Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 05/12/2024

Nghiên cứu thành phần hóa học của tảo suối tại Cao Bằng

08/04/2014

     Việt Nam là một nước nhiệt đới, nóng ẩm thích hợp với việc sinh trưởng và phát triển của tảo nước ngọt và tảo biển, do vậy ở Việt Nam có nhiều loài tảo được phân bố ở khắp nơi. Theo nghiên cứu thống kê, riêng nguồn lợi về tảo biển, Việt Nam hiện có 638 loài rong biển đã được định tên trên tổng số 1.000 loài có mặt tại vùng biển Việt Nam, có 229 loài thuộc tảo đỏ, 123 loài tảo nâu, 145 loài tảo lục và 76 loài tảo lam, trong đó 31,7% tổng số loài nêu trên thuộc vùng khí hậu ôn đới và 40% nhiệt đới. Đa số được dùng làm thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc.

     Các loài tảo sinh sống trong môi trường nước ngọt, trên đất liền, trong lòng sông, lòng suối chưa được nghiên cứu nhiều, các loài tảo này chỉ được một số người dân địa phương sử dụng theo kinh nghiệm làm thức ăn cho  người và gia súc, gần như chưa thấy được dùng làm thuốc một cách rộng rãi.

     Tảo được xem như nguồn hợp chất tự nhiên tuyệt vời và mới lạ với các chất có hoạt tính sinh học có thể được bào chế thành các sản phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm thực phẩm chức năng từ tảo hiện nay đã có mặt trên thị trường Việt Nam.

     Cao Bằng nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung có nhiều tài nguyên sinh vật, đa dạng về loài và nguồn gen. Tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật, trong đó có tảo lục làm thuốc, cũng như làm thực phẩm rất độc đáo, có truyền thống, mang bản sắc dân tộc.

     Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của loài tảo lục ăn được tại Cao Bằng.

 

TS. Lại Minh Hiền, TS. Nguyễn Hoành Côi

Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học

ThS. Nguyễn Duy Chí

Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược Quân đội

(Toàn văn đang trên Tạp chí Môi trường, số 3/2014)

Ý kiến của bạn