vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Vùng có liều chiếu ngoài trong khoảng 0,93 mSv/năm ≤ Hn < 1,21 mSv/năm: có vị trí bao quanh vùng liều chiếu 1,22 mSv/năm ≤ Hn ≤ 1,44 mSv/năm phân bố ở vùng biển ven bờ khu vực từ Gò Đình (0 - 6m nước) và gần khu vực mỏ titan Suối Nhum (0 – 18 m nước), chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Vùng có liều chiếu ngoài trong khoảng 0,63 mSv/năm ≤ Hn < 0,92 mSv/năm: tập trung ở vùng biển ven bờ từ 0-19 m của các khu vực Suối Nhum, Kê Gà, Gò Đinh, Chùm Găng, Bầu Dòi, trong giới hạn an toàn phóng xạ. 

- Vùng có liều chiếu bức xạ gamma ngoài Hn < 0,63 mSv/năm: chiếm toàn bộ diện tích còn lại, trong giới hạn an toàn phóng xạ.

Phông tự nhiên trên toàn vùng nghiên cứu là 0,34 mSv/năm. Như vậy, theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với dân thường thì vùng an toàn phóng xạ là vùng có tổng liều chiếu H ≤  1,34 mSv/năm và vùng ô nhiễm có giá trị H nằm trong khoảng từ 1,35 - 1,44 mSv/năm (Hình 1).

Vùng ô nhiễm (H = 1,35 – 1,44 mSv/năm) chiếm diện tích khá nhỏ, khu vực biển ven bờ Suối Nhum (0-15 m nước).

Vùng dự báo nguy cơ ô nhiễm: vùng này bao quanh vùng ô nhiễm  tại vùng biển Suối Nhum và tại phần biển ven bờ Hiệp Thành, Hiệp Tín.

Vùng an toàn là toàn bộ diện tích phần biển ven bờ còn lại của vùng nghiên cứu.

Kết quả so sánh giữa khu vực biển ven bờ Nam Suối Nhum và Cam Bình- Sơn Mỹ cho thấy giá trị liều chiếu ngoài bức xạ gamma khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum là Cmin –Cmax=0,18 – 1,44 mSv/năm, Ctb= 0,34 mSv/năm; Cn=0,35 mSv/năm, cao hơn khu vực biển ven bờ mỏ chưa khai thác Cam Bình- Sơn Mỹ có Cmin - Cmax= 0,29 – 0,37 mSv/năm; Ctb=0,34 mSv/năm; Cn = 0,35 mSv/năm [6].Vùng biển khu vực Nam Suối Nhum đã xuất hiện vùng ô nhiễm, trong khi vùng biển Cam Bình - Sơn Mỹ vẫn nằm trong giới hạn an toàn phóng xạ.

IV. Kết luận và kiến nghị

    Phần lớn diện tích của đất liền ven biển khu vực Nam Suối Nhum có hoạt độ phóng xạ trong giới hạn an toàn (H < Cntn +1mSv/năm).

    Một số khu vực có liều tương đương bức xạ vượt tiêu chuẩn cho phép nhưtrung tâm mỏ titan Suối Nhum, mỏ Kê Gà, mỏ Chùm Giăng, có liên quan chủ yếu tới các mỏ chứa các nguyên tố phóng xạ.

    Đối với phần biển ven bờ khu vực khai thác sa khoáng Nam Suối Nhum, phần lớn có liều chiếu chưa vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, tại khu vực biển ven bờ Nam Suối Nhum (0-15m nước) có hàm lượng của các nguyên tố U, Th, K và liều chiếu ngoài, cường độ phóng xạ gamma tăng cao, liên quan đến các thân quặng sa khoáng Ti - Zr và quá trình tuyển Ti tại các mỏ.

    Từ các kết quả nghiên cứu và so sánh môi trường phóng xạ tại khu vực mỏ khai thác sa khoáng với các khu vực có mỏ sa khoáng ven biển nhưng chưa khai thác, có thể khẳng định, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phóng xạ là các hoạt động khai thác sa khoáng.

    Vì vậy, để giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ và hạn chế tác hại đối với con người tại các vùng khai thác sa khoảng, các cơ quan quản lý môi trường và các chủ đầu tư phải xem xét, điều chỉnh lại quy trình công nghệ và tiến hành các biện pháp chống phát tán phóng xạ và bảo đảm an toàn cho người lao động và dân cư tại các khu vực này.

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II năm 2019)

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tiêu chuẩn quốc giá TCVN 9413:2012 về việc điều tra, đánh giá địa chất môi trường – an toàn phóng xạ.

  2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tiêu chuẩn quốc giá TCVN 9415:2012 về việc điều tra, đánh giá địa chất môi trường – phương pháp xác định liều tương đương.

  3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Tiêu chuẩn quốc giá TCVN 9419:2012 về việc Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp phổ Gamma.

  4. Bộ TN&MT (2014), Thông tư 32/2014/TT-BTNMT, ngày 10 tháng 06 năm 2014, Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò phóng xạ (QCVN59:2014/BTNMT).

  5. Bộ TN&MT (2014), Thông tư 62/2014/TT-BTNMT, ngày 09 tháng 12 năm 2014, Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát chất lượng các kết quả phân tích mẫu địa chất, khoáng sản (QCVN53:2014/BTNMT).

  6. Đào Mạnh Tiến (2017-2019), Đề tài ĐTĐLCN.31 /16, Nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái, xung đột môi trường, xã hội do hoạt động khai thác sa khoáng, cát, sỏi vùng ven biển và biển ven bờ miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và đề xuất giải pháp khai thác bền vững.

  7. Đào Mạnh Tiến và nnk (2001 – 2006), Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 - 30m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000. Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển.

  8. Đào Mạnh Tiến và nnk (2006), Điều tra nghiên cứu môi trường phóng xạ các vùng Phong thổ (Lai châu), Nông Sơn (Quảng Nam), Hàm Tân (Bình Thuận) và đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Lưu trữ Nhà nước Khoa học - Công nghệ, Hà nội, 2006.

  9. Đào Mạnh Tiến và nnk (2011),báo cáo môi trường phóng xạ trong Đề tài KC.09.21/06-10, Nghiên cứu đánh giá khả năng tích lũy các chất gây ô nhiễm môi trường trầm tích ven bờ biển Việt Nam. Lưu trữ Trung tâm Địa chất Khoáng sản biển, Hà Nội, 2010.

  10. Đào Mạnh Tiến và nnk, 2011. Báo cáo kết quả, Nghiên cứu ảnh hưởng tới môi trường do khai thác khoáng sản Miền Trung Việt Nam. Lưu trữ Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, 2011.

 

Features of radioactive environment in Nam Suoi Nhum mineral sand mining area (Binh Thuan)

 

Đào Mạnh Tiến, Lưu Văn Thủy, Nguyễn Thị Duyên

Institute of Resources, Environment and Sustainable development

Đào  Hương Giang

National economics university

    Nam Suoi Nhum sand mine is located in Tan Thanh and Thuan Quy communes, Ham Thuan Nam district, Binh Thuan province. In general, the radioactive environment of the coastal and coastal land (water depth of 0-30m) here is largely within the safety limit. However, in some areas where the equivalent gamma radiation dose is high, it exceeds the permitted standards such as the center of Nam Suoi Nhum mine, Ke Ga mine, Chung Giang mine with H = 2.52 – 5.86 mSv/year (natural font 1.51 mSv/year); Southern coastal area Nhum Stream (0-15m water) with H = 1.35–1.44 mSv/year (natural font 0.34 mSv/year). These are areas with radioactive contamination. In addition, there are some other areas, although the equivalent radiation dose has not exceeded the permitted limit but there is also a risk of contamination. The information in this article is derived from the results of the State-level scientific and technological research projectĐTĐLCN.31/16:"Research, evaluate the level of environmental pollution, ecosystem degradation, environmental conflicts, society due to sand mining, sand and gravel exploitation in coastal and coastal areas of central Vietnam (from Thanh Hoa to Binh Thuan) and proposing sustainable exploitation solutions”

Ý kiến của bạn