Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 07/11/2024

EU hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng bền vững

15/09/2015

     Ngày 15/4/2015, tại Hà Nội, Phái đoàn Liên minh Châu Âu cùng với Bộ Công Thương đồng tổ chức Hội thảo khởi động chương trình “Hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam”.      Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh, mặc dù Việt Nam hiện đang là một nước xuất khẩu năng lượng, nhưng trong tương lai gần, Việt Nam sẽ là một nước nhập khẩu ròng, dự kiến nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than, chiếm 31% nhu cầu than cho phát điện vào năm 2020. Các khoản đầu tư lớn, cải cách thị trường năng lượng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, đồng thời duy trì việc tiếp cận cho mọi đối tượng ở mức giá phải chăng, giảm thiểu lượng khí thải các bon và sự tác động đến môi trường.   Toàn cảnh Hội thảo        Đại sứ kiêm Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, ông Franz Jessen khẳng định, năng lượng bền vững là một trong hai lĩnh vực trọng tâm trong Chương trình định hướng hỗ trợ đa niên của EU ở Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2020. Khoản viện trợ cho phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam không hoàn lại là 346 triệu EURO, trên tổng số 400 triệu EURO ngân sách tài trợ dự kiến. EU mong muốn trở thành một đối tác chiến lược và lâu dài trong việc thúc đẩy hiệu quả chương trình hỗ trợ năng lượng, nhằm mang lại lợi ích bền vững cho người dân Việt Nam.      Tại Hội thảo, Bộ Công Thương và Phái đoàn EU đã thống nhất về cách thức triển khai việc tăng cường hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực năng lượng bền vững. Thỏa thuận này đã được thực hiện hóa thông qua việc ký kết Biên bản thỏa thuận tăng cường hợp tác  trong lĩnh vực năng lượng bền vững giữa Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam. Bản thỏa thuận này đặt nền móng cho việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên.      Bên cạnh đó, một số tham luận tại hội thảo đã chia sẻ thông tin về hiện trạng chung, các thách thức cũng như các hỗ trợ cần thiết để thực hiện những chương trình, chính sách và chiến lược quan trọng của Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng, đồng thời thảo luận về các cách thức và phương thức tài trợ của EU nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu năng lượng bền vững.   Lưu Trang      
Ý kiến của bạn