Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Phát triển bền vững khai thác than ở Việt Nam

26/06/2018

Nguyễn Thị Thuỳ Hương

                                                                             Học viện Tài chính

     TÓM TẮT

     Để phát triển than Việt Nam một cách bền vững, trước mắt chưa cần tạo ra “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế than”. Thay vào đó, trong vòng 30 năm tới, có thể dùng phương pháp điều chỉnh tốc độ khai thác để giải quyết vấn đề này.

     Từ khóa: Khai thác, tốc độ, than Việt Nam, phát triển bền vững.

     1. Đặt vấn đề

     Tài nguyên khoáng sản (trong đó có than) thuộc loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt: Có giới hạn, không tái tạo, con người không thể chờ đợi hàng trăm triệu năm để các quá trình địa chất tạo ra mỏ mới. Tài nguyên khoáng sản còn được gọi là tài nguyên cạn ER (Exhaustible Resource). Để phát triển bền vững loại tài nguyên này, người ta phải đề ra một nguyên tắc là: Tạo ra một phí cộng vào giá thành khai thác, phí này được tích luỹ trong quá trình khai thác để sau cùng sử dụng nó nhằm nghiên cứu, chế tạo sản phẩm thay thế khi tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt gọi là tạo “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế".

     2. Phương pháp nghiên cứu

     Để đảm bảo tính chính xác và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thông số đưa vào tính toán, tác giả sử dụng lý thuyết toán học và dựa vào các dữ liệu đã được điều tra, tìm kiếm, thăm dò để tính và chọn tốc độ tăng trưởng  sao cho than Việt Nam phát triển bền vững.

     3. Giải quyết vấn đề

     Như trên đã trình bày, với than Việt Nam, để có thể phát triển bền vững, chưa cần tạo ra “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế” với các lý do sau:

     3.1. Mức độ phong phú

     Than là loại khoáng sản có mức độ phong phú lớn nhất trong tất cả các loại khoáng sản. Các kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, các mỏ than trên thế giới phần lớn tập trung ở Bắc bán cầu với tổng trữ lượng và tài nguyên than là 29,000 tỷ tấn (riêng trữ lượng là 952 tỷ tấn). Các quốc gia có nhiều than là Liên xô cũ, Mỹ, Trung Quốc, Đức... Nếu sản lượng khai thác trung bình là 5,2 tỷ tấn/năm thì chỉ số cạn kiệt than thế giới là 183 năm (tính theo trữ lượng), còn nếu tính theo cả trữ lượng và tài nguyên thì chỉ số cạn kiệt than là 5.577 năm, trong khi, chỉ số cạn kiệt của các loại khoáng sản khác là rất thấp, như, dầu mỏ là 60 năm, khí thiên nhiên là 70 năm, đồng là 43 năm... Với chỉ số cạn kiệt lớn như vậy có thể nhận định rằng, nguy cơ cạn kiệt than đối với loài người chưa phải là vấn đề cấp bách.

     3.2. Giá thành khai thác than Việt Nam lớn, lợi nhuận do khai thác than nhỏ

     Khi tập hợp số liệu về giá thành và giá bán than Việt Nam từ năm 2001 - 2013 cho thấy:

     Bảng 1. Giá thành và giá bán than Việt Nam (2001 - 2013)

Stt

 Năm

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

1

Giá thành than (ngđ/T)

292

302,5

313,0

343,9

406,3

437,1

476,4

696,2

667,5

939,2

1116,6

1233,5

1280,2

2

Giá bán than nội địa (ngđ/T)

267,0

284,8

301,0

329,4

380,8

395,8

501,2

663,6

681,8

924,9

1178,6

1320,3

1416,0

3

Giá bán than xuất khẩu (ngđ/T)

386,4

387,5

395,7

482,2

641,7

555,4

589,7

1273,1

938,8

1495,4

1922,1

1629,2

1462,0

4

Giá thành so với giá bán nội địa (%)

109,4

106,2

104,0

104,4

106,7

110,4

95,1

104,5

100,6

101,5

94,7

93,4

90,4

5

Giá thành so với giá bán xuất khẩu (%)

75,6

78,1

79,1

71,3

63,3

78,7

80,8

54,7

71,1

62,8

58,1

76,0

87,6

  

     Nếu lấy tỷ lệ than xuất khẩu bình quân năm là 25% thì tỷ suất giá thành trên giá bán than Việt Nam nói chung đạt 94,4%. Với con số này tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn trong khai thác than Việt Nam là 5%, tỷ suất lợi nhuận trên một đồng vốn quá thấp (5 % thấp hơn cả lãi vay) cho thấy hiệu quả kinh tế trong khai thác than Việt Nam là quá thấp. Để tạo ra “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế than” bằng cách cộng thêm một loại phí vào giá thành khai thác sẽ kéo theo tỷ suất lợi nhuận xuống rất thấp, các mỏ sẽ không chịu đựng nổi, nguy cơ đóng cửa mỏ là cao. Hệ luỵ có thể xảy ra là hàng trăm nghìn việc làm hiện hay của ngành than Việt Nam mất việc, cực xã hội của phát triển bền vững bị phá vỡ.

     3.3. Hiện nay chưa có cam kết quốc tế về bảo vệ tài nguyên khoáng sản

     Tài nguyên khoáng sản là một hợp phần của môi trường. Về mặt không gian, môi trường là một hệ mở. Do đặc điểm này, trong BVMT có một khái niệm là “kẻ ăn không” (Free rider), ám chỉ một cá nhân, một cộng đồng, một quốc gia được hưởng lợi từ các hoạt động BVMT của các cá nhân, các cộng đồng, các quốc gia khác. Vì vậy, việc BVMT cũng như bảo vệ tài nguyên khoáng sản phải mang tính toàn cầu thông qua các cam kết quốc tế. Hiện, chỉ mới có các cam kết quốc tế về BVMT nói chung, như Nghị định thư Montreal (1997), Hội nghị thượng đỉnh RIO de janeiro (Brasil) (1992), Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg (Nam Phi) (2002)... mà chưa có các cam kết quốc tế về bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Nếu Việt Nam tạo ra một “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế than” sẽ là một việc làm đơn độc.

     3.4. Việt Nam có đủ than để khai thác trong giai đoạn phát triển bền vững thấp?

     Từ khái niệm PTBV, các chuyên gia kinh kế cụ thể hoá mối quan hệ biện chứng theo không gian và theo thời gian.  

       Theo thời gian, phát triển bền vững (PTBV) một nền kinh tế được chia thành 2 giai đoạn là: PTBV thấp và PTBV cao. Hai giai đoạn được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Hai giai đoạn PTBV

        Trong đó:

        SOL: Mức sống

        KM: Vốn (tư bản) nhân tạo

        KN: Vốn (tư bản) tự nhiên tài nguyên thiên nhiên

        O: Mức sống lay lắt

        A: Đói hoặc cực kỳ khó khăn

        Kmin: KN tối thiểu để duy trì mức sống lay lắt

        t: thời gian

     Giai đoạn PTBV thấp được tính từ Kmin tới t1. Trong giai đoạn này, phát triển kinh tế hoàn toàn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên (TNTN) nhằm nâng cao mức sống SOL và tạo ra tư bản nhân tạo KM. Đặc điểm của PTBV thấp là “đánh đổi” KN lấy KM. Điển hình cho mô hình phát triển này là các quốc gia vùng vịnh (Trung Đông) với lợi thế tuyệt đối về dầu mỏ (chiếm đến 64,5% trữ lượng dầu toàn cầu), các quốc gia này đã và đang đánh đổi dầu mỏ KN lấy KM và nâng cao rất đáng kể mức sống của người dân.

     Giai đoạn PTBV cao được tính từ t1. Tại t1 nền kinh tế đã tích luỹ được một lượng KM đủ lớn làm cho nền kinh tế “cất cánh”. Từ t1, nền kinh tế phát triển bằng cách đồng thời khai thác cả KN và KM (trong vùng EBD).

     Việt Nam đang ở giai đoạn PTBV thấp. Riêng với than, Việt Nam đang đánh đổi KN (than) lấy KM trong các ngành: Nhiệt điện, xi măng, hoá chất, nông nghiệp (phân bón), luyện kim; trong đó chú ý ngành điện: Theo [5], từ năm 2016 đến năm 2030, nhu cầu cho nhiệt điện chiếm đến 76,5% khối lượng than khai thác. Qua phân tích trên ta thấy, trong giai đoạn PTBV thấp, do đánh đổi được KN lấy KM, nếu ở giai đoạn này, khai thác khoáng sản chưa cần tạo ra “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế”. Liên quan đến lý do thứ 4 này cần xem xét 2 vấn đề là: Thời điểm kết thúc giai đoạn PTBV thấp của nền kinh tế Việt Nam; than Việt Nam trong giai đoạn này đủ hay thiếu?

     Vấn đề thứ nhất: Tác giả căn cứ vào dự báo của PWC - Price Waterhouse Coopers (một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới). Theo PWC: GDP của Việt Nam năm 2015 là 204 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên để đánh giá mức sống SOL, thường người ta qui đổi GDP sang “GDP ngang giá sức mua, (Purchasing power party) (gọi là GDPPPP). Nếu qui đổi theo phương pháp này thì GDPPPP của Việt Nam năm 2015 là 597 tỷ đô la Mỹ, xếp thứ 32 nền kinh tế toàn cầu. Nếu cứ với tốc độ tăng trưởng 5% năm (thực tế là 6%) thì vào năm 2050, GDPPPP của Việt Nam sẽ là 3,181 tỷ đô la Mỹ và lọt vào top 20 của nền kinh tế thế giới. Vậy ta có thể lấy 2050 là điểm t1 - thời điểm kết thúc giai đoạn PTBV thấp của Việt Nam.

     Vấn đề thứ hai: Than Việt Nam có đủ để khai thác trong giai đoạn này không?

     Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng phương pháp tính chỉ số cạn kiệt. Theo phương pháp này, chỉ số cạn kiệt là một hàm số của tốc độ tăng trưởng theo công thức:

     Dựa vào công thức (1), xác định mối quan hệ giữa Tii, tác giả đã lựa chọn chỉ số cạn kiệt than Việt Nam theo cách sau:

     - Chọn dữ liệu:

     Q = 2436,6 TrT (trữ lượng than Việt Nam có vào đầu năm 2016). Đây là trữ lượng chắc chắn của 2 vùng than Đông Bắc và nội địa. Q không bao gồm trữ lượng chắc chắn 524,9 của vùng sông Hồng vì đây là trữ lượng công nghiệp (kinh tế). (Bảng 2).

     Bảng 2. Trữ lượng và tài nguyên than Việt Nam 2016

     Đơn vị: TrT

Stt

Vùng

Trữ lượng chắc chắn và tin cậy (A + B + C1)

Cấp tài nguyên dự tính và dự báo

(C2 + P)

Tổng số

1

Đông Bắc

2284,1

4359,2

6643,3

2

Nội địa

152,5

26,7

179,2

3

Đồng bằng sông Hồng

524,9

38826,7

38879,6

Tổng cộng

2961,5

43212,6

45702,1


     Năm gốc là 2016, với S0 = 35 TrT/năm (thực tế đã khai thác là 34,8 TrT). Tìm Ti qua các biến i theo công thức:

     Kết quả tính được các Ti tương ứng với các  như ở bảng và đồ thị sau:

     Bảng 3. Chỉ số cạn kiệt than Việt Nam phụ thuộc tốc độ tăng trưởng khai thác 

Stt

Tốc độ tăng trưởng 

Chỉ số cạn kiệt

(Ti) (Năm)

Năm cạn kiệt

1

0,01

52

2068

2

0,02

43

2059

3

0,03

37

2953

4

0,04

33

2049

5

0,05

30

2046

6

0,06

27

2043

7

0,07

25

2041

8

0,08

24

2040

9

0,09

22

2038

10

1,10

21

2021

 

Đồ thị 3.2.  Mô tả quan hệ Ti i

     Dựa vào đồ thị ta chọn i tương ứng với các năm 2053, 2049, 2046 là các năm +-2050 (kết thúc giai đoạn PTBV thấp của Việt Nam) tương ứng với anpha i là 0,03; 0,04; 0,05.

     Như vậy, nếu tính từ năm gốc là 2016, với sản lượng gốc là 35 TrT/năm thì than Việt Nam có thể khai thác với tốc độ tăng trưởng là 0,03 - 0,05 (3 - 5% năm) sẽ đảm bảo than Việt Nam PTBV.

     4. Kết luận

     Để PTBV tài nguyên khoáng sản, ngoài việc kết hợp hài hoà 3 cực: Cực kinh tế, cực môi trường và cực xã hội như với một nền kinh tế, còn phải tính đến cực thứ 4 là cực “cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế”. Tuy nhiên, với than Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa cần tạo ra cơ chế tài chính cho sản phẩm thay thế để PTBV vì phụ thuộc vào điều kiện của mỗi loại khoáng sản như: Mức độ phong phú, giá thành khai thác than Việt Nam, giai đoạn phát triển…

     Thay vào đó, trong vòng 30 năm tới, có thể dùng phương pháp điều chỉnh tốc độ tăng trưởng  là 0,03 - 0,05 (3 - 5% năm) sẽ đảm bảo than Việt Nam PTBV.

     TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chữ (2002), Giáo trình kinh tế nguyên liệu khoáng, Đại học Mỏ - Địa chất.

2. Nguyễn Thị Thuỳ Hương (2017), Phương pháp xác định chỉ số cạn kiệt và thời điểm cạn kiệt than Việt Nam, Tạp chí môi trường.

3. TKV (2001 - 2013), Báo cáo tài chính giai đoạn 2001 - 2013.

4. TKV (2006 - 2013), Báo cáo tổng kết năm 2006 - 2013.

5. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 403/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 về phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030”.

SUSTAINABLE DEVELOPMENT FOR COAL EXPLOITATION IN VIỆT NAM

 

Nguyễn Thị Thuỳ Hương

Academy of Finance

     ABSTRACT

     In order to develop Vietnam coal industry in a stable and sustainable manner, there is no need to create “a financial mechanism for coal substitution” in the short term. Instead, in the next 30 years, it is possible to employ the method of adjusting exploitation rate to solve this problem.

     Key words: Exploitation, rate, Vietnam coal, sustainable development.

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề II/2018)

Ý kiến của bạn