Banner trang chủ

Yếu tố đặc hữu của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

04/05/2021

    Từ cuối thế kỷ 17, Karst vốn là địa danh của một vùng núi đá vôi thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Điều bất ngờ là, Karst đã trở thành một từ được nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về địa lý, địa chất trên phạm vi toàn thế giới dùng để gọi chung cho bất kỳ vùng núi đá vôi nào trên hành tinh của chúng ta.

    Kể từ thời gian đó cho đến thế kỷ 19, chưa có những khám phá mới về giá trị nhiều mặt của các vùng núi đá vôi trên Trái đất thể hiện ở tính đa dạng địa chất với những đặc điểm về địa tầng, cổ sinh, điều kiện môi trường cổ sinh thái, thạch học, cấu trúc, khoáng sản, cảnh quan, lịch sử tiến hóa địa chất khu vực...

    Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 19 và nhất là trong thế kỷ 20, nhiều vùng đá vôi của một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã được khám phá, khảo sát, nghiên cứu. Nhiều kỳ quan được phát hiện và trong xếp hạng đã vượt hẳn Karst của Liên bang Nam Tư cũ. Với Việt Nam đó chính là hệ thống hang động ở vịnh Hạ Long và không chỉ có Hạ Long, địa hình Karst kỳ vĩ và độc đáo với hang động, hẻm núi sâu, thung lũng, sông, suối… đã tạo ra đèo Mã Pì Lèng, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo làm nên địa danh: Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn.

     Sẽ là khiếm khuyết nếu như chỉ đề cập đến các yếu tố vô sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn mà không quan tâm đến yếu tố hữu sinh, cụ thể là hệ thực vật và hệ động vật. Bởi vì, chính các loài động vật, thực vật đặc hữu là nguồn tài nguyên vô giá mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có được, đã góp phần tạo ra sự hấp dẫn về nhiều mặt của vùng đất biên cương, địa đầu Tổ quốc. Mặc dù vậy, trong bài viết này chỉ giới hạn thống kê các loài thực vật được ghi nhận là đặc hữu Bắc bộ, nghĩa là các loài chỉ phân bố trong phạm vi từ 200 vĩ độ Bắc đến 230 vĩ độ Bắc (ranh giới hành chính của Bắc bộ cũ).

Bảng 1. Danh sách các loài thực vật đặc hữu Bắc bộ của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn

Số TT loài

Tên khoa học

Tên Việt Nam

1

2

3

 

I. Polypodiophyta

Ngành Dương xỉ

 

1. Dryopteridaceae

Họ Mộc xỉ

1

Cyrtomium   pusillum

Cung xỉ pusillum

 

II. Pinophyta

Ngành Thông

 

2. Taxaceae

Họ Thông đỏ

2

Amentotaxus   hatuyensis

Dẻ tùng sọc nâu

 

III. Magnoliophyta

Ngành Mộc lan

 

A. Magnoliopsida

Lớp Mộc lan

 

3. Acanthaceae

Họ Ô rô

3

Staurogyne   purpurea

 

Nhụy thập

 

4. Annonaceae

Họ Na

4

Uvaria  gradisepala

Bù dẻ

 

5. Apiaceae

Họ Hoa tán

5

Xyloselinum  leonidii

Xylo  leonid

6

Xyloselinum  vietnamense

Xylo  Việt nam

 

6. Araliaceae

Họ Ngũ gia bì

7

Schef lera   palmiformis

Chân chim dạng cọ

8

Schefflera  pes - avis

Chân chim đá vôi

9

Schefflera  petelotii

Chân chim pêtơlô

 

7. Asteraceae

Họ Cúc

10

Carpesium  rivularis

Rỉ sắt rivu

 

8. Begoniaceae

Họ Thu hải đường

11

Begonia  balansaeana

Thu hải đường balansa

12

Begonia baviensis

Thu hải đường ba vì

13

Begonia  pseudodryalis  var. bitepala

Thu hải đường giả

14

Begonia   semilunata

Thu hải đường nửa

 

9. Berberidaceae

Họ Hoàng liên gai

15

Podophyllum   tonkinense

Bát giác liên

 

10. Bignoniaceae

Họ Núc nác

16

Fernandoa  brilletii

Đinh thối

17

Radermachera  stellata

Rà đẹt sao

 

11. Burmanniaceae

Họ Cào cào

18

Burmannia   coerulea

Cào cào

 

12. Caesalpiniaceae

Họ Vang

19

Gleditsia   pachycarpa

Bồ kết quả dày

 

13. Elaegnaceae

Họ Nhót

20

Elaeagnus  bonii

Nhót rừng

 

14. Ericaceae

Họ Đỗ Quyên

21

Vaccinium  empetrum

Sơn trâm

 

15. Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu

22

Cleistanthus   petelotii

Cọc rào đá vôi

 

16. Fabaceae

Họ Đậu

23

Ormosia  integrifolia

Ràng ràng inte

 

17. Flacourtiaceae

Họ Mùng quân

24

Bennetiodendron  cordatum

Ben nét

 

18. Gesneriaceae

Họ Tai voi

25

Chirita  balansae

Cày rita  balansa

26

Chirita   crassifolia

Cày rita

27

Metabriggsia   racemada

Sơn nữ

28

Paraboea  minutiflora

Song bế hoa nhỏ

29

Paraboea   umbellata

Song bế tán

 

19. Hamanelidaceae

Họ Hồng quang

30

Loropetalum  flavum

Chắp tay tra

 

20. Hypericaceae

Họ Ban

31

Hypenicum  lissectum

Ban tròn

 

21. Lamiaceae

Họ Bạc hà

32

Elsholtzia  winitiana  var. dongvanensis

Kinh giới Đồng Văn

 

22. Lauraceae

Họ Long não

33

Connamomum  auricolor

Re tía

34

Lindera  racemosa

Lòng trứng hoa vàng

 

23. Melastomataceae

Họ Mua

35

Phyllagathis   longicalcarata

Me nguồn cọc rào

 

24. Moraceae

Họ Dâu tằm

36

Streblus  vidanii

Ruối vidan

 

25. Myrsinaceae

Họ Đơn nem

37

Ardisia  phankelociana

Cơm nguội lộc

 

26. Piperaceae

Họ Hồ tiêu

38

Piper  filiferum

Tiêu fi li

39

Piper  pendulispican

Tiêu pen

 

27. Primulaceae

Họ Anh thảo

40

Primula  quanbaensis

Anh thảo quản bạ

41

Primula  urcesolata

Anh thảo uce

 

28. Rosaceae

Họ Hoa hồng

42

Rubus   chaetophorus

Đum mang tơ

43

Rubus   ovatus

Đum trứng

44

Rubus  tonkinensis

Tầm xuân

 

29. Rubiaceae

Họ Cà phê

45

Ixora cephalophora

Trang mang đầu

46

Ophiorrhiza  oamplifolia

Xà căn lá rộng

47

Psychotria   bonii

Lấu bon

48

Spiradiclic  leptobotrya

Lưỡng luân đuôi hẹp

49

Wendlandia  tonkiana

Hoắc quang bắc bộ

 

30. Rutaceae

Họ Cam

50

Atalantia   guilaumini

Quýt rừng

51

Zanthoxylum   integrum

Sẻn  inte

 

31. Sapindaceae

Họ Bồ hòn

52

Allophyllus   candatus

Mắc cá đuôi

 

32. Staphyleaceae

Họ Ngô vàng

53

Turpnia  hatuyenensis

Ngô vàng Hà tuyên

 

33. Verbenaceae

Họ Cỏ roi ngựa

54

Clerodendon  tonkinense

 

Ngọc nữ bắc bộ

 

34. Violaceae

Họ Hoa tím

55

Viola  petelotii

Hoa tím pêtơlô

 

35. Viscaceae

Họ Ghi

56

Viscum  album var. meridianum

Ghi trắng

 

B. Lilipsida

Lớp Hành

 

36. Araceae

Họ Ráy

57

Alocasia   macrorrhizos

Ráy

 

37. Arecaceae

Họ Cau

58

Trachycarpus   geminisectus

Cọ lá sinh đôi

59

Arenga  gracilis

Búng bang mảnh

 

38. Commelinaceae

Họ Thài lài

60

Streptolorion  volubile  var. angustifolius

Trúc diệp tử

 

39. Convallariaceae

Họ Mạch môn đông

61

Aspidistra   neglecta

Hoa trứng nhện

62

Aspidistra  nganii

Hoa trứng ngân

63

Tupistra  obliqua

Từ bích

64

Tupistra    patula

Khai khẩu

 

40. Cyperaceae

Họ Cói

65

Carex  trongii

Cói trọng

 

41. Liliaceae

Họ Hoa loa kèn

66

Lilium  poilanei

Hoa loa kèn nui

 

42. Orchidaceae

Họ Lan

67

Bulbophyllum   arcuatilabium

Cầu diệp

68

Bulbophyllum  metallica

Cầu diệp mê ta

69

Bulbophyllum  ustulatum

Cầu diệp ustu

70

Calanthe  alleizettii

Kiều lam  aleizett

71

Cheirostylis  bipunctata

Thủ thư hai chấm

72

Cheirostylis  latipetata

Thủ thư lati

73

Coelogyne  dolichopoda

Thanh đạm doli

74

Coelogyne   lockii

Thanh đạm lộc

75

Epigeneium  chapaense

Thượng duyên sapa

76

Eria  calcarea

Nỉ lan canca

77

Gastrochilus   setosus

Túi thơ seto

78

Habenaria    calcicola

Hà biện canxi

79

Liparis   petelotii

Nhẵn diệp pêtơlô

80

Liparis   robustior

Nhẵn diệp rô bus

81

Luisia  appresifolia

Nhẵn diệp ap

82

Nervilia  gracilis

Trân châu mảnh

83

Renanthera   vietnamensis

Hồng nhung việt

84

Rhomboda  petelotii

Lan hình thoi pêtơlô

85

Sonerila  annamica

Đại bao nam

86

Sonerila  mollissima

Đại bao mon

87

Thrixspermum  hiepii

Mao tử hiệp

 

43. Poaceae

Họ Hòa thảo

88

Indosasa  bacquangensis

Trúc đốt to bắc quang

Nguồn: Trung tâm Địa Môi trường và tổ chức lãnh thổ, Averyanov  L.V., Nguyen K.S., Tran T.H. , Averyanova  A.L., Maisak T.V., Nguyen H.T.

    Với diện tích 2300 km2, chỉ chiếm 0,64% diện tích cả nước, nhưng hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn có tới 88 loài đặc hữu Bắc bộ, chiếm 11,4% tổng số loài đặc hữu Bắc bộ của cả nước. Như vậy, có thể đánh giá, hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn cho đến thời điểm này là địa danh có số loài đặc hữu Bắc bộ phong phú nhất cả nước, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị di sản địa chất, văn hóa – lịch sử đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội của Công viên địa chất Toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn. Kết quả điều tra hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. Sự phân bố số họ, chi và loài của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn

Số TT

Ngành

Số họ

Số chi

Số loài

1

Khuyết lá thông - Psilotophyta

1

1

1

2

Cỏ tháp bút - Equisetophyta

1

1

3

3

Thông đất - Lycopodiophyta

2

5

17

4

Dương xỉ - Polypodiophyta

28

69

180

5

Hạt trần – Gymnospermae

8

20

37

6

Hạt kín – Angiospermae

196

762

2000

6.1

Lớp Hai lá mầm - Dicotyledones

155

459

1447

6.2

Lớp Một lá mầm - Monocotyledones

41

303

553

 

Tổng

236

858

2238

    Như vậy, hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn có đầy đủ 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, đặc biệt là sự phát hiện được ngành Khuyết lá thông vì ngành này chỉ duy nhất có 1 họ, 1 chi và trên thế giới, ngành này cũng chỉ có 6 loài, số lượng cá thể rất ít, chỉ xuất hiện ở những nơi có rừng nguyên sinh.

     Mười họ giầu loài nhất có tổng số loài chiếm tới 38,46% tổng số loài của hệ thực vật, tương đương với một số hệ thực vật khác ở Việt Nam, ví dụ, hệ thực vật Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), tỉ lệ này là 36,2%, hay hệ thực vật Việt Nam là 37,9%. Có thể xem đây là bộ mặt của mỗi hệ thực vật, đặc trưng cho từng vùng khí hậu khác nhau, là chỉ số so sánh đáng tin cậy, vì nó không phụ thuộc vào diện tích cũng như mức độ phong phú về loài của hệ thực vật. Bảng sau đây thống kê số lượng loài của 10 họ giàu loài nhất ở hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn.

Bảng 3. Mười họ giầu loài nhất của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn

Số TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Số loài

1

Orchidaceae

Họ Lan

242

2

Fabaceae

Họ Đậu

85

3

Asteraceae

Họ Cúc

85

4

Poaceae

Họ Hòa thảo

65

5

Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu

53

6

Urticaceae

Họ Gai

53

7

Rubiaceae

Họ Cà phê

50

8

Rosaceae

Họ Hoa hồng

46

9

Polypodiaceae

Họ Dương xỉ

44

10

Moraceae

Họ Dâu tằm

44

 

Tổng

 

766(38,46%)

    Tài nguyên thực vật của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn được sắp xếp theo nhóm giá trị sử dụng sau đây: (1) Nhóm có giá trị làm thuốc; (2) Nhóm cho gỗ (3) Nhóm làm thực phẩm; (4) Nhóm làm cảnh; (5) Nhóm có giá trị sử dụng khác.

    Đối với nhóm có giá trị làm thuốc đã xác định được 834 loài, trong đó có nhiều cây thuốc rất có giá trị như: Chân chim gai (Acanthopanax  trifoliatus ), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus), Vũ diệp tam thất, (Panax bipinnatifidum), Biến hóa núi cao (Asarum balansa), Chu sa liên (Aristolochia tuberose), Mã đậu linh quảng tây (Aristoliachia kwangsiensis), Nấm đất (Balanophora laxiflora), Bát giác liên (Podophyllum  tonkinense), Hoàng liên gai (Berberis wallichiana), Mã hồ (Mahonia nepalensis), Giảo cổ lam (Gymnostemma pentaphyllum), Ấu tẩu (Cyperus  esculentus), Bạch huệ núi (Lilium browii), Bình vôi (Stephania cepharantha), Kim tuyến tơ (Aonectochilus sataceus), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora).

    Như vậy, cùng với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng, vi khí hậu có nhiều nét độc đáo nên hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn có đến 834 loài cây thuốc, chiếm 21,5% tổng số loài  cây thuốc có giá trị của cả nước (Việt Nam có 3870 loài cây thuốc).

    Để bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn của hệ thực vật đặc hữu tại cao nguyên đá Đồng Văn rất cần sự vào cuộc của UBND tỉnh cùng với các Ban, ngành nghiên cứu làm rõ giá trị của cao nguyên đá Đồng Văn, từ đó hướng tới sử dụng hợp lý các giá trị thiên nhiên, phục vụ sự nghiệp phát triển của địa phương.

TS. Lê Trần Chấn, ThS. Vũ Thị Cúc, Tạ Thùy Dương

                                                Trung tâm Địa Môi trường và Tổ chức Lãnh thổ

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 4/2021)

Ý kiến của bạn