Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 04/10/2024

Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông cửu long - thí điểm tại một huyện điển hình

26/10/2020

     Tóm tắt

     Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH); và tiến hành áp dụng thí điểm cho mô hình lúa – cá tự nhiên tại xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Bộ tiêu chí được đề xuất với 6 nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng với tổng điểm tối đa là 100 điểm; trong đó tiêu chí 1 về hiệu quả kinh tế (chiếm 55%) là mục tiêu quan trọng nhất, và tiêu chí 4 về mục tiêu thích ứng với BĐKH (chiếm 16%). Mức độ hiệu quả được phân thành 5 cấp cụ thể bao gồm kém, thấp, trung bình, cao và rất cao. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí tính điểm cho mô hình lúa - cá tại xã Bình Thạnh cho thấy, mô hình đã đạt được hiệu quả cao đồng thời thích ứng tốt với BĐKH, đặc biệt là với hiện tượng lũ lụt xảy ra thường xuyên khi mà mùa lũ càng kéo dài thì mức hiệu quả kinh tế đem lại càng lớn.

     Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu,tiêu chí, đồng bằng sông Cửu Long.

     Nhận bài: 27/7/202; Sửa chữa: 6/8/2020; Duyệt đăng: 10/8/2020

     1. Mở đầu

        BĐKH không chỉ gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, hạn hán, lũ lụt…; mà còn đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là làm giảm diện tích đất canh tác, gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung [1]. Thêm vào đó, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng cũng dẫn đến tình trạng giảm năng suất lúa, thủy sản, thiếu hụt cỏ xanh trong chăn nuôi gia súc. Chính vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể phù hợp với từng điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, của các vùng cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế và thích ứng với BĐKH [2].

         Mục tiêu của nghiên cứu là áp dụng và tính điểm bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu quả kinh tế của các mô hình sinh kế cấp huyện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm đánh giá tính hiệu quả các mô hình kinh tế thích ứng triển khai tại các địa phương, xác định xem một mô hình sinh kế có phải là thích ứng với BĐKH hay không hay chỉ là các mô hình can thiệp sinh kế thông thường khác; là cơ sở hỗ trợ cho việc giám sát và đánh giá tính hiệu quả kinh tế và thích ứng của mô hình theo thời gian. Đặc biệt, các tiêu chí này khi được xây dựng sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân vùng ĐBSCL trong việc ra quyết định về đầu tư triển khai, nhân rộng mô hình phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao [3].

     2. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL

     2.1. Cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH

     Cơ sở khoa học của bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế thích ứng BĐKH được tham khảo dựa trên các bộ tiêu chí đã được xây dựng của các cơ quan, tổ chức đi trước bao gồm Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTV&BĐKH)

     Bộ tiêu chí do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường xây dựng gồm 4 nhóm tiêu chí chính với các trọng số khác nhau bao gồm (a) Tính hiệu quả chống chịu khí hậu; (b) Tính bền vững; (c) Tính hiệu quả về kinh tế và (d) Khả năng nhân rộng. Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên việc tổng kết, phát triển từ các mô hình trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn [4]. Hạn chế của bộ tiêu chí là chưa đưa ra được các chỉ tiêu chi tiết, mới chỉ dừng lại đánh giá những khía cạnh chung tổng thể.

     Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam (2015) đã phát triển bộ tiêu chí nhằm xác định các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH phù hợp tại ĐBSCL; xem xét sinh kế nào có khả năng chống lại hay phục hồi với những biểu hiện của BĐKH một cách kịp thời và hữu hiệu nhất để nhân rộng; và tối đa hóa loại hình đó phù hợp trên từng quy mô địa phương nói riêng [5]. Tuy nhiên, các tiêu chí chưa đánh giá cụ thể được hiệu quả kinh tế của các mô hình thích ứng với BĐKH.

     Viện KTTV&BĐKH năm 2015 đã nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước, bao gồm 4 bộ chỉ số sau đây:

     (a) Khả năng chống chịu của môi trường tự nhiên;

     (b) Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH;

     (c) Giảm nhẹ rủi ro do BĐKH;

     (d) Đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH.

     Đây được xem như một công cụ có thể dùng để đánh giá hiện trạng cũng như hiệu quả của các hoạt động thích ứng với BĐKH và thiên tai tại các địa phương phục vụ công tác quản lý nhà nước. Những sinh kế đạt trên 80 điểm được gọi là mô hình thích ứng với BĐKH [6]. Tuy nhiên, để đưa ra được mức điểm phù hợp trong quá trình đánh giá là khó, do có rất nhiều chỉ tiêu để xem xét cũng như phụ thuộc vào mức độ ưu tiên trong bối cảnh của từng địa phương.

     2.2. Xây dựng bộ tiêu chí tính điểm đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH

     Dựa trên cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí và kết quả tham vấn các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH, khung Bộ tiêu chí được đề xuất với các chỉ số thành phần chính sau đây:

     a) Tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội: Đây là tiêu chí chính, chủ đạo và quan trọng nhất phục vụ đánh giá, lựa chọn mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH để triển khai nhân rộng bao gồm:

     * Hiệu quả về kinh tế: Xác định phạm vi, quy mô của thị trường và mức độ đáp ứng nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận về mặt kinh tế; Mô hình khi triển khai đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, cơ sở hạ tầng kỹ thuật; năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra và khả năng tiêu thụ như kỳ vọng; Hộ gia đình triển khai mô hình có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và đáp ứng được chi phí chuyển đổi sang mô hình thích ứng với BĐKH mới; Có thể phối hợp giữa thời gian thu hồi vốn nhanh và dài hạn; thu nhập ổn định theo chu kỳ thời gian; Có tính truyền thống, văn hóa ở địa phương, tận dụng được nguồn kiến thức bản địa và kết hợp với kiến thức khoa học một cách hợp lý.

     * Phù hợp với thể chế, chính sách: Mô hình triển khai có sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, khối tư nhân; có các tổ nhóm hỗ trợ về sinh kế; Mô hình triển khai không có quá nhiều rào cản về thuế, chứng nhận sản phẩm, quy định môi trường, giấy phép kỹ thuật, công nghệ; Mô hình triển khai có khả năng lồng ghép vào trong các chính sách hỗ trợ sinh kế thích ứng BĐKH, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai.

     * Hiệu quả về văn hóa - xã hội: Là mô hình tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho hộ gia đình và xã hội; Phù hợp với năng lực, nhận thức, được sự chấp nhận và ủng hộ của cộng đồng; Có sự tham gia của người dân bao gồm phụ nữ, nhóm dễ bị tổn thương (đơn thân, người khuyết tật, dân tộc thiểu số…) vào các hoạt động sinh kế; đảm bảo bình đẳng giới.

     b) Tiêu chí về BĐKH và BVMT:

     * Thích ứng với BĐKH: Thích ứng với cả các biểu hiện bất lợi do BĐKH cũng như tận dụng được các cơ hội do BĐKH mang lại; Thích ứng càng nhiều càng tốt với các biểu hiện khác nhau của BĐKH như nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều hơn vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khô, xâm nhập mặn, xuất hiện nhiều cơn bão lớn vào mùa mưa, ngập lụt, hạn hán, nước biển dâng bất thường do bão, lũ; Thích ứng cho tình trạng khí hậu đang thay đổi cũng như sự biến đổi trong tương lai; Là những mô hình cho thấy rõ mức độ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường khác.

     * BVMT: Là mô hình sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, nước…), không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên; Không gây ô nhiễm môi trường hoặc có áp dụng các biện pháp giảm ô nhiễm; Sử dụng năng lượng tái tạo thay thế như năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, biogas…; Hỗ trợ bảo tồn tài nguyên nhiên nhiên (đặc biệt là hệ sinh thái).

     c) Tiêu chí về quản lý và nhân rộng:

      Có tính đại diện, được sự chấp thuận và hỗ trợ của cộng đồng; đặc biệt là đối với các hoạt động và hướng dẫn mang tính kỹ thuật; Giải pháp kỹ thuật được áp dụng đơn giản, không đòi hỏi đầu tư quá cao, không phụ thuộc vào bên ngoài và khung thời gian phù hợp; cũng như cho thấy những ưu điểm so với những cách làm trước đó tại địa phương (nếu có); Có sự tham gia tích cực của cộng đồng vào toàn bộ chu trình từ giai đoạn thiết kế đến triển khai thực hiện, đánh giá và giám sát; có những tác động tích cực đến cộng đồng góp phần giải quyết được những khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải; lường trước được các rủi ro, thách thức và có phương án quản lý rủi ro; đảm bảo được thị trường khi mở rộng quy mô triển khai cũng như có khả năng nhân rộng sang địa phương khác có cùng các điều kiện tương tự.

     Bộ tiêu chí được đề xuất với 6 nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng với tổng điểm tối đa là 100 điểm; trong đó tiêu chí 1 về hiệu quả kinh tế (chiếm 55%) thể hiện là mục tiêu quan trọng nhất, và tiêu chí 4 thể hiện mục tiêu thích ứng với BĐKH (chiếm 16%). Mỗi tiêu chí sẽ có các mức yêu cầu thông tin cụ thể khác nhau tương ứng với mô hình kinh tế áp dụng theo mức điểm số từ thấp đến cao. Cụ thể, bộ thang điểm tương ứng cùng các tiêu chí được miêu tả trong Bảng 1 (25 chỉ số, 35 nội dung) như sau:

     Bảng 1. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL

Tiêu chí chung

Các chỉ số

Nội dung

Điểm

Hiệu quả kinh tế - xã hội

64

1. Kinh tế

5 chỉ số

13 nội dung

55

2. Thể chế, chính sách

2 chỉ số

4 nội dung

6

3. Văn hóa – xã hội

3 chỉ số

3 nội dung

3

Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

26

4. Thích ứng với BĐKH

4 chỉ số

4 nội dung

16

5. Bảo vệ môi trường

6 chỉ số

6 nội dung

10

Quản lý và nhân rộng

10

6. Quản lý và nhân rộng

5 chỉ số

5 nội dung

10

Tổng

100

 

     Đánh giá mức độ hiệu quả của các mô hình kinh tế theo bộ tiêu chí được xếp hạng như trong Bảng 2 dưới đây:

     Bảng 2. Xếp hạng mức độ hiệu quả của các mô hình

Điểm

Xếp hạng đánh giá

Yêu cầu

< 50

Hiệu quả kém

Tiêu chí 1 ≤ 25

Tiêu chí 4 ≤ 4

50 – 60

Hiệu quả thấp

Tiêu chí 1 > 25

Tiêu chí 4 > 4

61 – 80

Hiệu quả trung bình

Tiêu chí 1 ≥ 35

Tiêu chí 4 ≥ 8

81 – 90

Hiệu quả cao

Tiêu chí 1 ≥ 40

Tiêu chí 4 ≥ 12

91 - 100

Hiệu quả rất cao

Tiêu chí 1 ≥ 45

Tiêu chí 4 ≥ 14

 

     2.3. Tham vấn áp dụng bộ tiêu chí

     Số lượng chuyên gia được lựa chọn tham gia vào quá trình tham vấn là 15 chuyên gia và cán bộ từ đại học Kinh tế quốc dân; Viện KTTV&BĐKH; Cục BĐKH, Tổng cục Khí tượng thủy văn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Vĩnh Long, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), huyện Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre); xã Thuận An (Vĩnh Long), xã Bình Thạnh (Đồng Tháp), xã An Hòa Tây và xã An Điền (Bến Tre). Các chuyên gia và cán bộ được lựa chọn có chuyên môn, có kiến thức/kinh nghiệm liên quan tới BĐKH và am hiểu về các mô hình kinh tế, dự án thích ứng với BĐKH. 

     Các chuyên gia đánh giá mức độ đồng thuận với bộ chỉ tiêu đề xuất thông qua bảng câu hỏi tham vấn. Mức đồng thuận được sắp xếp là (i) Đồng ý; (ii) Không đồng ý. Trong 25 chỉ số được đề xuất, chỉ có 1 chỉ số là chỉ tiêu 1.1 về đánh giá nhu cầu thị trường là chưa nhận được sự đồng thuận từ cán bộ của Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, do yêu cầu bổ sung thêm phần đánh giá phạm vi cấp vùng vào nội dung quy mô nhu cầu của thị trường đối với loại hình sản xuất. Còn lại, 99,7% ý kiến đều thống nhất rằng bộ tiêu chí phù hợp cho áp dụng tính điểm mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL.

     Mô hình điển hình được lựa chọn trong nghiên cứu này là mô hình 2 vụ lúa - cá tự nhiên của xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp [7].

 

Hình 1. Mô hình Lúa -

 

     3. Kết quả và thảo luận

     Trước những tác động mạnh mẽ của BĐKH, xã Bình Thạnh đã bước đầu chủ động ứng phó, thích nghi; tập trung nguồn lực để phục vụ cho phát triển bền vững về kinh tế - xã hội; trong đó, tập trung nguồn lực thực hiện các mô hình chuyển đổi thích ứng với BĐKH. Bên cạnh đó, các cuộc họp nội bộ phổ biến thông tin cho người dân, xây dựng kế hoạch hành động và giải pháp ứng phó với BĐKH cũng đã được thực hiện trên phạm vi địa phương. Hơn nữa, gần 96,8% số cán bộ và người dân được khảo sát (trong tổng số 37 phiếu) đều nắm bắt các kiến thức cơ bản liên quan đến BĐKH.

     Đối với việc triển khai thực hiện mô hình lúa - cá kết hợp, hơn 95,6% người dân thống nhất rằng mô hình này thích ứng tốt với lũ lụt. Bên cạnh đó, mô hình lúa - cá tự nhiên đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ Ngân hàng thế giới, UBND tỉnh, huyện và Hội Nông dân xã; đồng thời có sự tham gia tích cực của phụ nữ vào hoạt động triển khai sản xuất. Tuy nhiên mức độ sẵn có của nguồn vốn chuyển đổi của người dân tại xã Bình Thạnh chiếm tỷ lệ khá thấp (<50% nguồn vốn sẵn có của người dân địa phương) với khả năng tiếp cận vốn vay không cao, thời gian thu hồi vốn trung bình từ 1-3 năm. Mô hình này thường gặp trở ngại về chứng nhận sản phẩm và đáp ứng các quy định an toàn kỹ thuật.

     Dựa trên kết quả phỏng vấn cán bộ và tham vấn chuyên gia, tính điểm bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH, áp dụng thí điểm cho mô hình lúa - cá tự nhiên tại xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp như trình bày trong Bảng 3 dưới đây.

Bảng 3. Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH tại xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Tiêu chí chung

Các chỉ số

Nội dung

Điểm

Hiệu quả kinh tế - xã hội

54

1. Kinh tế

1.1. Đánh giá nhu cầu thị trường

 

Quy mô nhu cầu của thị trường đối với loại hình sản xuất

0: Không

1: Huyện/tỉnh

3: Vùng/Quốc gia

5: Thế giới

3

Mức độ nắm bắt thị trường của các hộ gia đình đối với mô hình sản xuất này

0: Không

1: Thấp

2: Trung bình

3: Cao

3

Rào cản trong quá trình tiếp cận thị trường

1: Cao

2: Thấp

3: Trung bình

4: Không có rào cản

4

1.2. Đánh giá quy mô đầu tư

 

Mức độ sẵn có của nguồn nguyên vật liệu đầu vào trên phạm vi cấp tỉnh

1: Không có

2: Đáp ứng được <25%

3: Đáp ứng được 26-50%

4: Đáp ứng được 51-75%

5: Đáp ứng được 76-100%

4

Mức độ sẵn có của nguồn vốn đầu tư (chi phí chuyển đổi sang mô hình thích ứng với BĐKH)

2: < 50% nguồn vốn sẵn có

4: 51-75% nguồn vốn

6: 76-100% nguồn vốn

4

Khả năng tiếp cận vốn vay của các hộ gia đình

0: Không có

1: Tiếp cận ít

2: Tiếp cận trung bình

3: Tiếp cận cao

2

Khả năng thu hồi vốn của mô hình khi triển khai

2: > 5 năm

4: 3-5 năm

6: 1-3 năm

6

Mức độ sẵn có của các hạ tầng thiết yếu phục vụ mô hình sản xuất

0: Không

1: Có

1

1.3. Năng suất

 

Năng suất của việc triển khai mô hình có đạt như kỳ vọng

0: > 25%

1: 25-50%

3: 51-70%

5: 71-100%

7: >100%

5

1.4. Chất lượng sản phẩm

 

Chât lượng sản phẩm đầu ra có đạt yêu cầu

0: <50%

2: 51-75%

4: 76-100%

6: >100%

4

Khả năng tiêu thụ sản phẩm như mong muốn

0: Kém

2: Thấp

4: Trung bình

6: Cao

6

1.5. Đánh giá năng lực kỹ thuật

 

Mức độ sẵn có của năng lực kỹ thuật để triển khai mô hình kinh tế (kết hợp kiến thức bản địa và kiến thức khoa học)

0: Thấp

1: Trung bình

2: Cao

2

Khả năng đào tạo, nâng cao năng lực cần thiết

0: Không

1: Có

1

2. Thể chế, chính sách

2.1. Quy định, chính sách tài chính

Rào cản về quy định đối với việc triển khai mô hình kinh tế:

Giấy phép triển khai

Quy định an toàn kỹ thuật

Quy định môi trường

Chứng nhận sản phẩm

Thuế

1: Nhiều rào cản

2: Ít rào cản

3: Không có rào cản

3

2.2. Chương trình hỗ trợ

 

Hoạt động này có được hỗ trợ bởi Chính phủ hay tổ chức quốc tế

0: Không

1: Có

1

Có bất kỳ tổ chức xã hội/cộng đồng trong phạm vi huyện/tỉnh hỗ trợ cho hoạt động này (nêu cụ thể)

0: Không

1: Có

1

Có khả năng lồng ghép với các chương trình, dự án khác không

0: Không

1: Có

1

3. Văn hóa - xã hội

3.1.Tăng số lượng/đối tượng hưởng lợi

Mô hình có tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các hộ gia đình, và tăng số đối tượng lao động được hưởng lợi cho xã hội không?

0: Không

1: Có

1

3.2. Huy động sự tham gia của phụ nữ và đảm bảo bình đẳng giới

Mô hình này có ủng hộ sự tham gia của phụ nữ

0: Không

1: Có

1

3.3. Thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương (đơn thân, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, v.v)

Mô hình này có ủng hộ sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương

0: Không

1: Có

1

BĐKH và bảo vệ môi trường

20

4. Thích ứng với BĐKH

4.1. Khả năng thích ứng với BĐKH

Mô hình kinh tế này có khả năng thích ứng tốt với sự tác động nào tại địa phương: Lũ

2: thấp, 4: trung bình, 6: cao

6

4.2. Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ/giống con hoặc nguồn nguyên vật liệu theo hướng thích ứng với sự thay đổi của khí hậu

Mô hình này có khả năng điều chỉnh cơ cấu mùa vụ/giống con hoặc nguồn nguyên vật liệu thích ứng với BĐKH không?

0: Không

2: Trung bình

4: Cao

4

4.3. Tận dụng cơ hội có lợi do BĐKH đem lại

Mô hình này có thể tận dụng các cơ hội có lợi từ BĐKH không (thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật, v.v)

0: Không

2: Có

2

 

4.4. Tác động của khí nhà kính

Mô hình kinh tế này có giảm lượng khí thải nhà kính vào khí quyển không

0: Tăng

2: Không thay đổi

4: Giảm

2

 

5. Bảo vệ môi trường

5.1. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Mức độ tương thích của mô hình với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của địa phương

1: Thấp

2: Trung bình

3: Cao

3

5.2. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng

 

Mô hình này có hướng đến tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện có không/có giảm mức năng lượng sử dụng?

0: Tăng sử dụng năng lượng

1: Không thay đổi

2: Giảm sử dụng năng lượng

1

 

5.3. Sử dụng năng lượng tái tạo

Mô hình này có tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo không

0: Không

1: Có

0

 

5.4. Giảm xả thải ra môi trường nước và đất

Mô hình này có giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường đất và nước không

0: Tăng

1: Không

2: Giảm

1

 

5.5. Tăng tái sử dụng chất thải và  tái chế

Mô hình này có tăng khả năng tái sử dụng chất thải và tái chế không

0: Không

1: Có

0

 

5.6. Năng lực thích ứng với sự thay đổi của hệ sinh thái

Mô hình có đủ linh hoạt để phù hợp với những thay đổi của hệ sinh thái hiện nay (thay đổi các loài sâu hại mới, giống cây trồng/vật nuôi,…)?

0: Không

1: Có

1

 

Quản lý và nhân rộng

10

6. Quản lý và nhân rộng

6.1. Nguồn lực

Huy động được các nguồn lực để thực hiện

0: Không

1: Có

1

 

6.2. Nguồn tài chính trong cộng đồng

Có nguồn tài chính vi mô trong cộng đồng/Quỹ tín dụng cộng đồng

0: Không

1: Có

1

 

6.3. Ứng dụng khoa học - kỹ thuật

Quy trình thực hiện và ứng dụng khoa học - kỹ thuật đơn giản và dễ áp dụng

0: Không

3: Có

3

 

6.4. Phương án quản lý rủi ro

Có lường trước rủi ro, thách thức tiềm tàng và có phương án quản lý rủi ro (rủi ro khí hậu, chính sách, nguồn lực hoặc thị trường,…) không?

0: Không

2: Có

2

 

 

6.5. Khả năng nhân rộng

Có khả năng nhân rộng ra các địa phương với điều kiện tương tự

0: Không

3: Có

3

 

Tổng điểm

84

Xếp hạng

Hiệu quả cao

 

     Mô hình lúa - cá tự nhiên được đánh giá có hiệu quả cao về kinh tế đồng thời thích ứng tốt với BĐKH, đặc biệt là hiện tượng lũ lụt thường xuyên xảy ra tại xã thí điểm.Thêm vào đó, 46.67% số cán bộ và người dân tham gia phỏng vấn đều nhất trí rằng tiêu chí kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả triển khai của mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH. Các tiêu chí về thể chế - chính sách, thích ứng với BĐKH và quản lý, nhân rộng được đánh giá ở mức độ trung bình. Nhìn chung, mô hình này được đánh giá là dễ áp dụng, năng suất khi triển khai mô hình này đạt từ 51-70% và chất lượng sản phẩm đạt từ 51 đến 75%. Mô hình được đánh giá là có khả năng điều chỉnh mùa vụ/giống con và nguồn nguyên vật liệu dễ dàng, cũng như giảm thiểu lượng chất thải tạo ra so với mô hình trước.

     Kết quả tính toán của bài báo phù hợp với kết quả thu nhập về kinh tế của các hộ gia đình triển khai mô hình và có khả năng thích ứng tốt với hiện tượng lũ lụt do biến đổi khí hậu. Theo đó, ví dụ theo khảo sát năm 2019, thu nhập trung bình từ 2 vụ lúa là 150 triệu; và với mô hình nuôi cá kết hợp, cứ trung bình 100kg giống thì thu được 40 triệu, do vậy, với lượng con giống thả vào khoảng 450kg thì mức lợi nhuận khi nuôi cá là 180 triệu. Trong khi, chi phí cố định và đầu tư cho mô hình vào khoảng 50 triệu, còn lại chi phí người dân phải bỏ thêm tương ứng 32.500 đồng/1kg cá giống, thức ăn (hộ dân được UBND huyện hỗ trợ 50% chi phí con giống, thức ăn khi tham gia mô hình) tức là 14.625.000 đồng cho 450kg cá giống. Như vậy, lợi nhuận đạt được khi triển khai mô hình lúa - cá cho năm 2019 vào khoảng 265 triệu đồng.

     4. Kết luận

     Để phát triển nông nghiệp trong điều kiện ứng phó với BĐKH, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp nói chung và xã Bình Thạnh nói riêng đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp như chuyển giao các giống cây trồng mới, đa dạng hóa cây trồng, chế độ và kỹ thuật canh tác mới, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của BĐKH [8]. Bên cạnh đó, nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến thích ứng với BĐKH ra phạm vi toàn xã, điển hình là mô hình 2 lúa - cá tự nhiên với hiệu quả kinh tế cao, mùa lũ càng kéo dài thì mức hiệu quả kinh tế đem lại càng lớn.

     Nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí và xác định được các chỉ tiêu thành phần nhằm đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế, đồng thời có lồng ghép thích ứng với BĐKH áp dụng đối với mô hình sinh kế bền vững được lựa chọn. Mức độ hiệu quả được phân thành 5 cấp cụ thể bao gồm kém, thấp, trung bình, cao và rất cao với các yêu cầu cụ thể liên quan đến tiêu chí quan trọng nhất về hiệu quả kinh tế - xã hội và thích ứng với BĐKH.

 

1Đặng Ngọc Điệp, 2Lê Ngọc Cầu, 2Lê Văn Quy, 2Phạm Thị Quỳnh

1Bộ Tài nguyên và Môi trường

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt III/2020)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam về BĐKH (2016), Sinh kế thích ứng BĐKH: Tiêu chí đánh giá và các điển hình.
  2. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (2017), Báo cáo cuối kỳ Dự án thích ứng với BĐKH cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng ven biển ĐBSCL.
  3. Bộ NN&PTNT (2017), Báo cáo tóm tắt Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL.
  4. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, CBCC-MARD, Văn phòng OCCA (2013), Nghiên cứu rà soát, đánh giá, tổng kết và tài liệu liệu hóa các giải pháp, các mô hình thích ứng và đề xuất hướng ưu tiên triển khai nhân rộng, Hà Nội.
  5. CARE (2015), Action Research on Climate Resilient Livelihoods for Land poor and Landless People Vietnamese.
  6. Huỳnh Thị Lan Hương (2015), Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số thích ứng với BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước về BĐKH, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước, BĐKH - 16, 2015.
  7. UBND tỉnh Đồng Tháp (2020), Báo cáo mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH.
  8. SRD (2014), Hỗ trợ nông dân phát triển sinh kế trong bối cảnh BĐKH một số điển hình của SRD, Hà Nội.

 

APPLICATION OF CRITERIA TO ASSESS ECONOMIC EFFICIENCY OF CLIMATE CHANGE ADAPTATION MODELS IN MEKONG DELTA - THE PILOT IN A TYPICAL DISTRICT

 

(1)Dang Ngoc Diep, (2)Le Ngoc Cau, (2)Le Van Quy, (2)Pham Thi Quynh

(1)Ministry of Natural Resource and Environment

(2)Vietnam Institute of Metorology, Hydrology and Climate change

 

     Abstract: This study has developed a set of criteria to evaluate the effectiveness of district-level economic models on climate change adaption; and piloted the natural rice-fish model in Binh Thanh commune, Hong Ngu town, Dong Thap province. The set of criteria is proposed with six main groups of criteria and 25 indicators corresponding to the maximum total score of 100 points; of which the criterion 1 on economic efficiency accounts for 55% as the most important goal, and the criterion 4 on climate change adaption accounts for 16%. The effectiveness level is classified into five specific levels including poor, low, medium, high and very high. The implementation results on the set of criteria scoring for the rice - fish model in Binh Thanh commune show that the model has achieved high efficiency as well as good adaption to climate change, especially frequent flooding. The longer the flood season lasts, the greater the level of economic efficiency.

     Keywords: Economic efficiency, climate change adaptation, criteria, Meko

 

Ý kiến của bạn