Banner trang chủ

Kinh nghiệm quản lý cảnh quan tổng hợp cho các nhà hoạch định chính sách

10/05/2016

   Quản lý cảnh quan tổng hợp (ILM) là cách tiếp cận thông dụng, đề cập tới sự phát triển, biến đổi khí hậu (BĐKH), an ninh lương thực. Trước đây, thuật ngữ “cảnh quan” ít được sử dụng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay, thuật ngữ này được sử dụng nhiều hơn trước tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và BĐKH. Tại Hội nghị thường niên các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP19) năm 2013, các cộng đồng nông nghiệp và lâm nghiệp đã thống nhất tổ chức Diễn đàn Cảnh quan toàn cầu trong 2 ngày. Do sự thúc đẩy đối với quản lý và hoạch định trong cảnh quan, việc diễn đạt các khái niệm và thuật ngữ cảnh quan là cần thiết để nâng cao khả năng trao đổi thông tin và hiểu biết.

Canh tác bền vững và nông nghiệp hữu cơ là một trong những mục tiêu của ILM

   Từ khi nông nghiệp ra đời đã có nhiều cộng đồng nông thôn quản lý đất đai ở cấp cảnh quan. Việc quản lý đất đai, đồng cỏ, rừng sản xuất, nước và các tài nguyên khác đều gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, do nông nghiệp hiện đại phát triển, người nông dân và các nhà hoạch định chính sách đã tối đa hóa năng suất mà không xem xét các tác động tới việc sử dụng đất. Trong khi các tiếp cận cảnh quan đã được áp dụng trong quản lý lâm nghiệp, lưu vực và đa dạng sinh học (ĐDSH).

   Trong thập niên vừa qua, nhiều thuật ngữ đã được phát triển để tổng hợp các kết quả về nông nghiệp, môi trường và sinh kế nông thôn. Các đổi mới trên thực tế bắt đầu được thực hiện ở cấp cảnh quan, trong khi các tiếp cận cảnh quan với định hướng bảo tồn đã được lồng ghép. Những người khởi xướng đổi mới công nghệ trong nông - lâm nghiệp, sinh thái nông nghiệp, canh tác bền vững và nông nghiệp hữu cơ cũng đạt hiệu quả ở cấp cảnh quan. Các chiến lược kết nối với mục tiêu BĐKH, nông nghiệp và phát triển đã khuyến khích các khái niệm như nông nghiệp khí hậu thông minh và kinh tế nông nghiệp xanh.

   ILM cần có sự hợp tác lâu dài của người quản lý và các bên liên quan gồm: Sản xuất nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái (điều tiết dòng chảy và chất lượng, thụ phấn, giảm nhẹ và thích ứng BĐKH, các giá trị văn hóa); Bảo tồn ĐDSH, cảnh quan, giá trị tái tạo và tính đồng nhất; Sinh kế, sức khỏe và phúc lợi của địa phương. Các bên liên quan tìm cách giải quyết các vấn đề, hoặc tìm kiếm các cơ hội mới và tăng cường hợp tác giữa các mục tiêu cảnh quan khác nhau. Đến nay, đã xác định được 5 yếu tố để đạt được các mục tiêu trong ILM.

Gắn kết công tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ cảnh quan và chia sẻ lợi ích mang lại phúc lợi cho địa phương 

   Quản lý đồng thuận hoặc chia sẻ theo các mục tiêu: Các mục tiêu cảnh quan phải được trao đổi và xây dựng theo kinh nghiệm, kiến thức và mong muốn của những người có quyền lợi trong cảnh quan gồm: Nông dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự và cơ quan chính phủ. Xác định các mục tiêu ngắn hạn xây dựng trên sự tin tưởng, ủy thác cần có để khắc phục các vấn đề dài hạn và phức tạp hơn.

   Hoạt động thực tế đưa ra các lợi ích: Các canh tác trên ruộng, trang trại và lâm nghiệp đóng góp cho phúc lợi con người, lương thực và sản xuất cây có sợi, giảm thiểu BĐKH, bảo tồn ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái. Sinh thái thân thiện, hệ thống sản xuất và canh tác là các cách tiếp cận của ILM. Các hoạt động bền vững ở quy mô nông trại bao gồm chế độ canh tác, áp dụng đầu vào, luân chuyển cây trồng, nông - lâm kết hợp, phương pháp thu hoạch giúp BVMT, duy trì chất lượng đất, sử dụng nước và năng lượng hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm từ chất nuôi dưỡng, kiểm soát sâu hại, chất thải.

   Bố trí theo không gian: Các tương tác sinh thái, xã hội và kinh tế trong cảnh quan được quản lý nhằm xác định nguồn lực tích cực. Thành phần và bố trí theo không gian của đặc tính cảnh quan như vị trí của các thảm thực vật tự nhiên, ảnh hưởng của hàng hóa và dịch vụ, giảm thiểu tác động hạ lưu đối với các kênh, rạch.

   Đưa ra quyết định cộng đồng tập thể và hành động: Gắn kết các bên liên quan và những người có vai trò trong quá trình quản lý, lập kế hoạch là nguyên tắc chủ yếu của ILM. Các bên liên quan ở các lĩnh vực và cấp độ khác nhau phải cùng điều phối hoạt động, đưa ra mục tiêu, công nhận lợi ích hợp pháp của địa phương, vùng, quốc gia và doanh nghiệp. Các phương pháp cải tiến về truyền thông, lập kế hoạch, quản lý xung đột là cần thiết.

   Các chính sách và thị trường khuyến khích nguồn lực: Thị trường và các chính sách công được hoàn thiện về mục tiêu cảnh quan và yêu cầu thể chế. Quản trị phân cấp là cần thiết để các bên liên quan kiểm soát được quyết định lập kế hoạch. Hợp tác giữa các cơ quan, hệ thống thị trường và những khuyến khích hỗ trợ sản xuất bền vững là cần thiết của cảnh quan.

   Nhìn chung, ILM có đóng góp quan trọng đối với tính bền vững của nền kinh tế và xã hội. Do đó, các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần tiếp cận ILM nhằm nâng cao sinh kế, phúc lợi cho con người, cải thiện sản xuất nông nghiệp, bảo tồn ĐDSH và hệ sinh thái.

Vũ Công Lân

Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 3/2016)

Ý kiến của bạn