Banner trang chủ

Công ty Nestlé Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

28/11/2018

     Hơn 20 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn Nestlé luôn kiên định trong việc tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Không chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh, Tập đoàn còn chủ trương mang tới những lợi ích cụ thể cho trẻ em, người lao động, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ những mục tiêu phát triển bền vững. Nhân dịp, NestléViệt Nam vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững (Tại sự kiện Công bố 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2018 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam - VBCSD thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI tổ chức). Để tìm hiểu về hoat động này, phóng viên Tạp chí Môi trường có cuộc trao đổi ông Ganesan Ampalavanar - Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam.

 

Lãnh đạo VCCI trao Giấy chứng nhận Top 10 Doanh nghiệp bền vững 2018 do đại diện Công ty Nestlé Việt Nam

 

     PV: Xin ông cho biết đôi nét về Giải thưởng Doanh nghiệp bền vững do VCCI trao tặng cho Công ty?

     Ông Ganesan Ampalavanar: Để trở thành top 10 Doanh nghiệp bền vững, Nestlé Việt Nam đã vượt qua hàng trăm bộ hồ sơ trong tổng số hơn 500 bộ hồ sơ được xét duyệt lần này, thỏa mãn 131 tiêu chí của Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI – Corporate Sustainability Index). Bộ chỉ số này chính là thước đo giá trị của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Nestlé Việt Nam được VCCI bình chọn Top 100 Doanh nghiệp bền vững. 

     PV: Được biết, đầu năm học mới 2018, Công ty có trao tặng gạch không nung làm từ cát thải lò hơi trong quá trình sản xuất cà phê hòa tan cho trường tiểu học tại Đồng Nai, vậy cụ thể hoạt động này là gì, thưa ông?

     Ông Ganesan Ampalavanar: Vừa qua, Công ty Nestlé Việt Nam đã tổ chức trao tặng 10.000 viên gạch không nung làm từ cát thải lò hơi trong quá trình sản xuất cà phê hòa tan tại Nhà máy Nestlé Trị An, khu công nghiệp Amata, để xây dựng nhà ăn cho hơn 1.000 em học sinh trường tiểu học Nguyễn Huệ, phường Tân An, Biên Hòa, Đồng Nai. Đây là một hoạt động thiết thực hưởng ứng Chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn năm 2018”, do Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, phát động, cũng như góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức BVMT cho trẻ em tuổi đến trường.

     PV: Ông có thể chia sẻ kết quả ứng dụng mô hình gạch không nung của Công ty này đối với cộng đồng và môi trường?

     Ông Ganesan Ampalavanar: Những viên gạch là thành quả của một quy trình được nghiên cứu kỹ lưỡng cho mục tiêu không chất thải ra môi trường trong sản xuất, mà còn là một ứng dụng thực tiễn của mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular economy), một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

 

Đại diện Công ty Nestlé Việt Nam trao tặng gạch tái chế cho đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Huệ

 

     Nestlé bắt đầu thu gom cát thải lò hơi, hình thành sau quá trình sản xuất cà phê từ năm 2014. Tính đến hết quý 3/2018 đã có hơn 2 triệu tấn cát thải, thay vì bị thải ra môi trường, đã được thu gom và dùng để sản xuất gần 5 triệu viên gạch không nung đạt tiêu chuẩn quốc gia trong ngành xây dựng, và được ứng dụng rộng rãi ở các công trình dân dụng lẫn công nghiệp. Đây là một trong những hoạt động thực hiện mục tiêu không chất thải ra môi trường trong sản xuất (Path to Zero).  Các hoạt động khác bao gồm tập trung rác sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại giao cho nhà thầu xử lý đốt thu hồi nhiệt thay vì xử lý chôn lấp; bùn thải không nguy hại sau khi được xử lý nội bộ cũng dùng để sản xuất phân bón; vỏ hộp sữa được xử lý làm tấm lợp sinh thái. 

     PV: Được biết, Tập đoàn Nestlé đã công bố kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025, vậy xin ông chia sẻ về kế hoạch này?

     Ông Ganesan Ampalavanar: Tập đoàn Nestlé đã công bố kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025. Tầm nhìn này xuất phát từ quan điểm không có loại bao bì nào, gồm cả bao bì nhựa bị chôn lấp hay trở thành rác thải sau khi sử dụng. Nestlé tin rằng, việc giảm thiểu tác động của bao bì đóng gói tới môi trường là một nhu cầu cấp thiết.

     Để thể hiện nhiều hơn trách nhiệm BVMT của một nhà đầu tư tại các địa, tháng 6 vừa qua, Công ty Nestlé Việt Nam đã tham gia vào “Ngày hội tái chế chất thải” do Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai tổ chức nhân Tuần lễ Đồng Nai Xanh 2018 để giới thiệu về những thành tựu đạt được. Song song với việc kêu gọi cộng đồng bên ngoài cùng chung tay góp sức, trong dịp này Công ty cũng vận động toàn bộ 2.500 nhân viên tham gia Cuộc thi “Chống lại rác thải nhựa”, tham gia đóng góp các sáng kiến thực tiễn, mang tính ứng dụng cao tại các địa điểm như văn phòng, nhà máy.

     Thông qua một loạt hoạt động cụ thể trên, Công ty Nestlé Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết “Nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn”, đồng thời thể hiện trách nhiệm  BVMT của một nhà đầu tư tại địa phương nơi Công ty đang hoạt động.

 

Cán bộ nông nghiệp Công ty Nestlé Việt Nam hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê cho nông dân tỉnh Đắc Lắc

 

     Hiện nay, tất cả 6 Nhà máy do Tập đoàn Nestlé Thụy Sỹ đầu tư và đang vận hành tại Việt Nam đều được thiết kế và xây dựng nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng thống nhất trong cả tập đoàn, đồng thời luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam về BVMT, phòng ngừa ô nhiễm và áp dụng những sáng kiến nhằm giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm nước. Đến năm 2018, toàn bộ các Nhà máy đã hoàn thành mục tiêu không chất thải ra môi trường trong sản xuất.

     PV: Không chỉ là một Doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường, Công ty Nestlé Việt Nam còn giúp nông dân trồng cà phê nâng cao năng suất và thu nhập, vậy hiệu quả hoạt động này là gì, thưa ông?

     Ông Ganesan Ampalavanar: Với hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, Nestlé Việt Nam trực thuộc tập đoàn Nestlé toàn cầu đã và đang tích cựcthực hiện các cam kết này. Điển hình là Dự án NESCAFÉ Plan được triển khai tại Việt Nam từ năm 2011 với mục tiêu phát triển canh tác cà phê bền vững.Với kỹ thuật của NESCAFÉ Plan, người nông dân trồng cà phê đã tăng hơn 20% sản lượng cà phê thu hoạch nhờ đó tăng thu nhập lên 30%, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng trồng cà phê tại khu vực cao nguyên miền Trung gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum. Bên cạnh đó, Dự án còn góp phần giảm thiểu những tác động tới môi trường bằng kỹ thuật canh tác tiên tiến góp phần tiết kiệm 40% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Qua gần 8 năm thực hiện, Dự án đã hình thành được những vùng sản xuất nguyên liệu và người nông dân đã học được kỹ thuật canh tác để đạt năng suất cao, BVMT và tạo được những tác động cuối cùng tích cực nhất lên cộng đồng.

     Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội vừa qua, tham gia buổi thảo luận “Các Hệ thống Lương thực - ASEAN đổi mới”, chúng tôi đưa ra những ví dụ thực tiễn mà Nestlé Việt Nam đã và đang thực hiện giúp hơn 20.000 hộ nông dân trồng cà phê như là minh chứng sống động thể hiện sự cam kết, đồng hàng cùng người dân nhằm nâng cao năng suất và thu nhập từ cây cà phê thông qua việc áp dụng những kỹ thuật và công nghệ mới từ Dự án NESCAFÉ Plan.

     PV: Xin cảm ơn ông!

 

Phạm Tuyên (Thực hiện)

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 11/2018)

 

 

Ý kiến của bạn