Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 17/07/2024

Băng-la-đét: Nước sông biến thành nước muối, rừng ngập mặn xuất hiện

30/11/2017

     Tại các vùng của Băng-la-đét, đặc biệt dọc theo sông Chitra, rừng ngập mặn xuất hiện khi nước sông biến thành nước muối.
      Theo các chuyên gia về môi trường, biến đổi khí hậu làm giảm dòng nước ngọt và tăng độ mặn, gây ra ảnh hưởng xấu đến khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới Sundarbans.

Một phần của rừng ngập mặn mới được phát triển dọc trên sông Chitra 

     Trên thực tế, hiện trạng này đã bắt đầu một vài thập niên trước đây. Hiện nay, những cánh rừng ngập mặn mới đang mọc lên, đánh dấu sự kết thúc của một hệ sinh thái quan trọng với thực vật nước ngọt và cá. Rừng ngập mặn mới xuất hiện trải dài hơn 3,5 km, tại các làng Goalbari, Putia và Gurguria thuộc quận Begerhat. Độ mặn gia tăng đã khiến những cây xoài, dừa và các loài cây khác của vùng nước ngọt không còn xuất hiện tại Chitra.
     Mặt khác, một số ngư dân đã mang hạt giống của các loài ra khỏi rừng ngập mặn Sundarbans, rồi gieo tại các vùng đất đá trên Chitra khiến đẩy nhanh tốc độ chuyển rừng ngập mặn.
     Mô hình sản xuất thủy sản cũng phải thay đổi trong những năm gần đây. Theo đó, sản lượng tôm Bagda nước mặn đã tăng lên, trong khi đó, các loài nước ngọt như tôm Golda, cũng như cá nước ngọt như Ruhi và Catla lại giảm.

Thu Hà (Theo Baotainguyenmoitruong)

 

Ý kiến của bạn