Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong Khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

25/12/2017

Tóm tắt

     Bài báo giới thiệu kết quả Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong Khu du lịch Thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai và hiệu quả sử dụng đất trong Khu du lịch Thác Bản Giốc. Huyện hiện có 3 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất. Trên địa bàn xã Đàm Thủy, các LUT chủ yếu là LUT 1 (Chuyên lúa),  LUT 2 (lúa - màu), LUT 3 (Chuyên màu). Tuy nhiên các LUT này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của xã.

Từ khóa: Thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

 

STATUS ASSESSMENT AND EFFICIENCY IMPROVEMENTS OF AGRICULTURAL LAND USE IN THE TOURIST AREA OF BẢN GIỐC FALLS AT TRÙNG KHÁNH DISTRICT, CAO BẰNG PROVINCE

Nguyễn Mạnh Hùng1

1Vice Chairman of the People's Committee of Thung Khanh district, Cao Bang province

1Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry                                             

Abstract

     The paper introduces the results of status assessment and efficiency improvement of agricultural land use in the touritm area of Bản Giốc falls at Trùng Khánh district, Cao Bằng province. Also, it evaluates land management and using efficiency in  Bản Giốc falls's resort. The district stands 3 forms and 12 types of land using. Over Đàm Thủy commune, LUT mains LUT 1 (rice only),  LUT 2 (rice - crops), LUT 3 (Crops only). However, these LUTs have not yet brought high effect for the socio-economic development of the commune.

Keywords: Bản Giốc falls, Trùng Khánh district, agricultural land using efficiency.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 

     Trùng Khánh là một huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng. Trong đó, xã Đàm Thủy là xã trọng điểm của huyện và của tỉnh về phát triển du lịch với danh lam thắng cảnh thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao. Trong bối cảnh phải đảm bảo hài hòa các nhu cầu đất đai, vừa đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo ổn định đời sống của đa số dân thuần nông trong vùng, đồng thời khai thác và phát huy tiềm năng giá trị danh lam thắng cảnh thác Bản Giốc mà thiên nhiên ban tặng, kết hợp với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang kinh tế dịch vụ du lịch nông thôn, đó là một bài toán lớn không thể làm được trong một thời gian ngắn mà cần phải được nghiên cứu một các kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học để định hướng và giúp cho người dân biết khai thác thế mạnh của từng gia đình, xóm bản để phát triển khi tế theo hướng bền vững.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

     Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, các trung tâm nghiên cứu... Một số tài liệu thu thập: các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng và biến động đất đai, biến động đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước về các nông sản huyện Trùng Khánh.

2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo mẫu phiếu in sẵn. Tổng số hộ điều tra là 30 hộ, trên địa bàn xã Đàm Thủy theo phương pháp chọn ngẫu nhiên (Bốc thăm ngẫu nhiên theo danh sách hộ của xã).

+ Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng đến môi trường.

2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Trùng Khánh

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trường.

2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp. Các số liệu sau khi thu thập, điều tra được tiến hành xử lý, tổng hợp, phân tích một cách chính xác. Sử dụng các phần mềm máy tính (Word, Excell...). Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất 

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Trùng Khánh

3.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đến ngày 31/12/2016

     Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện Trùng Khánh đến ngày 31/12/2016 là 46.837,76 ha. Diện tích thống kê từng loại đất theo mục đích sử dụng được trình bày trong Bảng 3.1.

 

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Trùng Khánh

TT

Loại đất

Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính

Cơ cấu diện

tích loại đất

so với tổng

diện tích tự

nhiên (ha)

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

 

46.837,7

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

42.499,4

90,74

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

9.366,9

20,00

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

9.088,0

19,40

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

5.156,3

11,01

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

3.931,7

8,39

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

278,9

0,60

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

33.080,4

70,63

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

48,5

0,10

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

3,7

0,01

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3.518,6

7,51

2.1

Đất ở

OCT

472,9

1,01

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

2.183,8

4,66

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

2,0

0,00

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

5,7

0,01

2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT

NTD

75,7

0,16

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

705,7

1,51

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

72,8

0,16

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

 

-

3

Đất chưa sử dụng

CSD

819,7

1,75

Nguồn: [7]

 

3.1.1.2. Tình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2011-2016

 

Bảng 3.2. Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016 huyện Trùng Khánh

ĐVT: Ha

TT

Loại đất

Diện tích năm 2016

So với năm 2011

Diện tích

năm 2011

Tăng (+),

giảm (-)

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

 

46.837,7

46.693,4

144,3

1

Đất nông nghiệp

NNP

42.499,4

42.540,9

-41,5

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

9.366,9

9.367,4

-0,5

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

9.088,0

9.127,4

-39,4

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

5.156,3

5.047,1

109,2

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

3.931,7

4.080,3

-148,6

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

278,9

239,9

39,0

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

33.080,4

33.117,9

-37,4

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

48,5

55,7

-7,2

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

3,7

 

3,7

Nguồn: [6, 7]

 

3.1.1.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trùng Khánh

     Huyện Trùng Khánh có hệ thống cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Sự đa dạng hệ thống cây trồng còn thể hiện rõ trong từng mùa vụ, từng vùng. Đất đai chia thành được chia thành các khu vực có địa hình khác nhau, tập quán sản xuất khác nhau, hệ thống cây trồng cũng khác nhau.

 

Bảng 3.3. Diện tích các cây trồng chính năm 2016 huyện Trùng Khánh

TT

Cây trồng

Diện tích (ha)

1

Lúa xuân

10,50

2

Lúa mùa

4.315,27

3

Ngô

4.739,56

4

Rau, đậu các loại

437,50

5

Lạc

33,58

6

Đậu tương

547,19

7

Thuốc lá, thuốc lào

329,10

Tổng

10.412,70

 

Bảng 3.4. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất

TT

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng

7.163,30

100,00

I

Chuyên lúa

Lúa mùa

3.853,69

53,91

II

Lúa - màu

 

472,08

6,60

 

 

Lúa xuân - ngô

10,50

0,15

Ngô - lúa mùa

68,00

0,95

Đậu tương - lúa mùa

135,70

1,90

Lạc - Lúa mùa

33,58

0,47

Rau, đậu - Lúa mùa

124,80

1,75

Thuốc lá - Lúa mùa

99,50

1,39

III

Chuyên màu

 

2.822,23

39,48

 

 

Ngô - Rau, đậu

112,70

1,58

Ngô - Đậu tương

211,49

2,96

Ngô - Đậu tương - Rau, đậu

200,00

2,80

Ngô - Ngô

2.068,44

28,94

Thuốc lá

229,60

3,21

          (Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Trùng Khánh, số liệu điều tra)

 

3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trong khu du lịch thác Bản Giốc

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch thác Bản Giốc

 

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch thác Bản Giốc

TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng

1.000,00

100,00

A

Đất xây dựng

64,01

6,40

I

Đất dân dụng

49,87

4,99

1

Đất ở

23,38

2,34

 

Đất ở hiện trạng

23,38

2,34

2

Đất công cộng (nhà văn hóa, y tế, trường học,…)

1,79

0,18

 

Đất trường học (tiểu học, THCS)

0,98

0,10

 

Công trình công cộng khác (chợ, NVH, trạm y tế,…)

0,81

0,08

3

Đất giao thông đối nội

24,70

2,47

II

Đất ngoài dân dụng

14,14

1,41

1

Đất cơ quan

0,37

0,04

2

Đất an ninh, quốc phòng

0,70

0,07

3

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

2,00

0,20

4

Đất dịch vụ du lịch

0,20

0,02

5

Đất resort - nghỉ dưỡng

3,09

0,31

6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

0,54

0,05

7

Đất hạ tầng, bến bãi công trình đầu mối

1,24

0,12

8

Đất giao thông đối ngoại

6,00

0,60

B

Đất khác

935,99

93,60

1

Đất lâm nghiệp

480,08

48,01

2

Đất nông nghiệp

265,99

26,60

3

Đất kênh mương mặt nước

156,70

15,67

4

Đất di tích danh thắng

(động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc,…)

33,22

3,32

Nguồn: [4]

 

3.1.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trong khu du lịch thác Bản Giốc

     Xã có hệ thống cây trồng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Sự đa dạng hệ thống cây trồng còn thể hiện rõ trong từng mùa vụ, từng vùng.

 

Bảng 3.6. Diện tích các cây trồng chính năm 2016 xã Đàm Thủy

TT

Cây trồng

Diện tích (ha)

1

Lúa xuân

7,28

2

Lúa mùa

320,00

3

Ngô

405,90

4

Lạc

2,70

5

Đậu tương

28,10

Tổng

763,98

(Nguồn: UBND xã Đàm Thủy, số liệu điều tra)

 

Bảng 3.7. Hiện trạng các laoij hình sử dụng đất

TT

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

 

 

 

470,66

100,00

I

Chuyên lúa

Lúa mùa

184,62

39,23

II

Lúa - màu

 

135,38

28,76

 

 

Lúa xuân - ngô

7,28

1,55

Ngô - lúa mùa

100,00

21,25

Đậu tương - lúa mùa

28,10

5,97

III

Chuyên màu

 

150,66

32,01

 

 

Ngô - lạc

2,70

0,57

Ngô - Ngô

147,96

31,44

(Nguồn: UBND xã Đàm Thủy, số liệu điều tra)     

   

3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất của huyện Trùng Khánh và xã Đàm Thủy

3.2.1. Hiệu quả kinh tế

3.2.1.1. Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chính

     Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế của từng cây trồng của huyện, thu được kết quả như sau:

 

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính trên địa bàn huyện Trùng Khánh

                                        Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/năm

TT

Cây trồng

Tính trên 1 ha

Tính trên 1 công lao động

GTSX

CPTG

GTGT

GTSX

GTGT

1

Lúa xuân

37.522

15.775

21.747

202

185,75

107,66

2

Lúa mùa

35.400

14.636

20.764

207

171,01

100,31

3

Ngô

33.000

10.293

22.707

145

227,59

156,60

4

Rau các loại

28.600

17.540

11.060

160

178,75

69,12

5

Lạc

21.600

16.266

5.334

142

152,11

37,56

6

Đậu tương

42.500

10.724

31.776

205

207,32

155,00

7

Thuốc lá

33.300

21.961

11.339

151

220,53

75,10

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

 

     Hiện nay trên địa bàn xã Đàm Thủy tập trung phát triển cây đậu tương, ngô, lúa xuân, lúa mùa là những cây thế mạnh của xã, góp phần thúc đẩy phát triền nền kinh tế chung của toàn huyện. Bên cạnh đó góp phần xóa đói, giảm nghèo và đem lại một phần thu nhập đáng kể cho người dân. Kết quả sản xuất của xã Đàm Thủy năm 2016 được thể hiện trong Bảng sau:

 

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính trên địa bàn xã Đàm Thủy

TT

Cây trồng

Diện tích (ha)

Sản lượng (Tấn)

Giá trị kinh tế (Triệu đồng)

1

Lúa xuân

7,28

30,50

198

2

Lúa mùa

320,00

1.728,00

10.368

3

Ngô

405,90

204,30

1.226

4

Lạc

2,70

37,80

1.058

5

Đậu tương

28,10

135,75

1.222

Tổng

763,98

2.136,35

14.072,20

 

 

3.2.1.2. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

 

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất huyện Trùng Khánh

Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha/năm

Ký hiệu

Loại hình
sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

GTSX

CPTG

GTGT

HQĐV
(lần)

LUT1

Chuyên lúa

1. Lúa mùa

35.400

14.636

20.764

1,42

LUT2

Lúa - màu

2. Lúa xuân - ngô

70.522

26.068

44.454

1,71

3 Ngô - Lúa mùa

68.400

24.929

43.471

1,74

4. Đậu tương - lúa mùa

77.900

25.361

52.539

2,07

5. Lạc - Lúa mùa

57.000

30.903

26.097

0,84

6. Rau, đậu - Lúa mùa

64.000

32.177

31.823

0,99

7. Thuốc lá - Lúa mùa

68.700

36.597

32.103

0,88

LUT3

Chuyên màu

8. Ngô - Rau, đậu

61.600

27.833

33.767

1,21

9. Ngô - Đậu tương

75.500

21.017

54.483

2,59

10. Ngô - Đậu tương - Rau, đậu

104.100

38.558

65.542

1,70

11. Ngô - Ngô

66.000

20.586

45.414

2,21

12. Thuốc lá, thuốc lào

33.300

21.961

11.339

0,52

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

 

     Trên địa bàn xã Đàm Thủy có 6 kiểu sử dụng đất, kiểu sử dụng đất ngô - lúa màu, ngô - ngô chiếm diện tích chủ yếu trong sản xuất. Đây là 2 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả đồng vốn của kiểu sử dụng đất ngô - ngô là 2,21 lần, của  ngô - lúa mùa là 1,74 lần. Đây là những kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế của xã, giải quyết lao động, mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân.

3.2.2. Hiệu quả xã hội

 

Bảng 3.11. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất huyện Trùng Khánh

hiệu

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

GTGT


(Công)

GTNC

1000đ/công

LUT1

Chuyên lúa

1. Lúa mùa

100,31

207

100,31

LUT2

Lúa - màu

2. Lúa xuân - ngô

128,11

347

128,11

3 Ngô - Lúa mùa

123,50

352

123,50

4. Đậu tương - lúa mùa

127,52

412

127,52

5. Lạc - Lúa mùa

74,78

349

74,78

6. Rau, đậu - Lúa mùa

86,71

367

86,71

7. Thuốc lá - Lúa mùa

89,67

358

89,67

LUT3

Chuyên màu

8. Ngô - Rau, đậu

110,71

305

110,71

9. Ngô - Đậu tương

155,67

350

155,67

10. Ngô - Đậu tương - Rau, đậu

128,51

510

128,51

11. Ngô - Ngô

156,60

290

156,60

12. Thuốc lá, thuốc lào

75,10

151

75,10

 

     Từ kết quả tổng hợp ở Bảng 3.10 cho chúng ta thấy, mức độ đầu tư lao động và giá trị ngày công cho các LUT và giữa các kiểu sử dụng đất là rất khác nhau trên địa bàn huyện Trùng Khánh cụ thể:

     LUT 1 (Chuyên lúa): Với kiểu sử dụng đất lúa mùa cho số ngày công lao động là 207 công và giá trị ngày công chỉ đạt 100,31 nghìn đồng/công.

     LUT 2 (lúa – màu): Với 6 kiểu sử dụng đất trong đó Kiểu sử dụng đất Đậu tương - Lúa mùa có số công lao động cao nhất LUT là 412 công nhưng cho giá trị ngày công mức trung bình với 127,52 nghìn đồng/công. Tiếp theo là kiểu sử dụng đất Rau đậu - Lúa mùa với 367 công và cho giá trị ngày công là 86,71 nghìn đồng/công.

     LUT 3 (Chuyên màu): Trong 5 kiểu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất này thì kiểu sử dụng Ngô - Đậu tương - Rau, đậu có hiệu quả xã hội cao nhất LUT với số ngày công lao động là 510 công và giá trị ngày công là 128,51 nghìn đồng/công.

     Trên địa bàn xã Đàm Thủy kiểu sử dụng đất ngô - ngô mang lại hiệu quả xã hội cao nhất, thu hút nhiều lao động với 290 ngày công lao động và giá trị ngày công lao động 156,60 nghìn đồng/công. Kiểu sử dụng đất lúa xuân - ngô, đậu tương - lúa mùa, ngô - lúa mùa hiệu quả xã hội ở mức khá.

3.2.3. Hiệu quả môi trường

     Kết quả điều tra hộ dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng hàng năm, so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của trạm Khuyến Nông huyện Trùng Khánh được trình bày trong Bảng như sau:

 

Bảng 3.12. Tổng hợp mức đầu tư phân bón của các cây trồng huyện Trùng Khánh

Đơn vị tính: Tính trên 1 ha

TT

Cây trồng

Mức đầu tư phân bón

Tiêu chuẩn của Trạm Khuyến

nông huyện

N (kg)

P (kg)

K (kg)

P/C

(tạ)

N (kg)

P (kg)

K (kg)

P/C

(tạ)

1

Lúa xuân

220,50

350,60

145,21

25,60

260-300

400-500

140-160

40-50

2

Lúa mùa

178,14

402,10

95,00

27,00

200-220

400-440

100-110

40-50

3

Ngô

302,00

242,60

100,80

30,00

300-350

400

120-150

80-10

4

Rau, đậu các loại

30,50

155,00

45,00

32,50

120-150

360-450

240-300

60-80

5

Lạc

65,00

350,60

95,00

42,60

60-80

300-400

100-120

50-60

6

Đậu tương

62,00

258,70

89,50

26,40

60-80

400-500

100-120

80-10

7

Thuốc lá, thuốc lào

550,00

720,00

250,00

10,00

100-120

380-400

100-120

40-50

 

     Việc sử dụng các loại phân bón cho cây trồng trên địa bàn xã Đàm Thủy cũng như trên địa bàn huyện Trùng Khánh hiện nay vẫn mang tính chất chủ quan của các hộ gia đình, chưa bón phân theo tỷ lệ chưa hợp lý. Lượng phân chuồng bón cho các cây trồng đều ở mức quá thấp so với yêu cầu. Đây cũng là nguyên nhân làm thoái hoá đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất.

*  Về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

 

Bảng 3.13. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một số cây trồng

Cây trồng

Tên thuốc

Thực tế sử dụng

Tiêu chuẩn cho phép (*)

So sánh

Lúa

Beam 75 WP

32g/ha

26 - 30g/ha

0,2g

Validacin 5L

80 /ha

60 - 70ml /ha

10ml

Sasa 20WP

200g/ha

150g/ha

50g

Basa 50 EC

63ml/ha

50 - 60ml/ha

0,3ml

Regent

42g/ha

40g/ha

0,2g

Padan

75g/ha

60 -70g/ha

0,5g

Ngô

TP-Pentin 18EC

0,5 lít/ha

0,2 - 0,4 lít/ha

0,1 lít

Ofunack 40EC

0,38 lít/ha

0,2 - 0,4 lít/ha

-

Padan 95SP

0,08 kg/ha

0,08 kg/ha

-

Valydacin

0,60 lít/ha

0,4 - 0,6 lít/ha

-

Mancozeb

0,74 lít/ha

0,7 lít/ha

0,04 lít

Thuốc lá,

thuốc lào

Cure Supe 300EC

0,74 lít / ha.

0,7 lít / ha.

0,04 lít

Actinovate 1SP

35 g/ha

25-30 g/ha

0,05g

Hexado 155SC

70g/ha

60 -70g/ha

-

Đậu tương

Cyperan 50EC

0,6 lít/ha

0,4-0,6 lít/ha

-

Peran 50EC

0,76 lít/ha

0,7 lít/ha

0,06 lít

Lạc

Padan 95%

0,08 kg/ha

0,08 kg/ha

-

Bassa 50EC

67ml/ha

50 - 60ml/ha

0,07ml

Basudin

0,3 lít/ha

0,2 - 0,4 lít/ha

-

Rovral 50wp

73g/ha

60 -70g/ha

0,03 lít

Rau, đậu

các loại

Regent 5 SC

0,63 lít/ha

0,4-0,6 lít/ha

0,03 lít

Oncol 20 EC

3 lít/ha

1,5-3 lít/ha

-

Abatin 1.8EC

0,7 lít/ha

0,5 lít/ha

0,2 lít

Vitashield 40EC

0,6 lít/ha

0,4-0,8 lít/ha

-

(*): Tiêu chuẩn liều lượng thuốc sử dụng theo quy định của nhà sản xuất

 

     Trên địa bàn huyện Trùng Khánh nói chung cũng như xã Đàm Thủy người dân sử dụng thuốc BVTV không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng. Họ thường tự tăng lượng thuốc sử dụng vì nghĩ rằng sâu bệnh sẽ bị tiêu diệt nhanh và triệt để mà không nghĩ đến hậu quả của nó. Tình trạng ô nhiễm môi trường do dư lượng thuốc BVTV đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, sức khỏe người dân cũng như môi trường trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc BVTV không có quy trình bảo hộ lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người như: gây rối loạn nội tiết, ung thư, sinh con dị tật, quái thai, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi...

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong Khu du lịch thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh

3.3.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả

     Trên địa bàn huyện Trùng Khánh kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thì nên lựa chọn loại hình sử dụng đất chuyên màu, lúa - màu để phát triển và nhân rộng diện tích trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trên địa bàn xã Đàm Thủy, với mục đích phát triển du lịch dịch vụ thác Bản Giốc trong thời gian tới nên lựa chọn loại hình sử dụng đất lúa - màu, chuyên màu để phát triển, tạo cảnh quan trong khu du lịch.

3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Giải pháp về cơ chế, chính sách: Cần tạo cơ chế thông thoáng trong việc kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư tại các khu điểm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, người nông dân có điều kiện tham gia phát triển tiềm năng du lịch.

- Giải pháp về nguồn nhân lực: Thay đổi nhận thức và tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp theo phương pháp thuần túy, có tư duy phát triển kinh tế theo hướng kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với khai thác dịch vụ du lịch và đặc biệt phải có sự liên kết giữ các hộ nông dân để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch.

- Giải pháp BVMT sinh thái: Bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan môi trường tự nhiên, đặc biệt là các khu danh thắng đã được quy hoạch, tôn tạo làm đẹp cảnh quan, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Cần có kế hoạch cải tạo các vùng đất, đưa một số giống hoa, rau vào sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ du khách tại chỗ thông qua các món ăn, tạo thu nhập thông qua dịch vụ chụp ảnh...

4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

     Huyện Trùng Khánh  hiện có 3 loại hình sử dụng đất với 12 kiểu sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiệu quả các LUT của huyện Trùng Khánh cho thấy:

- Về hiệu quả kinh tế: Huyện Trùng Khánh cây đậu tương, ngô, lúa xuân và lúa mùa là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả, chi phí trung gian ở mức trung bình và hiện tại là những cây trồng thế mạnh của huyện. Tuy nhiên, những cây này đòi hỏi đầu tư công lao động cao nhất.

- Về hiệu quả xã hội: LUT 1 (Chuyên lúa): Với kiểu sử dụng đất lúa mùa - lúa xuân cho số ngày công lao động là 207 công và giá trị ngày công chỉ đạt 100,31 nghìn đồng/công.

     LUT 2 (lúa - màu): Với 6 kiểu sử dụng đất trong đó Kiểu sử dụng đất Đậu tương - Lúa mùa có số công lao động cao nhất LUT là 412 công nhưng cho giá trị ngày công mức trung bình với 127,52 nghìn đồng/công. Tiếp theo là kiểu sử dụng đất rau đậu - Lúa mùa với 367 công và cho giá trị ngày công là 86,71 nghìn đồng/công.

     LUT 3 (Chuyên màu): Trong 5 kiểu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất này thì kiểu sử dụng Ngô - Đậu tương - Rau, đậu có hiệu quả xã hội cao nhất LUT với số ngày công lao động là 510 công và giá trị ngày công là 128,51 nghìn đồng/công.

- Về hiệu quả môi trường: Do người dân chưa sử dụng lượng phân bón hợp lý và sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho nên các kiểu sử dụng đất chỉ đạt ở mức trung bình và mức thấp không có chỉ tiêu nào đạt ở mức cao.

     Trên địa bàn xã Đàm Thủy, các LUT chủ yếu là LUT 1 (Chuyên lúa): LUT 2 (lúa - màu), LUT 3 (Chuyên màu). Tuy nhiên các LUT này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của xã.

 Đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiện định hướng sử dụng đất:

- Giải pháp về cơ chế, chính sách: Cần tạo cơ chế thông thoáng trong việc kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư tại các khu điểm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tham gia khai thác tiềm năng du lịch.

- Giải pháp về nguồn nhân lực: Thay đổi nhận thức và tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp theo phương pháp thuần túy, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có tư duy phát triển kinh tế theo hướng kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với khai thác dịch vụ du lịch và đặc biệt phải có sự liên kết giữ các hộ nông dân để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch.

- Giải pháp BVMT sinh thái: Sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp hợp lý, khoa học. Bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan môi trường tự nhiên, đặc biệt là các khu danh thắng đã được quy hoạch, tôn tạo làm đẹp cảnh quan, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Cần có kế hoạch cải tạo đất: Đưa một số giống hoa, rau vào sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ du khách tại chỗ thông qua các món ăn tại các nhà hàng, khách sạn trong Khu du lịch, tạo thu nhập thông qua dịch vụ chụp ảnh...

4.2. Kiến nghị

     Các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhất là các tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi bằng nhiều giải pháp, kết hợp đầu tư công với đầu tư bằng nguồn xã hội hóa; tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi cho người dân được hưởng các ữu đãi trong việc vay vốn để phát triển sản xuất, mở lớp bồi dưỡng tập huấn, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nông dân để nâng cao hiểu quả sử dụng đất, kết hợp với phát triển các dịch vụ du lịch. 

     Tiến hành đánh giá đất, xây dựng bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai làm cơ sở xác định tiềm năng nông nghiệp của huyện Trùng Khánh, sử dụng đất bền vững và phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện có hiệu quả.

     Đưa vào chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH trong thời gian tới, lấy phát triển du lịch làm nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để từ đó có phương án tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, khai thác nguồn lực tại chỗ, phát triển du lịch theo hướng bền vững.

     Chính quyền cấp huyện và xã cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách hợp lý, hiệu quả nhằm bảo vệ được nguồn tài nguyên đất, nước và bảo vệ được môi trường cảnh quan sinh thái.

     Khuyến khích việc hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ nông sản, chế biến nông sản trong nông thôn. Tạo ra những mô hình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm để người dân thấy được hiệu quả kinh tế thông qua việc kết hợp dịch vụ du lịch với sản xuất nông nghiệp. Cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường cho người dân một cách thường xuyên để có sự định hướng phát triển sản xuất phù hợp.

     Người nông dân trực tiếp lao động cần có tư duy mới, không trông chờ ỷ lại, biết vận dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh vào sản xuất, kết hợp với phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với điều kiện tại địa phương, biết tranh thủ lợi thế tiềm năng về cảnh quan môi trường, tạo ra những sản phẩm chất lượng, phong phú để phục vụ phát triển du lịch bền vững, gắn với hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Trần Văn Chính và các cộng sự (2006). Giáo trình thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh hiệu qủa sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Hà Nội.

3. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007). Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Thủ tướng chính phủ (2017). Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13/04/2017 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc.

5. UBND huyện Trùng Khánh (2013). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 huyện Trùng Khánh.

6. UBND huyện Trùng Khánh (2012). Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2011 của huyện Trùng Khánh.

7. UBND huyện Trùng Khánh (2017). Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2016 của huyện Trùng Khánh.

8. UBND huyện Trùng Khánh (2015). Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch huyện Trùng Khánh, giai đoạn 2015 - 2020.

9. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.

 

Nguyễn Mạnh Hùng1

1Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

1Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

(Tạp chí Môi trường số chuyên đề III năm 2017)

Ý kiến của bạn