Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 26/12/2024

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

15/09/2015

     Ngày 24/11/2014, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội phối hợp với Bộ TN&MT, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, nhằm tìm ra các giải pháp bảo tồn ĐDSH trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nền Kinh tế xanh cũng như xu thế toàn cầu hóa hiện nay.          Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Phan Xuân Dũng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có ĐDSH cao trên thế giới, với 164 khu rừng đặc dụng trên diện tích 2,2 triệu ha; Hơn 21.179 loài động vật, 15.986 loài thực vật, 3.000 loài vi sinh vật và nấm; Nhiều hệ sinh thái đặc trưng như vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Tràm chim, vịnh Nha Trang... Trong thời gian qua, Việt Nam luôn quan tâm tới công tác quản lý ĐDSH, nhiều văn bản pháp luật được ban hành và thực thi; Hệ thống tổ chức, nguồn lực cho công tác quản lý ĐDSH được tăng cường. Tuy nhiên, ĐDSH ở Việt Nam ngày càng suy giảm và một số loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.      Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi về các vấn đề như: Thực trạng ĐDSH ở Việt Nam; Những vấn đề bấp cập trong công tác quản lý nhà nước về ĐDSH; Một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý ĐDSH; Các giải pháp ngăn chặn tình trạng suy giảm ĐDSH... Theo các đại biểu, ĐDSH là yếu tố nền tảng của môi trường tự nhiên. Không những có vai trò quan trọng đối với môi trường mà còn có giá trị về mặt khoa học, văn hóa, lịch sử, kinh tế và nhiều giá trị tinh thần khác. Chính vì vậy, bảo vệ, quản lý ĐDSH không chỉ là mối quan tâm của mỗi quốc gia mà là vấn đề của toàn cầu.      Để bảo tồn ĐDSH, các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng; Ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ động vật trái phép.      Mặt khác, tăng cường và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng để trao đổi, chia sẻ, xử lý thông tin về các đối tượng và tương trợ tư pháp về điều tra hình sự đối với các tội phạm môi trường, nhất là đấu tranh chống “lâm tặc”, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.   Theo tinmoitruong.vn
Ý kiến của bạn