Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Phiên họp thứ 7 Ủy ban sông Đồng Nai: Triển khai nhiệm vụ thống kê và xây dựng dữ liệu nguồn thải

15/09/2015

     Ngày 31/5/2014, tại Bình Dương, Bộ TN&MT phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban lưu vực sông (LVS) Đồng Nai. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban LVS Đồng Nai Lê Thanh Cung và  Thứ trưởng Bộ TN&MT, Phó Chủ tịch Ủy ban LVS Đồng Nai Bùi Cách Tuyến chủ trì Phiên họp.      Nhiều chuyển biến tích cực      Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung cho biết, sau 6 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo của Chính phủ, sự hỗ trợ, phối hợp của các Bộ, ngành cùng với những nỗ lực của 11 tỉnh, thành trong LVS, Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nhận thức của các địa phương và ý thức cộng đồng về trách nhiệm BVMT đã được nâng cao; Tình hình ô nhiễm môi trường nước trong LVS đã từng bước được cải thiện. Bên cạnh đó, một số vấn đề về môi trường liên ngành, liên vùng bước đầu đã được quan tâm và phối hợp giải quyết có hiệu quả.    Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến phát biểu tại Phiên họp        Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, thời gian qua, Ủy ban LVS Đồng Nai hoạt động theo cơ chế đồng thuận giữa các địa phương, thiếu một cơ quan quản lý nhà nước điều phối trực tiếp, nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Tới đây, theo chỉ đạo của Chính phủ, Chi cục BVMT LVS Đồng Nai sẽ được thành lập (cùng Chi cục BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy và LVS Chi cục) sẽ có chức năng tài phán, điều phối với Ủy ban LVS Đồng Nai để triển khai hiệu quả Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.      Bộ TN&MT đã đề nghị Quốc hội chuẩn y Chương trình Mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường với kinh phí 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về ngân sách nên đến nay mới cấp được 400 tỷ, kịp thời phân bổ cho một số địa phương trên lưu vực nhằm khắc phục, cải thiện ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Quỹ BVMT Việt Nam đã hạ lãi suất cho vay còn 3.5%/ năm, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tư hệ thống xử lý môi trường.       Việc triển khai Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến nay vẫn còn gặp một số khó khan, bất cập  trong kết hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với BVMT; Các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT vẫn xảy ra ở một số nơi, đặc biệt là vấn đề xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đặc biệt, cơ chế huy động nguồn tài chính cho các dự án trên LVS còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác BVMT.   Toàn cảnh phiên họp        Triển khai thống kê các nguồn thải          Năm 2014, Ủy ban LVS Đồng Nai đã xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án với 10 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức chỉ đạo, điều phối; Triển khai các quy hoạch, chương trình, dự án liên ngành, liên vùng; Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tăng cường điều tra, thống kê các nguồn thải, kiểm soát ô nhiễm, thẩm định và cấp phép; Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác quản lý tại địa phương; Đầu tư, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài và xã hội hóa trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật về môi trường; Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác BVMT nói chung, BVMT nước LVS nói riêng. Đồng thời tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh, phân rõ trách nhiệm của từng địa phương trong công tác BVMT tổng thể toàn lưu vực; tTiển khai đồng bộ các hoạt động khai thông dòng chảy và vệ sinh môi trường nước trên lưu vực hệ thông sông Đồng Nai.      Trong đó, nhiệm vụ thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải và đề xuất kế hoạch quản lý, xử lý là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014 và những năm tiếp theo của Đề án. Các đối tượng thống kê gồm: các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải được xác định theo Điều 5, Thông tưsố 04/2012/TT-BTNMT; Các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày, đêm trở lên; Các cơ sở cần tiến hành biện pháp xử lý triệt để về nước thải thuộc danh mục ban hành theo Quyết định số 1788/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày, đêm trở lên xả trực tiếp ra sông hoặc các phụ lưu cấp 1 các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai.      Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tập trung triển khai công tác khai thông dòng chảy và vệ sinh môi trường nước trên LVS Đồng Nai. Hiện nay, trên các sông  và hệ thống kênh, rạch ở nhiều địa phương có nhiều lục bình, cỏ dại và rác thải, gây khó khăn cho việc đi lại của tàu, thuyền, ảnh hưởng đến cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường nước.      Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đặc biệt lưu ý, cần phải coi BVMT là hoạt động không thể tách rời trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ô nhiễm môi trường trên LVS Đồng Nai chỉ có thể được giải quyết khi từng địa phương làm đúng vai trò, trách nhiệm của mình. Theo đó, các địa phương nên xây dựng kế hoạch theo dõi, quan trắc và cơ chế chia sẻ thông tin về các nguồn thải để phục vụ kịp thời và có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường; Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các điểm nóng ô nhiễm môi trường nước liên tỉnh như Dự án cải tạo kênh Ba Bò, tăng cường kiểm soát ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ, suối Siệp, sông Giêng..      Đồng thời, các tỉnh, thành phố trong LVS nên lồng ghép các mục tiêu, nội dung của Đề án BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và một số chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan như Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường… tranh thủ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác để triển khai các dự án, nhiệm vụ  BVMT trên LVS.   Diễn biến môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Kết quả quan trắc năm 2012, 2013 và 3 tháng đầu năm 2014 cho thấy, môi trường nước sông Đồng Nai vẫn có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Giá trị  BOD5 và COD vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1. Giá trị Coliform trên đoạn sông có xu hướng gia tăng từ thượng lưu về phía hạ lưu. Chất lượng sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và có xu hướng tăng dần về phía hạ lưu. Trong đó, đoạn chảy qua TP.HCM, giá trị BOD5 vượt QCVN loại A từ 2 - 3 lần. Tại sông Thị Vải, các nỗ lực ngăn ngừa ô nhiễm từ sau năm 2010 đã mang lại một số kết quả tích cực, một số khu vực ô nhiễm nặng nay đã phục hồi. Giá trị BOD5 và COD đều xấp xỉ QCVN 08 loại A2, mặc dù vẫn còn một số điểm ô nhiễm mang tính cục bộ nhưng đang được khắc phục.     Theo Monre
Ý kiến của bạn