Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 18/07/2024

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của các loài ngoại lai xâm hại

20/02/2017

     ​​Gần đây, tại một số địa phương có hiện tượng phát tán, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại và các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học.

     Trước tình trạng trên, ngày 15/2/2017, Bộ TN&MT đã ban hành Công văn số 580/BTNMT-TCMT đề nghị các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về quản lý các loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của loài ngoại lai xâm hại đối với môi trường và đa dạng sinh học; Kêu gọi người dân không thực hiện các hành vi nuôi, trồng, phát tán, phóng sinh loài ngoại lại xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trái với quy định của pháp luật.

     Bộ TN&MT đề nghị các đơn vị gửi báo cáo thông tin chỉ đạo, triển khai về Bộ trước ngày 5/3/2017.

 

 

     Cũng trong ngày 15/2, Bộ TN&MT có Công văn số 582/BTNMT-TCMT gửi Bộ Công an đề nghị chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai công tác nghiệp vụ nhằm xác định rõ các thông tin liên quan đến vụ việc phóng sinh sinh vật ngoại lai vào sông Hồng tại bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và xử lý theo quy định pháp luật đối với tổ chức, cá nhân nếu có vi phạm.

 

     Sinh vật ngoại lai xâm hại là sinh vật ngoại lai ln chiếm nơi sinh sng hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

     Danh mục các loài ngoại lai xâm hại đã được Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT ban hành tại Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT -BNNPTNT ngày 26/9/2013.

     Việc phóng sinh các loài ngoại lai xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại là trái với quy định của pháp luật hiện hành:

     - Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (tại Khoản 1, Điều 52) quy định: “Việc nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại chỉ được tiến hành sau khi có kết quả khảo nghiệm loài ngoại lai đó không có nguy cơ xâm hại đối với đa dạng sinh học và được UBND cấp tỉnh cấp phép”.

     - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (tại Khoản 2, Điều 43) quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn vì mục đích thương mại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại. Đối với các hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn, tùy mức độ thiệt hại thì mức xử phạt sẽ tăng nặng theo quy định tại Khoản 3, Điều 43 của Nghị định.

     - Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (tại điểm b, Khoản 4, Điều 24) quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng hoặc không có tên trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

     - Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTMT cũng về quy định quản lý các loài thủy sinh ngoại lai (tại Khoản 6, Điều 7) quy định: Nghiêm cấm chủ sở hữu tự ý phóng sinh thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên, khu bảo tồn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này.

 

 

Thanh Huyền

Ý kiến của bạn