Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Nghiên cứu định lượng các bon trng rừng bần chua trồng ở xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

09/05/2014

     Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM), có ý nghĩa quan trọng, gopa phần phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và BVMT và các vùng cửa sông ven biển.

     Một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên rừng và môi trường, giảm nhẹ và phát thải khí nhà kính (KNK) đối với các nước đang phát triển là tham gia Chương trình REDD (giảm phát thải KNK từ mất rừng và suy thoái rừng), REDD+ (giai đoạn sau của REDD, các nước đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng so với một giai đonạ tham khảo để nhận được hỗ trợ về mặt tài chính từ phía các nước phát triển) trong đó có Việt Nam. Mục tiêu chung của Việt Nam tham gia Chương trình REDD+ là giảm phát thải KNK, tăng trữ lượng các bon rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghẻo, BVMT và thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

     Để tham gia Chương trình REDD+ cần phải tính toán được trữ lượng các bon của rừng. Năm 2006, IPCC (Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu) đã phát triển một bộ hướng dẫn cho các quốc gia để kiểm kê phát thải KNK nói chung, trong đó có vấn đề phát thải khí CO2 từ suy thoái và mất rừng. Có 5 bể chứa các bon trong rừng được xác định: Trong thực vật trên mặt đất (AGB), trong thực vật dưới mặt đất (BGB) chủ yếu trong rễ cây rừng, trong thảm mục hay còn gọi là lượng rơi, trong cây gỗ chết (chết đứng hoặc đã ngã đổ) và trong đất dưới dạng các bon hữu cơ. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu bể chứa các bon trong thực vật trên mặt đất và bể chứa các bon trong thực vật dưới mặt đất của rừng.

 

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 4/2014)

Ý kiến của bạn