Banner trang chủ

Bảo vệ môi trường làng nghề sản xuất miến ở xã Đông Thọ, Thái Bình

13/03/2018

     Xã Đông Thọ, TP Thái Bình có diện tích 2,43 km², dân số khoảng 4.243 người, mật độ dân số là 1.746 người/km².Xã có 6 thôn, chủ yếu làm nông nghiệp và có nghề truyền thống là sản xuất miến dong đã có hàng trăm năm nay...Nhờsự phát triển kinh tế, bộ mặt nông thôn xã Đông Thọcó những thay đổi, đời sống của người nông dân được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu về kinh tế, môi trường nông thôn nơi đây đang chịu những sức ép từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

 

 

Bể ủ bột trong quá trình sản xuất miến dong

 

     Những năm gần đây, người dân xã Đông Thọ đãmở rộng sản xuấtnghề làm miến,làm gia tăng lượng chất thải phát sinh.Việc sản xuất miến dong tại xã Đông Thọ diễn ra quanh năm, nhưng  tập trung nhất là từ tháng 8 đến trước Tết Nguyên đán, vì vậy đã làm phát sinh lượng lớn nước thải.Phần lớn các cơ sở sản xuất miến nằm rải rác trong làng (chiếm khoảng hơn 80% các hộ gia đình trong làng), nước thải sản xuất thường được thải chung với nước thải sinh hoạt ra môi trường khiến cho công tác quản lý nước thải sản xuất phức tạp, khó khăn.Nước thải từ các công đoạn làm miến có hàm lượng chất hữu cơ cao khiến cho các ao hồ, kênh rạch trong khu vực sản xuất bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các kênh rạch lâu ngày không được nạo vét, bị ứ đọng các chất thải,bốc mùi nồng nặc.

     Đồng thời,nguồn không khí tại các làng nghề làm miến cũng bị ô nhiễm, do nhiều hộ gia đình tiết kiệm chi phí sản xuất đã tận dụng nước ngâm bột cuối cùng để ngâm bột mới, do để lưu trữ chưa sản xuất ngay nên chất hữu cơ bị phân hủy trong nước gây ra mùi hôi.Bên cạnh đó, trong các quy trình sản xuất miến dong, lượng chất thải rắn thải ra chủ yếu là từ công đoạn tráng bánh bằng nồi hơi. Để nồi hơi hoạt động cần có nhiên liệu đốt (như than, củi), nên sinh ra một lượng lớn xỉ than. Lượng xỉ than này được đổ chung với rác thải sinh hoạt trong gia đình hoặc đổ trực tiếp ra ven đường, ven đồng ruộng gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.Ngoài ra, do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư hạn hẹp nên việc đầu tư cho thiết bị sản xuấtnên tiêu tốn nhiều năng lượng, phát sinh nhiều khí thải. Hầu như các máy móc sử dụng trong sản xuất như máy tráng bánh, máy thải sợi đều trong tình trạng hoen rỉ và mất vệ sinh do lâu ngày không được bảo dưỡng..

     Trước thực trạng trên, chính quyền xã Đông Thọ đã có biện pháp đối với các hộ gây ô nhiễm môi trường là cắt điện không cho sản xuất, đồng thời tổ chức nhiều buổi tuyên truyền tập huấn về BVMT cho thôn Đoàn Kết và Thống Nhất - là hai thôn tập trung sản xuất miến dong trên địa bàn xã nhưng đây chỉ là các giải pháp tạm thời, về lâu dàixã Đông Thọ phải di dời các cơ sở sản xuất miến ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, do quỹ đất hạn hẹp, thiếu nguồn kinh phí nên giải pháp này không khả thi, cần có sự vào cuộc của tỉnh trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu sản xuất làng nghề miến tập trung.Ngoài ra, tại các buổi họp, sau khi thống nhất các biện pháp để xử lý nước thải, xã đã phối hợp Trung tâm các chương trình kinh tế -xã hội (Liên minh HTXVN) thiết kế và lắp đặt, thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải quy mô hộ, nhóm hộ. Hệ thống này có chi phí phù hợp, vận hành dễ dàng, chủ yếu sử dụng biện pháp sinh học. Qua 1 năm thử nghiệm, được cộng đồng người dân hưởng ứng. Do đó,chính quyền xã Đông Thọ quyết tâm, khuyến khích nhân rộng, hiện nay các hộ sản xuất miến đang tích cực cùng chính quyền đầu tư xây dựng các bể xử lý nước thải.

 

 

Liên minh HTX làm việc với các hộ sản xuất miến dong

 

     Trong thời gian tới, để quản lý tốt các vấn đề môi trường, xã cần tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về môi trường, nắm được các quy luật của tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.Cùng với đó, cần nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho làng nghề sản xuấtmiến theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với đặc thù làng nghề, năng lực của các cơ sở sản xuất; xây dựng tổ tự quản về BVMT tại làng nghề; ban hành quy chế hỗ trợ kinh phí BVMT làng nghề (một phần bằng nguồn ngân sách xã, phần còn lại do cơ sở sản xuất đóng góp). Các nhóm cộng đồng như Hội phụ nữ, đoàn thành niên, hoặc mô hình hợp tác xã tham gia BVMT làng nghề. Bên cạnh đó, vào các ngày lễ, Tết và ngày thứ bảy, chủ nhật, các xã, thị trấn huy động nhân dân, các hội - đoàn thể tiến hành tổng vệ sinh môi trường, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, để hoạt động thu gom và xử lý nước thải.

     Đồng thời,huy động các nguồn vốn xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung cho làng nghề sản xuất miến, áp dụng phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học như xử lý vi sinh, kết hợp ao hồ thực vật, đây là giải pháp phù hợp cho loại hình nước thải sản xuất miến. Các hộ sản xuất miến trong làng nghề cần áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) như thu hồi và lọc lại bột. Tiến hành giám sát vệ sinh cơ sở sản xuất, không dùng hóa chất tẩy trắng;giám sát môi trường đất, nước, không khí;thường xuyên bảo trì máy móc; theo dõi quá trình vận hành vànâng cao tay nghề cho công nhân. Khuyến khích người lao động có sáng kiến SXSH;có chế độ khen thưởng cho những  hộ dân xuất sắc làm cho SXSH trở thành mộthoạt động liên tục trong cơ sở… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao ý thức của hộ gia đình, các cơ sở sản xuất và cộng đồng tự giác chấp hành các quy định pháp luật về BVMT.

 

TS. Phạm Thị Tố Oanh

Hoàng Thị Thủy

Liên minh HTX Việt Nam

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 2/2018

 

Ý kiến của bạn