Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 26/12/2024

Thay đổi của xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu ở Ðồng bằng sông Cửu Long

15/09/2015

     Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại.      Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Công, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Ở ĐBSCL, vào mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều xuất hiện mang nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất và đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, mực nước biển có thể dâng cao dẫn đến nguy cơ một phần lớn đồng bằng sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn.      Thay đổi của xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu      Kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) xây dựng năm 2009 đã được Bộ TN&MT công bố cho các ngành sử dụng. Tuy nhiên, mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu và dải ven biển. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cập nhật và chi tiết hóa các kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam, Bộ TN&MT đã giao cho Viện KHKTTV&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng kịch bản BĐKH và NBD cấp tỉnh và các khu vực ven biển. Kịch bản BĐKH và NBD này đã được Bộ TN&MT công bố năm 2012. Bài viết trình bày kết quả của Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH ở vùng ĐBSCL” do Cục Quản lý Tài nguyên nước chủ trì (2012 - 2013).      Do BĐKH và mực NBD, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong sông, cụ thể:      1. Độ mặn 1‰:      Trong thời kỳ nền, chiều dài xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long khoảng 62 – 63 km và trên sông Vàm Cỏ Tây là 120 km.      + Theo kịch bản A2:      * Giai đoạn 2020 - 2039:      Ở cửa sông Hậu, Cổ Chiên, Mỹ Tho, chiều dài xâm nhập mặn từ 67 - 70 km. So với giai đoạn nền, mức tăng từ 4,8 - 7,1 km, trong đó tăng ít nhất trên sông Hậu (4,8 km) và cao nhất trên sông Mỹ Tho (7,1 km).      Trên sông Vàm Cỏ Tây: Chiều dài xâm nhập mặn tới 124,5 km, tức là tăng 4,6 km so với thời kỳ nền nhưng nhỏ hơn so với các cửa sông Cửu Long.      * Giai đoạn 2040 - 2059:      Ở cửa sông Hậu, Cổ Chiên, Mỹ Tho, chiều dài xâm nhập mặn từ 71-  73 km, tăng từ 8,8 - 9,9 km. Tương tự như giai đoạn 2020-2039, mức tăng trên sông Hậu nhỏ nhất (8,3 km) và cao nhất trên sông Mỹ Tho (9,9 km).      Trên sông Vàm Cỏ Tây: Chiều dài xâm nhập mặn tới 129,3 km, tức là tăng 9,3 km, xấp xỉ so với mức tăng ở các cửa sông Cửu Long.      + Theo kịch bản B2:      Chiều dài xâm nhập mặn và mức gia tăng đều nhỏ hơn so với kịch bản A2, nhưng không đáng kể trong cả 2 giai đoạn ở tất cả các cửa sông.      2. Độ mặn 4‰:      Trong thời kỳ nền, chiều dài xâm nhập mặn khoảng 50-51km ở các cửa sông Cửu Long và khoảng 95km ở sông Vàm Cỏ Tây.      + Theo kịch bản A2:      * Giai đoạn 2020 - 2039:      Ở cửa sông Hậu, Cổ Chiên, Mỹ Tho, chiều dài xâm nhập mặn khoảng 54 - 58km, gia tăng từ 8,4 - 9,5 km, trong đó tăng ít nhất trên sông Hậu (8,4 km) và cao nhất trên sông Mỹ Tho (9,5 km).      Trên sông Vàm Cỏ Tây: Chiều dài xâm nhập mặn đạt 99,2 km, tức là tăng 4,2 km, thấp hơn so với các cửa sông Cửu Long.      * Giai đoạn 2040 - 2059:      Ở cửa sông Hậu, Cổ Chiên, Mỹ Tho, chiều dài xâm nhập mặn tăng từ 8,4 - 9,5 km, thấp nhất ở cửa sông Hậu nhỏ nhất (8,4 km) và cao nhất ở cửa sông Mỹ Tho (9,5 km).      Trên sông Vàm Cỏ Tây: Chiều dài xâm nhập mặn tới 104 km, tức là tăng 9 km, xấp xỉ với mức tăng tại các cửa sông Cửu Long.      + Theo kịch bản B2:      Tương tự như kịch bản A2, chiều dài xâm nhập mặn và mức gia tăng của độ mặn 4‰ đều nhỏ hơn nhưng không đáng kể trong cả 2 giai đoạn ở tất cả các cửa sông.      Như vậy, thông qua phân tích, so sánh kết quả tính toán về chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ trong điều kiện BĐKH (kịch bản A2 và B2), thời kỳ 2020 - 2039 và 2040 - 2059, có thể rút ra một số nhận định:      • Theo cả 2 kịch bản, trong cả hai thời kỳ, chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ trên sông Mỹ Tho tăng lớn nhất và thấp nhất ở sông Hậu, có thể do lưu lượng thượng nguồn về qua cửa sông Hậu lớn hơn.      • Mức tăng trong thời kỳ 2040 - 2059 cao hơn so với thời kỳ 2020 - 2039 do mức giảm của lưu lượng thượng nguồn trong thời kỳ 2020 - 2039 thấp hơn thời kỳ 2040 - 2059.                    Xâm nhập mặn ở ĐBSCL (Kịch bản A2-nước biển dâng 30cm)          Xâm nhập mặn ở ĐBSCL (Kịch bản B2-nước biển dâng 30cm)          • Trên sông Vàm Cỏ Tây, mức tăng của chiều dài xâm nhập mặn trong thời kỳ năm 2020 - 2039 nhỏ hơn so với các cửa sông Cửu Long, nhưng trong thời kỳ 2040 - 2059 thì xấp xỉ.      Mức tăng chiều dài xâm nhập mặn của độ mặn 4‰ nhỏ hơn so với mức tăng chiều dài xâm nhập mặn của độ mặn 1‰.      Việc đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sử dụng đất ở ĐBSCL được thực hiện thông qua chồng lớp bản đồ đường ranh giới độ mặn 1‰, 4‰ với bản đồ sử dụng đất hiện tại và tương lai. Trong 30 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng 1.605.200 ha, chiếm 41% diện tích toàn ĐBSCL, tăng 255.100 ha so với thời kỳ nền năm 1991 - 2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰ khoảng 2.323.100 ha, chiếm 59% diện tích tự nhiên, tăng 193.200 ha.      Trong 50 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn 4‰ khoảng 1.851.200 ha, chiếm 47% diện tích toàn ĐBSCL, tăng 439.200 ha so với thời kỳ nền năm 1991-2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰ khoảng 2.524.100 ha, chiếm 64% diện tích tự nhiên, tăng 456.100 ha. Gần 4/5 diện tích vùng Bán đảo Cà Mau bị ảnh hưởng mặn (ngoại trừ phần diện tích Tây sông Hậu). Toàn bộ diện tích các dự án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, Mỏ Cày, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật,... bị nhiễm mặn. Ngoài các thành phố/thị xã Bên Lức, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên vốn đã bị ảnh hưởng mặn sẽ thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ bị ảnh hưởng do nước mặn xâm nhập sâu hơn.      Thay đổi chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰ theo kịch bản A2, B2 ở các cửa sông   Sông Kịch bản A­2 Kịch bản B2 Độ mặn 1‰   Độ mặn 4‰ Độ mặn 1‰   Độ mặn 4‰ 2020-2039 2040-2059 2020-2039 2040-2059 2020-2039 2040-2059 2020-2039 2040-2059 Hậu 4.8 8.8 4.5 8.4 4.6 8.6 4.2 8.2 Cổ Chiên 5.1 9.5 5 9.2 4.8 9.2 4.7 8.9 Mỹ Tho 7.1 9.9 6.8 9.5 6.7 9.6 6.5 9.2 Vàm Cỏ Tây 4.6 9.3 4.2 9 4 9 3.8 8.7   Chiều dài xâm nhập của độ mặn 1‰ và 4‰  theo kịch bản A2, B2 ở các cửa sông Sông Kịch bản A­2 Kịch bản B2 Độ mặn 1‰   Độ mặn 4‰ Độ mặn 1‰   Độ mặn 4‰ 1980-1999 2020-2039 2040-2059 1980-1999 2020-2039 2040-2059 1980-1999 2020-2039 2040-2059 1980-1999 2020-2039 2040-2059 Hậu 62.5 67.3 71.3 49.9 54.4 58.3 62.5 67.1 71.1 49.9 54.1 58.1 Cổ Chiên 62.8 67.9 72.3 50.3 55.3 59.5 62.8 67.6 72 50.3 55 59.2 Mỹ Tho 63.1 70.2 73 51 57.8 60.5 63.1 69.8 72.7 51 57.5 60.2 Vàm Cỏ Tây 120 124.6 129.3 95 99.2 104 120 124 129 95 98.8 103.7 Diện tích đất bị ảnh hưởng độ mặn 1‰ và 4‰  theo kịch bản A2, B2 Kịch bản Thời kỳ Diện tích đất bị ảnh hưởng (106 ha) (ranh giới độ mặn 1‰) Đất ở và đất công nghiệp Thủy sản Đất nông nghiệp Các đất khác Tổng Nền 1991-2000 0.30 0.29 1.00 0.48 2.07 A2 2020-2029 0.32 0.29 1.09 0.49 2.19 2030-2039 0.34 0.29 1.18 0.51 2.32 2040-2049 0.37 0.29 1.32 0.54 2.52 B­2 2020-2029 0.31 0.29 1.06 0.49 2.15 2030-2039 0.33 0.29 1.12 0.50 2.24 2040-2049 0.36 0.29 1.25 0.52 2.43 Diện tích đất bị ảnh hưởng bởi độ mặn 1‰ và 4‰  theo kịch bản A2, B2 Kịch bản Thời kỳ Diện tích đất bị ảnh hưởng (106 ha) (ranh giới độ mặn 4‰ ) Đất ở và đất công nghiệp Thủy sản Đất nông nghiệp Các đất khác Tổng Nền 1991-2000 0.21 0.24 0.57 0.40 1.41 A2 2020-2029 0.22 0.24 0.65 0.41 1.53 2030-2039 0.24 0.25 0.74 0.37 1.61 2040-2049 0.27 0.26 0.87 0.44 1.85 B­2 2020-2029 0.22 0.24 0.62 0.41 1.49 2030-2039 0.23 0.25 0.68 0.41 1.57 2040-2049 0.26 0.26 0.84 0.43 1.80 Diện tích đất sử dụng tương lai bị ảnh hưởng bởi độ mặn 1‰ Kịch bản Diện tích đất bị ảnh hưởng - sử dụng đất tương lai (106 ha) (ranh giới độ mặn 1‰) Thời kỳ Đất ở và đất công nghiệp Thủy sản Đất nông nghiệp kết hợp với thủy sản Đất nông nghiệp Các đất khác Tổng Nền 1991-2000 0.31 0.69 0.18 0.76 0.12 2.07 A2 2020-2029 0.33 0.70 0.21 0.83 0.13 2.19 2030-2039 0.35 0.70 0.24 0.89 0.15 2.32 2040-2049 0.39 0.70 0.29 0.99 0.16 2.52 B­2 2020-2029 0.33 0.70 0.20 0.80 0.13 2.15 2030-2039 0.34 0.70 0.22 0.85 0.14 2.24 2040-2049 0.37 0.70 0.27 0.94 0.15 2.43 Diện tích sử dụng đất tương lai bị ảnh hưởng bởi độ mặn 4‰  Kịch bản Diện tích đất bị ảnh hưởng - sử dụng đất tương lai (106 ha) (ranh giới độ mặn 4‰) Thời kỳ Đất ở và đất công nghiệp Thủy sản Đất nông nghiệp kết hợp với thủy sản Đất nông nghiệp Các đất khác Tổng Nền 1991-2000 0.22 0.58 0.09 0.44 0.08 1.41 A2 2020-2029 0.23 0.60 0.10 0.51 0.09 1.53 2030-2039 0.25 0.62 0.11 0.58 0.04 1.61 2040-2049 0.28 0.64 0.14 0.67 0.12 1.85 B­2 2020-2029 0.23 0.59 0.09 0.49 0.09 1.49 2030-2039 0.24 0.60 0.10 0.54 0.09 1.57 2040-2049 0.28 0.64 0.13 0.64 0.12 1.80        Kết luận      BĐKH đã và đang có những ảnh hưởng lớn đến ĐBSCL, đặc biệt là vấn đề xâm nhập mặn, trong tương lai cùng với sự gia tăng của mực NBD và sự thay đổi các yếu tố khí tượng sẽ làm cho độ mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, làm tăng diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương ở ĐBSCL, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.      Để giảm thiểu ảnh hưởng xâm nhập mặn ở ĐBSCL cần thiết phải đồng bộ các giải pháp: Tăng cường hợp tác với các nước trong Ủy Ban Mê Công và Trung Quốc; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực; Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, lợ; Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng; Xây dựng đập ngầm và hệ thống đê biển, đê sông.     Châu Trần Vĩnh Ngô Mạnh Hà Cục Quản lý Tài nguyên nước Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 12/2013
Ý kiến của bạn