Banner trang chủ

Chương trình Mỗi nhà một sản phẩm Thành phố Hà Nội: Tiếp tục tạo tiếng vang lớn từ những sản phẩm chất lượng

22/07/2022

    Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai tại Hà Nội từ năm 2019 đã tạo luồng gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn địa phương. Lũy kế đến nay, Thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng, công nhận 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao của Công ty TNHH Gốm Sứ Quang Vinh; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ NN&PTNT xem xét, đánh giá, phân hạng); 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao, trong đó, ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành Thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành vải và may mặc 34 sản phẩm. Nhưng, thành công lớn nhất của Chương trình là đã tạo được sức lan tỏa lớn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm của Chương trình có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng, bao bì nhãn mác... Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, việc tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương luôn được địa phương, các chủ thể chú trọng, góp phần quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ, mang đặc sản, hình ảnh Hà Nội đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

    Những con số biết nói

    Được sự nhất trí của UBND Thành phố Hà Nội, ngày 22/7/2022, tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Thành phố đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố đối với các chủ thể được công nhận năm 2021. Theo đó, thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, Sở NN&PTNT Thành phố Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP Thành phố Hà Nội đến năm 2020; Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình OCOP Thành phố Hà Nội năm 2021; Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 6/10/2021 về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội năm 2021. Lũy kế đến nay (2019 - 2022), Thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng, công nhận được 1.649 sản phẩm OCOP, gồm 4 sản phẩm 5 sao của Công ty TNHH Gốm Sứ Quang Vinh; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao (đã trình Bộ NN&PTNT xem xét, đánh giá, phân hạng); 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao, trong đó, ngành thực phẩm 1.071 sản phẩm, ngành đồ uống 35 sản phẩm, ngành thảo dược 17 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 492 sản phẩm, ngành vải và may mặc 34 sản phẩm.

Hội nghị Công bố Quyết định công nhận sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội tổ chức ngày 22/7/2022

    Với những kết quả đã đạt được, hiện nay, Hà Nội đang là đơn vị dẫn đầu cả nước về số sản phẩm OCOP và sản phẩm OCOP cấp quốc gia 5 sao. Song song việc tập trung chỉ đạo đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Thành phố Hà Nội cũng đã đặc biệt quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của Thủ đô với các tỉnh thành trong cả nước và bạn bè khách quốc tế; chỉ đạo triển khai xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. Riêng năm 2022, Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố về đẩy mạnh thực hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 22/4/2022, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1356/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP Thành phố Hà Nội đến năm 2025, với mục tiêu: Đến năm 2025, phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó, phấn đấu 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao; 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao có sản phẩm OCOP; có ít nhất 70% chủ thể OCOP là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả; 100% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP; Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá, bán sản phẩm OCOP, phát triển làng nghề gắn với du lịch. Hàng năm, mỗi quận, huyện, thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; phấn đấu 100% các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…).

    Về phía Văn phòng Điều phối NTM Thành phố, đã tham mưu UBND Thành phố ban hành các Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2025; số 2444/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội đến năm 2025; số 2445/QĐ-UBND ngày 13/7/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 24/5/2022 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình OCOP, Thành phố Hà Nội năm 2022, theo đó số lượng sản phẩm đánh giá năm 2022 khoảng 400 sản phẩm. Tuy nhiên, theo số liệu đăng ký đến nay là 488 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã, trong đó, ngành thực phẩm 301 sản phẩm, ngành đồ uống 20 sản phẩm, ngành thảo dược 20 sản phẩm, ngành thủ công mỹ nghệ 129 sản phẩm, ngành vải và may mặc 14 sản phẩm, ngành dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng 4 sản phẩm.

    Mặt khác, nhằm kịp thời hỗ trợ các chủ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiệu hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Năm 2022 Sở NN&PTNT (Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM Thành phố) đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, đầu tư, thương mại, du lịch: Tham gia Chương trình Hội chợ “Diễn đàn sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2022” với chủ đề liên kết cùng phát triển tại tỉnh Đồng Tháp; Tham gia Chương trình “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La”… từ nay đến cuối năm tiếp tục triển khai tổ chức 4 sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (các tỉnh miền núi phía Bắc; các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng, miền Trung và Tây Nguyên, Nam bộ) tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội; Tổ chức tuần hàng các tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; Tham gia 2 hội chợ, triển lãm OCOP tại các tỉnh, thành phố trong nước. Bên cạnh đó, năm 2021, Văn phòng Điều phối NTM Thành phố đã triển khai Kế hoạch hỗ trợ quản lý nhãn hiệu và in tem nhãn sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội cho các sản phẩm OCOP để kịp thời hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP cấp Thành phố được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhận diện quảng bá thương hiệu sản phẩm. Năm 2022 khi có chính sách của Trung ương, Văn phòng Điều phối NTM Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ thể OCOP được công nhận để nhận diện sản phẩm OCOP.

Sản phẩm OCOP được giới thiệu đến người dân tại hội chợ diễn ra ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội

    Công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục, năm 2021, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra được 41/50 chủ thể với 334 sản phẩm OCOP của 18 huyện, thị xã; qua kiểm tra 41 chủ thể sản phẩm OCOP cho thấy các chủ thể cơ bản đều thực hiện tốt quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; sử dụng nhãn hàng hóa, duy trì chất lượng sản phẩm đảm bảo theo đúng sản phẩm OCOP đã được UBND Thành phố chứng nhận. Năm 2022, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP đối với các chủ thể còn lại chưa được kiểm tra. Không những thế, Văn phòng Điều phối NTM Thành phố Hà Nội còn triển khai chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP từ Thành phố đến cơ sở theo khung đào tạo tại Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến đến hết năm 2022 với 120 lớp tại 30 quận, huyện, thị xã cho các nhà quản lý tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất, HTX, trang trại… về Chương trình OCOP gắn với tình hình Covid-19, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chủ thể OCOP về ý nghĩa của Chương trình.

    Tiếp tục vững bước đi lên

    Phát biểu tại Hội nghị, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT - Chánh Văn phòng Điều phối NTM Thành phố Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội đồng OCOP chia sẻ, hôm nay, Văn phòng Điều phối NTM Thành phố tổ chức Hội nghị công bố Quyết định chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2021 của 171 chủ thể với 595 sản phẩm, trong đó có 367 sản phẩm đạt 4 sao, 228 sản phẩm đạt 3 sao; đồng thời tổ chức trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP Thành phố trong thời gian từ ngày 22 - 24/7/2022 tại khuôn viên Trung tâm thương mại Khu đô thị Royal City. Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, kết quả đã đạt được của các chủ thể có sản phẩm OCOP được UBND Thành phố Hà Nội công nhận, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ đề nghị các chủ thể tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị để đưa sản phẩm OCOP ngày càng phát triển. Các đơn vị phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng online cần tăng cường kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm OCOP để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Các đơn vị truyền thông của Trung ương và Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về sự kiện để tạo cơ hội kết nối giao thương các sản phẩm OCOP Hà Nội đến đông đảo người tiêu dùng.

    Trong thời gian tới, căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 13/11/2020 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP Thành phố Hà Nội đến năm 2025, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình OCOP một cách đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở theo đúng chu trình OCOP; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hiệu quả các lợi thế của địa phương trong sản xuất nông - lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn nhằm góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ nông thôn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

    Song song với đó, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp) nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát về việc duy trì, phát triển chất lượng sản phẩm của các chủ thể sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP; đẩy mạnh phát triển, tiến tới hình thành chuỗi các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của Thành phố ra các tỉnh, thành phố trong cả nước và thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

Các sản phẩm được công nhận OCOP năm 2021 của Công ty cổ phần sữa Chị Vàng Ba Vì

    Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó, 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định;  ít nhất 50% làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận, đã và đang phát triển có chủ thể tham gia Chương trình OCOP, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được UBND Thành phố đánh giá, phân hạng; 100% chủ thể được bồi dưỡng, tập huấn về Chương trình OCOP; tỷ lệ lao động qua bồi dưỡng, tập huấn được cấp chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 25%; ít nhất 70% chủ thể OCOP là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; 30% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả; 100% các sản phẩm OCOP được tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP... Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; 1 sản phẩm OCOP thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; khuyến khích các quận có sản phẩm OCOP thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; hàng năm mỗi quận, huyện, thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; 100% các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…).

    Để đạt được mục tiêu đề ra, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành bộ máy chính quyền; đổi mới phương thức quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp về thực hiện Chương trình OCOP. Thường xuyên rà soát, kiện Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền Chương trình OCOP trên các phương tiện truyền thông, mở rộng tuyên truyền trên mạng xã hội; tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức các đoàn công tác của Hội đồng đánh giá, Tổ tư vấn, cán bộ làm OCOP từ Thành phố tới huyện, xã, các chủ thể sản xuất đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP của Hà Nội và cả nước vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sàn giao dịch điện tử, bán hàng online và xuất khẩu để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế quan tâm và sử dụng.

    Một yếu tố quan trọng nữa là hỗ trợ các chủ thể thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; lồng ghép triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến công; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông...

Nam Việt

(Trang báo có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM TP. Hà Nội)

 

Ý kiến của bạn