Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

02/09/2013

 

Cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương đã và đang chú trọng đến công tác quản lý môi trường. Nhiệm vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của tỉnh hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH vẫn còn một số hạn chế, chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chưa đạt hiệu quả. Tỷ lệ thu gom ở một số huyện còn thấp (dưới 60%). CTRSH chưa được phân loại tại nguồn làm hạn chế khả năng tái chế nhiều thành phần có giá trị. Khâu trung chuyển chưa được bố trí hợp lý. Chôn lấp vẫn là giải pháp chủ yếu, công nghệ tái chế mới bắt đầu được triển khai trong một vài năm gần đây. Chất thải rắn (CTR) nguy hại vẫn còn lẫn trong CTRSH, ngoài tầm kiểm soát. Những vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Nghiên cứu tập trung phân tích những tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đặc biệt là khâu thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trần Thị Mỹ Diệu*, Huỳnh Ngọc Phương Mai**, Võ Thị Kim Diệp**, Tào Mạnh Quân***

*Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, ĐH Văn Lang

**Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường - ETM Center

***Chi Cục BVMT Bình Dương

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 5/2013)

 

 

Ý kiến của bạn