Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 16/07/2024

Báo động ô nhiễm không khí tại các thành phố của Ấn Độ

08/03/2019

     Theo Báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh và AirVisual, Ấn Độ có đến 22 trong số 30 TP ô nhiễm nhất thế giới. Đặc biệt là TP. Gurugram, nằm ở ngoại ô ở thủ đô New Delhi, đây được xem là TP ô nhiễm nhất. Chỉ số chất lượng không khí ở New Delhi ở mức 135.8, vượt gấp 3 lần mức độ khuyến cáo của Cơ quan BVMT Mỹ (EPA).

    Năm 2018, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của TP. Gurugram đo được dựa trên nồng độ bụi mịn PM 2.5 đã vượt trên ngưỡng 200. Theo EPA, đây là ngưỡng “rất không tốt cho sức khỏe con người” và cảnh báo người dân nên hạn chế ra đường vào giờ cao điểm. Các hạt bụi mịn chứa các chất gây ô nhiệm như sulfate, nitrates, cácbon, gây ra các bệnh về hô hấp cho người dân.

 

Nhiều TP của Ấn Độ ô nhiễm nhất thế giới 

 

    Báo cáo cũng chỉ ra rằng, vào năm 2020, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra cái chết cho 7 triệu người và là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Tình trạng ô nhiễm đặc biệt đáng ngại tại khu vực Nam Á. Trong tổng số 20 TP ô nhiễm nhất trên thế giới có 18 TP ở Ấn Độ, Pakistan và Băng-la-đét. Băng-la-đét là quốc gia có chỉ số bụi siêu vi PM2.5 cao nhất thế giới (97,1 µm/m³), sau đó tới Pakistan, Ấn Độ.

    Báo cáo cho biết, trong khi nhiều TP tại Trung Quốc đã có dấu hiệu môi trường được cải thiện, tình trạng ô nhiễm suy giảm thì nhiều quốc gia láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Inđônêxia lại bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

    Tại Seoul (Hàn Quốc), Tổ chức Hòa bình xanh đã tiến hành phân tích tài liệu về bụi siêu vi tại đây và chỉ ra năm 2018, nồng độ bụi siêu vi bình quân tại thủ đô Seoul là 23 µm/m³, tương đương năm 2015. Hiện tượng không khí ứ đọng do biến đổi khí hậu gia tăng, khiến số ngày nồng độ bụi siêu nhỏ ở mức “xấu” tăng từ 44 ngày lên 61 ngày trong năm, mức “rất xấu” từ không có ngày nào lên 4 ngày.

 

Gia Linh (Source Moitruong.net)

Ý kiến của bạn