Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 22/11/2024

Ðánh giá mức độ phát thải khí ô nhiễm từ các hoạt động giao thông vận tải ở đảo Cát Bà

08/10/2014

     Cát Bà là vị trí trung tâm dịch vụ du lịch và nơi tập trung tiêu thụ sản phẩm cho ngư trường vịnh Bắc bộ nên khu vực đang bị ảnh hưởng với nguy cơ suy giảm chất lượng không khí (nhất trong mùa du lịch). Trong tương lai, khi cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đảo Cát Bà phát triển kinh tế mạnh mẽ thì môi trường không khí khu vực sẽ bị ô nhiễm từ các hoạt động giao thông thủy và bộ trong khu vực. Đặc biệt, Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

 

Sơ đồ khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao ở đảo Cát Bà

 

     Hoạt động giao thông trong khu vực diễn ra hết sức sôi nổi. Hoạt động giao thông bộ diễn ra mạnh mẽ trong mùa du lịch từ tháng 5 - 9 với hàng trăm lượt xe khách và các phương tiện khác ra vào khu vực, đặc biệt là các ngày nghỉ cuối tuần. Cát Bà cũng là khu vực tập trung nhiều tàu thuyền đánh bắt, du lịch và vận tải của Hải Phòng và Quảng Ninh.

     Bài viết đánh giá tải lượng thải từ hệ thống giao thông khu vực đảo Cát Bà nhằm xem xét khả năng chịu tải của môi trường không khí tại khu vực, từ đó đề xuất các định hướng quy hoạch phát triển giao thông vùng.

     Kết quả tính toán tải lượng giao thông thủy và bộ trên khu vực Cát Bà

     Ước tính với tỷ số khối lượng hàng hóa cần vận chuyển (M)/Tải trọng trung bình của các loại xe là 500, quãng đường đi qua khu vực (L) khoảng 50 km/ lượt xe và xe chở hàng hai chiều. Hệ số phát thải cho xe tải hạng nặng (>16tấn) tính tải lượng các khí thải phát sinh từ hoạt động của xe ô tô tải trong khu vực. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Tải lượng phát thải từ hoạt động của xe ô tô tải trong khu vực

Khí thải

Hệ số phát thải cho xe >16 tấn (kg/1000km)

Lượng thải (tấn/năm

Khói bụi

1,6

0,04

SO­2

7,26 x S

0,51

NOx

18,2

0,46

CO

7,3

0,18

VOC

5,8

0,15

 

     Để đáp ứng nhu cầu đi lại và cung ứng các dịch vụ khác, trong khu vực đảo Cát Bà có 30 xe khách chạy dầu diesel, 2 xe cứu thương chạy xăng và 700 xe máy (Phòng Giao thông - huyện Cát Hải, 2012). Đây là những phương tiện hoạt động thường xuyên trong khu vực, lượng phát thải của các phương tiện này có thể tính dựa trên số lượng các loại xe có trong khu vực và mức độ phát thải các chất ô nhiễm cho loại nhiên liệu sử dụng và lượng nhiên liệu sử dụng trung bình cho mỗi loại xe/năm. Kết quả tính toán lượng thải từ các phương tiện này được thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2. Tải lượng thải từ hoạt động của các xe loại nhỏ trong  khu vực

Loại xe,

Nhiên liệu

Lượng xe (chiếc)

Lượng thải (tấn/năm)

Khói bụi

SO2

NOx

CO

VOC

Xe máy

700

-

1,9

2,7

180,0

27,4

Xe ô tô chạy xăng

2

-

-

1,2

1,6

1,1

Xe nhỏ chạy diesel

30

3,1

49,1

11,4

17,5

8,3

Tổng

 

3,1

51,0

15,3

199,1

36,8

 

Bảng 3. Lượng phát thải từ tầu tại các bến trong khu vực

 

Khí thải

Hệ số phát thải cho tầu máy dầu (kg/tầu/24 giờ ở bến

Lượng thải (tấn/năm

Lượng thải lúc cao điểm (tấn/năm

Khói bụi

6,8

10,2

20,4

SO­2

136 x S

571,2

1142,4

NOx

90,7

136,1

272,1

CO

0,036

0,05

0,1

VOC

4,1

6,2

12,3

Ghi chú: S = 1,0 là hàm lượng % lưu huỳnh trung bình trong nhiên liệu sử dụng

Tổng lượng các khí thải từ hoạt động giao thông theo bảng 1, bảng 2 và bảng 3 như sau:

Bảng 4. Tổng tải lượng thải từ nguồn giao thông trong khu vực

Khí thải

Lượng thải từ các loại phương tiện (tấn/năm)

Tổng lượng thải (tấn/năm)

Xe tải nặng

Xe nhỏ khác

Tầu, thuyền

Khói bụi

0,51

60

571,2

673,2

SO­2

0,46

15,3

136,1

197,4

NOx

0,18

199,1

0,05

217,2

CO

0,15

36,8

6,2

43,1

VOC

0,04

3,1

10,2

17,3

 

     Tổng tượng thải của giao thông ở khu vực đảo Cát Bà (bao gồm cả đường thủy và bộ) cho thấy lượng khói bụi chiếm chủ yếu với khối lượng lên đến 673,2 tấn/năm vì trong những năm gần đây hệ thống sơ cở hạ tầng đang được xây dựng nhiều ở khu vực này. Theo số liệu quan trắc gần đây, lượng bụi trên khu vực đảo Cát Bà, khu vực thị trấn đáng báo động, khi kết quả quan trắc tại các điểm đều vượt quy chuẩn. Đây là thời gian của mùa du lịch cao điểm ở Cát Bà, nên các hoạt động giao thông phục vụ cho du lịch gia tăng mạnh mẽ gây ô nhiễm bụi, đặc biệt là vào thời gian ban ngày. Đồng thời, gây ảnh hưởng đến tính mỹ quan nhằm thu hút khách du lịch của đảo. Tuy nhiên, kết quả quan trắc vào mùa đông (mùa vắng khách du lịch) cho thấy, kết quả thấp hơn quy chuẩn cho phép. Như vậy, có thể nói mức độ ô nhiễm bụi theo mùa của khu vực cần phải theo dõi vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch của đảo.

 

Hoạt động giao thông và sinh haotj là nguồn thải chính tại Cát Bà

 

     Tải lượng SO2, NOx và CO tính được tương ứng là 197,4 tấn/năm, 217,2 tấn/năm và 43,1 tấn/năm. Tải lượng SO2 chiếm chủ yếu từ nguồn phát thải của tàu thuyền vì nhiên liệu được sử dụng chủ yếu là dầu diesel (thành phần lưu huỳnh từ 0,5 ÷ 1%). Theo các kết quả quan trắc (NOx, CO và SO2) đều dưới quy chuẩn cho phép. Theo thời gian thì hàm lượng các khí trên không có chiều hướng tăng lên, như vậy không khí khu vực vẫn có khả năng chịu tải đối với các hoạt động sản xuất của đảo. Điều này có thể giải thích vì cơ cấu kinh tế huyện đang chuyển dịch theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng các lĩnh vực thương nghiệp, du lịch, khách sạn - nhà hàng, chế biến thủy sản, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân vẫn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ bé, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Như vậy trong khi công nghiệp trên đảo chưa phát triển, chỉ có hoạt động giao thông và sinh hoạt là nguồn thải chính nên hàm lượng khí ô nhiễm không có chiều hướng gia tăng.

     Kết luận

     Tổng tượng thải của giao thông ở khu vực đảo Cát Bà (bao gồm cả đường thủy và đường bộ) cho thấy, lượng khói bụi chiếm chủ yếu với khối lượng lên đến 673,2 tấn/năm. Mức độ ô nhiễm bụi theo mùa của đảo Cát Bà cần phải có theo dõi vì sẽ làm ảnh hưởng đến ngành du lịch của đảo. Tải lượng SO2, NOx và CO tính được tương ứng là 197,4 tấn/năm, 217,2 tấn/năm và 43,1 tấn/năm. Riêng đối với tải lượng SO2, nguồn phát thải chủ yếu từ tàu thuyền vì sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu diesel.

     Để phát triển bền vững trong khu vực cần phải quy hoạch giao thông thống nhất và hợp lý: Quy hoạch các tuyến đường, khu vực giao thông với mật độ vừa phải theo mùa; Quy hoạch các bến, cảng không tập trung và phân chia theo chức năng; Các dự án xây dựng tránh các mùa du lịch.

 

TS. Lê Xuân Sinh

Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 9/2014

 

Ý kiến của bạn