02/07/2025
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp đã coi việc bảo vệ, phát triển rừng (BVPTR), bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ, nguồn lực mới, cơ hội đầu tư lớn để góp phần phát triển ngành lâm nghiệp, thông qua thực hiện cơ chế tài chính “những người được hưởng lợi từ rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm BVPTR”. DVMTR đã giúp giải quyết sinh kế, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người trồng rừng và giữ rừng, góp phần BVPTR bền vững. Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước, nhiều hệ thống sông lớn, rừng ngập mặn, rừng núi đất, rừng trên núi đá... và đủ các vùng sinh thái (Vùng núi, trung du, đồng bằng ven biển...) đây là tiềm năng lớn cho việc cung ứng DVMTR. Tuy nhiên, chính sách chi trả trong gần 20 năm trở lại đây đã có nhiều tổ chức quốc tế và các nước đã nghiên cứu, thí điểm chi trả dịch vụ hệ sinh thái nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Tại huyện Tương Dương, việc triển khai DVMTR đã bước đầu tạo ra chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: Cơ chế chi trả chưa phù hợp, công tác giám sát còn hạn chế, mức độ tham gia của cộng đồng chưa đồng đều. Những hạn chế này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có đánh giá cụ thể về thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
1.1. Tổng quan về chi trả DVMTR
Năm 2024, huyện Tương Dương tiếp tục triển khai cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) với mục tiêu tăng cường công tác bảo vệ rừng và giảm thiểu tình trạng xói mòn đất, bồi lắng lòng sông, lòng hồ, lòng suối – một trong những thách thức lớn đối với địa bàn đồi núi cao, nhiều sông suối như Tương Dương.
Bảng 1. Chi trả dịch vụ môi trường của năm 2024 về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng sông, lòng hồ, lòng suối huyện Tương Dương
TT |
Bên cung ứng DVMTR |
Diện tích xác định chi trả |
Diện tích quy đổi hệ số K |
Đơn giá DVMTR (đ/ha/năm) |
Số tiền chi trả theo đơn giá gốc |
Đơn giá điều tiết, hỗ trợ bổ sung (đ/ha/năm) |
Số tiền điều tiết hỗ trợ |
TỔNG SỐ TIỀN CHI TRẢ |
|
|
Tổng cộng |
234.351,263 |
218.957,637 |
|
36.357.762.980 |
|
6.460.543.190 |
42.818.306.170 |
|
I |
Chủ rừng là tổ chức nhà nước |
127.602,952 |
122.858,923 |
- |
25.706.171.121 |
- |
5.012.902.785 |
30.719.073.906 |
|
1 |
Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương |
75.734,123 |
71.947,417 |
|
22.675.686.727 |
|
1.929.292.315 |
24.604.979.042 |
|
|
Lưu vực thủy điện Bản Vẽ |
45.361,723 |
43.093,637 |
475.650 |
20.497.488.439 |
- |
- |
20.497.488.439 |
|
|
Lưu vực thủy điện Xoóng Con |
9.159,499 |
8.701,524 |
119.152 |
1.036.803.988 |
80.848 |
453.278.031 |
1.490.082.019 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Bản Ang |
2.677,144 |
2.543,287 |
81.412 |
207.054.081 |
118.588 |
217.959.882 |
425.013.963 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Khe Bố |
17.065,135 |
16.211,878 |
56.429 |
914.820.064 |
143.571 |
1.161.018.477 |
2.075.838.541 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Chi Khê |
1.470,622 |
1.397,091 |
13.972 |
19.520.155 |
186.028 |
97.035.925 |
116.556.080 |
|
2 |
Tổng đội thanh niên xung phong 9 |
4.092,964 |
3.850,453 |
- |
458.789.176 |
|
2.453.171 |
461.242.347 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Xoóng Con |
4.092,964 |
3.850,453 |
119.152 |
458.789.176 |
80.848 |
2.453.171 |
461.242.347 |
|
3 |
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tương Dương |
8.935,720 |
8.220,908 |
|
607.960.563 |
|
11.987.032 |
619.947.595 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Xoóng Con |
2.910,776 |
2.704,811 |
119.152 |
322.283.640 |
80.848 |
- |
322.283.640 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Khe Bố |
5.355,223 |
4.913,348 |
56.429 |
277.255.314 |
143.571 |
9.857.011 |
287.112.325 |
|
- |
Lưu vực thủy điện Chi Khê |
669,721 |
602,749 |
13.972 |
8.421.609 |
186.028 |
2.130.021 |
10.551.630 |
|
4 |
Vườn Quốc gia Pù Mát (có diện tích chi trả nằm trên địa bàn huyện) |
23.919,409 |
23.919,409 |
46.898 |
1.121.772.443 |
153.102 |
2.218.839.003 |
3.340.611.446 |
|
|
Lưu vực thủy điện Khe Thơi |
23.919,409 |
23.919,409 |
46.898 |
1.121.772.443 |
153.102 |
2.218.839.003 |
3.340.611.446 |
|
5 |
Khu BTTN Pù Huống (có diện tích trên địa bàn huyện) |
14.920,736 |
14.920,736 |
56.429 |
841.962.212 |
143.571 |
850.331.264 |
1.692.293.476 |
|
- |
Lưu vực Thủy điện Khe Bố |
14.920,736 |
14.920,736 |
56.429 |
841.962.212 |
143.571 |
850.331.264 |
1.692.293.476 |
|
II |
Diện tích hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn |
70.565,455 |
63.510,329 |
- |
4.613.227.380 |
- |
899.430.969 |
5.512.658.349 |
|
- |
Lưu vực Bản Vẽ |
1.584,746 |
1.426,294 |
475.650 |
678.416.742 |
- |
- |
678.416.742 |
|
- |
Lưu vực Nậm Nơn |
7.902,816 |
7.112,657 |
76.368 |
543.179.390 |
123.632 |
78.352.398 |
621.531.788 |
|
- |
Lưu vực Bản Ang |
9.738,117 |
8.764,433 |
81.412 |
713.530.019 |
118.588 |
63.465.214 |
776.995.233 |
|
- |
Lưu vực Xoóng Con |
5.288,664 |
4.759,834 |
119.152 |
567.143.741 |
80.848 |
5.657.339 |
572.801.080 |
|
- |
Lưu vực Khe Bố |
40.088,102 |
36.080,233 |
56.429 |
2.035.971.468 |
143.571 |
598.455.758 |
2.634.427.226 |
|
- |
Lưu vực Chi Khê |
5.963,010 |
5.366,878 |
13.972 |
74.986.020 |
186.028 |
153.500.260 |
228.486.280 |
|
III |
Diện tích UBND xã quản lý |
36.182,856 |
32.588,385 |
- |
6.038.364.479 |
- |
548.209.436 |
6.586.573.915 |
|
- |
Lưu vực Bản Vẽ |
10.903,464 |
9.813,226 |
475.650 |
4.667.660.946 |
- |
- |
4.667.660.946 |
|
- |
Lưu vực Nậm Nơn |
2.002,791 |
1.802,546 |
76.368 |
137.656.833 |
123.632 |
30.848.286 |
168.505.119 |
|
- |
Lưu vực Bản Ang |
457,911 |
412,130 |
81.412 |
33.552.328 |
118.588 |
14.419.590 |
47.971.918 |
|
- |
Lưu vực Xoóng Con |
1.025,253 |
922,734 |
119.152 |
109.945.602 |
80.848 |
15.354.814 |
125.300.416 |
|
- |
Lưu vực Khe Bố |
20.084,439 |
18.099,605 |
56.429 |
1.021.342.611 |
143.571 |
468.317.690 |
1.489.660.301 |
|
- |
Lưu vực Khe Thơi |
1.576,393 |
1.418,794 |
46.898 |
66.538.601 |
153.102 |
16.590.439 |
83.129.040 |
|
- |
Lưu vực Chi Khê |
132,605 |
119,350 |
13.972 |
1.667.558 |
186.028 |
2.678.617 |
4.346.175 |
Theo Bảng 1 cho thấy, tổng diện tích rừng đủ điều kiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện năm 2024 là 234.351,263 ha tương ứng diện tích quy đổi theo hệ số K2 là 218.957,637 ha. Tổng số tiền chi trả cho các bên cung ứng DVMTR là 42,818 tỷ đồng, bao gồm: Chi trả theo đơn giá gốc: 36,357 tỷ đồng trong đó điều tiết, hỗ trợ bổ sung: 6,46 tỷ đồng. Năm 2024, huyện Tương Dương tiếp tục triển khai cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) với mục tiêu tăng cường công tác bảo vệ rừng và giảm thiểu tình trạng xói mòn đất, bồi lắng lòng sông, lòng hồ, lòng suối - một trong những thách thức lớn đối với địa bàn đồi núi cao, nhiều sông suối như Tương Dương.
Đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước: Diện tích chi trả là 127.602,952 ha, với số tiền chi trả: 30,719 tỷ đồng (chiếm 71,7 % tổng chi trả). Trong nhóm này, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương là đơn vị nhận chi trả lớn nhất với 75.734,123 ha, chủ yếu từ lưu vực thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê… Tổng số tiền được nhận là 25,706 tỷ đồng. Việc này cho thấy, nguồn tài chính PES đã hỗ trợ đáng kể cho lực lượng chuyên trách, người dân, cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng, giúp tăng cường tuần tra, giảm tình trạng xâm hại rừng. Đáng chú ý, các lưu vực có nguy cơ xói mòn đất cao như Bản Vẽ, Xoóng Con đều có mức chi trả DVMTR cao như: Xoóng Con: đơn giá 119.152 đồng/ha, tổng chi trả hơn 1,036 tỷ đồng, Bản Vẽ: đơn giá 475.650 đồng/ha, chi trả hơn 20,497 tỷ đồng. Các số liệu này chứng tỏ cơ chế chi trả đã ưu tiên cho những lưu vực có nguy cơ xói mòn lớn.
Với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng: Diện tích chi trả là 70.565,455 ha, tổng chi trả 5,512 tỷ đồng. Số tiền chi trả tuy không lớn bằng nhóm tổ chức nhà nước, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng với đời sống người dân địa phương. Cơ chế chi trả giúp khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, hạn chế phá rừng làm nương rẫy – nguyên nhân chính gây xói mòn đất. Lưu vực Khe Bố trong nhóm này cũng là nơi có số tiền điều tiết cao nhất (598 triệu đồng), cho thấy sự ưu tiên đúng mức với khu vực có địa hình dốc, nguy cơ xói lở cao.
UBND xã quản lý: Diện tích là 36.182,856 ha, tổng chi trả: 6,586 tỷ đồng. UBND các xã là đơn vị trung gian, chịu trách nhiệm phân công, kiểm tra việc tuần tra, bảo vệ rừng ở cấp thôn bản. Việc chi trả PES giúp chính quyền xã có thêm nguồn lực thực hiện quản lý rừng bền vững. Xã quản lý lưu vực Bản Vẽ nhận mức chi trả cao nhất: 4,667 tỷ đồng, nhờ diện tích lớn và đơn giá cao.
a) Về mặt môi trường
Trong công tác giảm thiểu xói mòn đất: Việc bảo vệ, duy trì và khoanh nuôi rừng tại các lưu vực thủy điện có độ dốc lớn (Bản Vẽ, Xoóng Con, Nậm Nơn…) đã giúp giảm đáng kể lượng phù sa trôi xuống lòng hồ và các con suối. Về mặt giữ ổn định lớp phủ thực vật: Tỷ lệ diện tích rừng được bảo vệ nhờ PES đạt hiệu quả giữ đất, giữ nước tốt hơn, cải thiện sinh kế nhờ tận dụng lâm sản phụ và dịch vụ môi trường khác.
b) Kinh tế – xã hội
Nhiều hộ dân tại các xã khó khăn như Tam Hợp, Yên Na, Nhôn Mai đã được hưởng lợi trực tiếp từ PES, tạo động lực giữ rừng. Nhờ chế độ chi trả DVMT rừng giúp nguồn thu ổn định cho người dân. Ngoài ra tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương theo thời vụ.
c) Công tác quản lý nhà nước
Việc áp dụng hệ số K, phân loại lưu vực và điều chỉnh đơn giá chi trả theo mức độ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng thể hiện tính minh bạch, công bằng nên tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Tuy nhiên, còn một số bất cập về chất lượng rừngnhư: Một số địa phương chưa được nhận chi trả tương xứng với nguy cơ xói mòn (ví dụ như lưu vực Khe Thơi, Chi Khê có mức chi trả thấy chưa tương xứng với công bảo vệ rừng)
2. Khó khăn, vướng mắc
Trong những năm qua, chính sách chi trả DVMTR tại huyện Tương Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào công tác bảo vệ rừng, chống xói mòn, giữ nước cho các công trình thủy điện và cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại như: thủ tục rườm rà, mức chi trả chưa hợp lý giữa các khu vực, khó khăn trong giải ngân và quản lý tài khoản chi trả. Tuy nhiên, do mức thu tiền DVMTR từ năm 2017 đến nay giữ nguyên nên ảnh hưởng đến thu nhập của người dân BVR. Đơn giá chi trả DVMTR không cố định mà được tính toán dựa trên số tiền thực thu (bán dịch vụ) và diện tích/chất lượng rừng cung ứng dịch vụ. Thực tế, ở một số khu vực đơn giá chi trả rất thấp (chỉ vài chục nghìn VND/ha/năm), dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện. Một số nơi chủ rừng không muốn tham gia BVR vì chi trả thấp. Thậm chí có nơi tính ra chi phí lập hồ sơ, kiểm tra, nghiệm thu có thể vượt kinh phí được chi trả.
Việc sáp nhập thôn bản, xã và thực hiện chính quyền 2 cấp trong thời gian tới sẽ có một số ảnh hưởng trong việc quản lý, thay đổi cơ sở dữ liệu bản đồ chi trả DVMTR, thẩm định phê duyệt dự toán kinh phí sử dụng tiền DVMTR. Trên địa bàn huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, thông tin một số chủ rừng, diện tích rừng tự nhiên theo kết quả công bố diễn biến rừng có sự sai lệch nhất định so với thực tế. Do đó, cần thời gian, kinh phí để tiến hành rà soát lại danh sách, diện tích các đối tượng được hưởng lợi trên địa bàn toàn tỉnh trước khi chi trả. Đặc biệt là diện tích thuộc quản lý của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản và UBND cấp xã. Công tác xây dựng Kế hoạch tài chính, quản lý và sử dụng tiền ERPA của chủ rừng là tổ chức có nhiều vướng mắc như: Số tiền chi trả quá thấp, đối tượng nhận khoán bị hạn chế, chi trả không được chồng chéo với nguồn ngân sách nhà nước, các quy định chưa được cụ thể,… Số lượng đối tượng chi trả lớn, dàn trải toàn, tập trung ở vùng sâu vùng xa, điều kiện khó khăn, hạ tầng chưa phát triển số tiền hưởng lợi của một số chủ rừng quá thấp sẽ dẫn đến khó khăn trong chi trả qua tài khoản ngân hàng theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP. Chi trả DVMTR tại Tương Dương chủ yếu đến từ các cơ sở sản xuất thủy điện, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu. Điều này phản ánh vai trò quan trọng của các nhà máy thủy điện trong việc đóng góp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời tạo nguồn lực tài chính ổn định cho công tác bảo vệ rừng tại địa phương.
Việc mở tài khoản và chuyển tiền qua ViettelPay được gắn với sim điện thoại di động cũng phát sinh nhiều bất cập. Đối với những xã gần thị trấn thực hiện chi trả qua Ngân hàng NN&PTNT có nhiều bất cập, như việc thành lập tài khoản phải đứng tên nhóm hộ nên khi một người trong nhóm đi làm ăn xa thì những người còn lại không thể rút được tiền. Đồng thời, điểm rút tiền, nhận tiền chủ yếu ở trung tâm thị trấn cách xa chỗ ở của người dân, điều kiện đi lại khó khăn, có khi số tiền được nhận không đủ bù chi phí đi lại.
3. Giải pháp thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Tương Dương
Về cơ chế chính sách: Để khắc phục tình trạng trên huyện Tương Dương cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại cơ sở: Chính sách vay vốn đầu tư lâm nghiệp, chính sách phát triển rừng, chính sách chi trả DVMTR, chương trình 30a, hỗ trợ gạo, phát triển dược liệu… Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn đảm bảo hiệu quả cao nhất. Hướng dẫn các thôn, bản xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một cách linh hoạt, dễ hiểu và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ sở.
Nguồn nhân lực: Để góp phần giải quyết nguồn nhân lực trong chi trả DVMTR ở huyện Tương Dương thì Ban chỉ đạo các cấp sớm củng cố, kiện toàn; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng nói chung, chi trả tiền DVMTR nói riêng. Trước mắt Ủy ban nhân dân huyện tập trung rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các Ban quản lý rừng phòng hộ để kiện toàn lại cho phù hợp và hiệu quả; nghiên cứu phương án sắp xếp theo hướng sáp nhập Ban quản lý rừng phòng hộ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tương Dương. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm tiên tiến phù hợp để quản lý, theo dõi, giám sát thực hiện việc chi trả DVMTR; phần mền xây dựng bản đồ vùng chi trả DVMTR. Trang bị trang phục đồng bộ cho các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách chi trả DVMTR nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm hộ thực hiện quá trình tuần tra, kiểm tra rừng, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng trên diện tích nhận khoán bảo vệ.
Giải pháp về vốn: Tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Tương Dương nói riêng nguồn thu tiền DVMTR chủ yếu là các nhà máy thủy điện với đơn giá 36 đồng/kwh điện thương phẩm bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua điện. Cần phải nghiên cứu điều chỉnh mức thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện tương ứng với mức tăng giá bán điện thương phẩm. Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu việc làm dẫn đến gia tăng hoạt động xâm hại tài nguyên rừng cần phải hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, dệt hàng truyền thống, nuôi ong, chế biến nông sản… Đây là một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo vệ rừng với mục tiêu phát triển kinh tế. Để có thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ rừng cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch, tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường... Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tham mưu điều tiết, hỗ trợ bổ sung đơn giá cho các lưu vực thủy điện có mức chi trả thấp nhằm nâng cao kinh phí chi trả, khuyến khích người dân trong bảo vệ rừng từ đó hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng sông, lòng hồ, lòng suối tạo ra nguồn nước cung ứng DVMTR cho các cơ sở sản xuất thủy điện hoạt động ổn định.
Xã hội: Công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện thường xuyên liên tục nhất là các bản vùng sâu vùng xa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, hiệu quả. Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới các thôn, bản kết hợp lồng ghép nội dung, xây dựng hương ước, quy ước của thôn bản theo phong tục tập quán, phát huy vai trò của trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ phát động phong trào thi đua bảo vệ rừng.
Tổ chức thực hiện: Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương rà soát điều chỉnh phương án khoán trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Tiến hành phân định rõ diện tích, ranh giới, quản lý bảo vệ rừng theo từng bản, nhóm hộ, hộ gia đình cá nhân để gắn quyền lợi và trách nhiệm cụ thể, ban hành quy chế hoạt động và phân phối thu nhập đảm bảo các quy định, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, trong công tác kê khai, rà soát xác định diện tích ranh giới rừng để khoán bảo vệ phải chính xác, đúng đối tượng và có sự tham gia bàn bạc nhất trí của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn. Công tác lập danh sách, tiến hành giao khoán ngoài thực địa phải công khai minh bạch; số tiền chi trả phải rõ ràng, được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và thôn bản để nhân dân biết tham gia kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, các cấp, ngành thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình, phát hiện kịp thời những nảy sinh mâu thuẫn vướng mắc, đề xuất các giải pháp xử lý trên cơ sở có sự đồng thuận cao của đại bộ phận nhân dân, kịp thời hướng dẫn tháo gỡ, xử lý các phát sinh ngay tại địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đối với việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR của chủ rừng là tổ chức, cộng đồng thôn/bản, nhóm hộ được giao, khoán và UBND xã, Tổ chức chi trả cấp huyện, Chủ rừng là tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo sử dụng tiền DVMTR đúng mục đích, đúng quy định hiện hành; không tùy tiện huy động tiền DVMTR của các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng và các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn khi chưa hoặc không có sự đồng thuận hoặc trái với quy định; Tiền DVMTR từ các lưu vực thủy điện phải ưu tiên sử dụng để quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho người bảo vệ rừng; Các nội dung thu, chi phải lập dự toán và được duyệt; có hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi công khai, minh bạch. Đồng thời, thực hiện quyết toán, công khai tài chính theo quy định.
Đoàn Thanh Huyền
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Nguyễn Thị Trà
Trường Đại học Nghệ An
(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 6/2025)
1. Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỉnh Nghệ An (2023), Báo cáo đánh giá Sơ kết 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ BVPTR và 5 năm thực hiện Chính sách chi trả DVMTR gắn với quản lý BVPTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương. Báo cáo hàng năm (từ 2015 đến năm 2023) về Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm tiếp theo.
3. Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Hải Vân (Trung tâm Con người và Thiên nhiên). Chính sách chi trả DVMTR và tác động đến hệ thống quản trị lâm nghiệp địa phương (2019).
4. Phạm Hồng Lượng (Tổng cục Lâm nghiệp). Chi trả DVMTR ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1, 2023.
5. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR.
6. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.