Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt đô thị thế hệ mới

15/09/2015

     Ô nhiễm môi trường không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng mà còn là trở lực thực sự cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội. Sự ô nhiễm này được đánh giá chiếm tới 5% GDP ở các nước công nghiệp. Ở nước ta, việc phát triển kinh tế đang đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trọng khi đó, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp môi trường của chúng ta còn chưa thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Và việc nghiên cứu các giải pháp của Việt Nam là hết sức cần thiết, hiệu quả kinh tế và kịp thời.   Nước thải không qua xử lý là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường        Giải pháp cứu cánh cho môi trường đô thị      Ở các nước tư bản, công nghiệp giữ lợi thế cạnh tranh về các công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp môi trường. Song họ thường không chuyển giao sớm cho các nước đang phát triển các công nghệ mới nhất và phí chuyển giao thường rất cao. Vì vậy, muốn tiếp cận công nghệ hiện đại và tiết kiệm ngoại tệ cần phải đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ bằng chính nguồn nội lực trong nước, trong đó có công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.      Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt đô thị mới đã được nhóm nghiên cứu do PSG.TS Nguyễn Văn Cách, Trường Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Công nghệ Hà Nội  tiến hành với mục tiêu nghiên cứu phát triển giải pháp công nghệ thích ứng để xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Với ba tiêu chí lớn như bảo đảm tự chủ về công nghệ, khép kín từ khâu nghiên cứu phát triển công nghệ, đến việc thiết kế gia công chế tạo các thiết bị chính, xây dựng quy trình vận hành - bảo dưỡng hệ thống; tiếp cận mặt bằng công nghệ hiện tại, qua yêu cầu giảm tiêu hao năng lượng đồng thời thân thiện với môi trường, bằng sử dụng hệ vi sinh vật phân lập và tuyển chọn từ chính hệ sinh thái Việt Nam làm tác nhân sinh học cho hệ thống xử lý.      Đến nay, hệ thống xử lý nước thải theo các giải pháp của Việt Nam do nhóm nghiên cứu đặt ra đang trong giai đoạn xác lập chế độ vận hành ổn định cuối cùng. Giải pháp mới sẽ đáp ứng được ba tiêu chí ban đầu và tiếp cận được với mặt bằng công nghệ hiện đại; hứa hẹn sẽ thay thế được những công nghệ có tác dụng và chất lượng tương đồng mà Việt Nam vẫn nhập của nước ngoài với giá thành cao.   Hệ thống xử lý nước thải đang được thử nghiệm tại Hà Nội        Sẽ được chuyển giao sớm vào thực tế      Hiện nay, do quy mô hệ thống xử lý còn nhỏ, đang trong quá trình thử nghiệm nên chưa thể đưa ra được chỉ tiêu kinh tế chính xác, ngoài giá trị mang lại từ tự chủ công nghệ, tiết kiệm một phần điện năng tiêu thụ và cải thiện chỉ tiêu về hệ số khai thác diện tích xây dựng cho hệ thống. Giải pháp của các chuyên gia  Việt Nam  đang trong quá trình hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để có thể chuyển giao.      Các giải pháp về công nghệ môi trường không chỉ hướng vào mục tiêu giải quyết yêu cầu bức xúc của cộng đồng dân cư trước thực trạng ô nhiễm nước thải, mà còn góp phần củng cố thêm niềm tin của Nhà nước và xã hội vào năng lực đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của nước nhà; góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước và công nghệ đang hoàn thiện hoàn toàn thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới, cần thiết mở rộng quy mô nhằm kiểm nghiệm và điều chỉnh chế độ công nghệ . Tiến tới, công nghệ môi trường trong nước có thể tự chủ được nhiệm vụ thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải thực tế và  mang lại hiệu quả kinh tế cao; tiết kiệm được chi phí. Trong khi, ngay ở Hà nội, chúng ta đang vận hành hai trạm xử lý nước thải thử nghiệm PILOT tại Kim Liên và Trúc Bạch, khoảng 6.000 m3/ngày đêm, do Nhật Bản xây dựng đã tiêu tốn nhiều triệu USD.      Để phát huy tác dụng kết quả nghiên cứu về công nghệ môi trường thiết thực phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững cần tiếp tục cấp kinh phí  nghiên cứu phát triển hệ thống quy mô lớn hơn.     Theo daibieunhandan.vn  
Ý kiến của bạn