Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 11/12/2024

Đất nước làm giàu nhờ phân chim

25/10/2017

     Pêru là tiểu quốc nằm ở khu vực châu Mỹ La tinh. Trước kia, nơi đây từng sở hữu mỏ bạc nổi tiếng trong lịch sử nhưng do khai thác quá độ, nguồn tài nguyên này đã lâm vào tình trạng cạn kiệt. Tuy nhiên, các cư dân ở Pêru đã phát hiện ra một nguồn tài nguyên dồi dào từ biển và đảo hoang ven biển, đó là phân chim.

 

 

     Ở Pêru, lượng cá cực lớn ở biển đã thu hút đông đảo các loài chim về hải đảo sinh sống. Sau nhiều năm, lượng chim đã bao phủ khắp đảo với mật độ 2 triệu con/m². Do đó, lượng phân chim tích lũy lâu năm đã chất cao thành đống, độ dày bao phủ lên đến 45 m.

     Người Pêru từ lâu đã biết khai thác phân chim làm phân bón, nhưng nghề buôn bán phân chim vẫn chưa phát triển do hạn chế về nhận thức của người dân và bất tiện trong giao thông đường biển. Cho tới thế kỷ 19, khi nền cách mạng công nghiệp của các cường quốc Âu Mỹ bùng nổ, nhu cầu về sản lượng nông nghiệp mới đột ngột tăng cao. Các tàu viễn dương nhanh chóng đưa tin về loại phân bón hữu cơ ở Pêru, gây nên một cơn sốt khắp châu Âu. Phạm vi tăng trưởng lương thực của châu Âu nhờ vậy đã tăng gấp 3 lần.

     Pêru đã nắm bắt ngay cơ hội này và nhanh chóng trở nên giàu có. Công việc khai thác phân chim vốn không cần bất kỳ kỹ thuật phức tạp nào, chỉ dựa vào đôi tay của người lao động. Giá thành khai thác cũng vô cùng thấp, bởi tiền công của thợ khai thác còn không bằng 5% doanh số bán phân bón. Trong hơn nửa thế kỷ, chỉ nhờ nguồn tài nguyên “trời ban” này, Pêru đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất châu Mỹ La tinh.

 

Hoàng Tố Uyên

Ý kiến của bạn