Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 26/12/2024

Việt Nam nỗ lực trong quản lý an toàn các chất PCB/POP

15/09/2015

     Ngày 22/5/2015, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường và Dự án quản lý PCB tại Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế đánh giá rủi ro môi trường và quản lý PCB/POP.      Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về những thách thức môi trường và cuộc sống do các hóa chất độc hại gây ra; cũng như việc đánh giá rủi ro môi trường do các chất PCB/POP và quản lý, giảm thiểu phát thải và quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP, điển hình như tại các khu vực bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu hay các điểm nóng có nồng độ chất da cam/dioxin cao. Từ đó, đưa ra những biện pháp để giải quyết những thách thức đó trong tương lai, đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu đã đề ra của Công ước Stốckhôm.          Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Stốckhôm về các chất POP từ năm 200, đến năm 2006, Việt Nam xây dựng và ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm, trong đó thể hiện rõ cam kết đối với cộng đồng quốc tế là chung tay quản lý an toàn các chất POP để BVMT và sức khỏe cộng đồng. Các nước đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong 10 năm qua khi triển khai Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm PCB/POP, tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng để tiếp tục xây dựng và triển khai các hoạt động rộng lớn hơn. Đặc biệt là những khái niệm, kiến thức mới về quản lý ô nhiễm hóa chất đã được đưa vào Luật BVMT 2014, qua đó, đã tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển hơn nữa các hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và BVM.      Ngoài ra, thông qua Dự án, các chính sách và quy định mới về quản lý POP đã được ban hành, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và tổ chức, cá nhân liên quan; trên cơ sở đó tạo ra cơ chế hợp tác đồng bộ hơn trong công tác quản lý POP cũng như BVMT đối với hóa chất nói chung. Song song với việc tăng cường hệ thống chính sách pháp luật, các hoạt động nâng cao năng lực kỹ thuật quản lý POP, bao gồm quan trắc ô nhiễm, quản lý rủi ro, xử lý ô nhiễm tồn lưu các chất POP đã được triển khai hiệu quả... Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam cũng như thế giới, việc quản lý, xử lý ô nhiễm đối với 26 nhóm chất POP theo Công ước Stốckhôm là một quá trình lâu dài và tốn kém, cần có sự hợp tác và huy động nhiều nguồn lực trong nước và nhất là quốc tế để tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Công ước, nhằm BVMT và sức khỏe con người trước những tác hại của các hóa chất dộc hại gây ra.   Phương Linh  
Ý kiến của bạn