Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Đánh giá chất lượng nguồn sử dụng và chất lượng nước ngọt phục vụ nhu cầu của người dân tại ba xã đảo (Việt Hải, Nhơn Châu, Nam Du)

07/04/2020

     Tóm tắt

     Xu thế khai thác cạn kiệt các nguồn nước ngọt (bao gồm nước ngầm và nước mặt) để phát triển kinh tế hiện tại của các xã đảo là vấn đề đáng báo động. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả đưa ra một số đánh giá trữ lượng nguồn nước và chất lượng nước ngọt tại ba xã đảo là xã Việt Hải (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), xã Nhơn Châu (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) và xã Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Tài nguyên nước trên đảo tại ba xã đảo nghiên cứu là không nhiều. Xã đảo Việt Hải có nguồn nước dồi dào từ các suối nhưng trữ lượng chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, vẫn có hiện tượng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vào mùa khô. Xã đảo Nhơn Châu đã có biện pháp khắc phục khi xây dựng hồ chứa nước lớn để cung cấp nước và dự phòng trong các trường hợp cần thiết. Nguồn nước của xã đảo Nam Du có trữ lượng nhỏ, không tập chung như bể chứa và giếng khoan nước ngầm chỉ đủ cho nhu cầu của đảo trong hiện tại nhưng có chưa có biện pháp dự phòng trong tương lại. Đánh giá chung, chất lượng nước mặt và nước ngầm trên ba xã đảo tương đối tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng nước dùng trong sinh hoạt cho người dân địa phương, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép cần phải khắc phục như độ cứng và hàm lượng coliform.

     Từ khóa: Xã đảo Việt Hải, xã đảo Nhơn Châu, xã đảo Nam Du, trữ lượng nước ngọt, chất lượng nước.

     I. MỞ ĐẦU

     Các xã đảo là một phần lãnh thổ quan trọng của Chiến lược Phát triển kinh tế biển, nên cần phải phát huy tối đa nguồn tài nguyên trong vùng nội thủy, vùng lãnh hải và vùng hợp tác quốc tế, đặc biệt là phát triển kinh tế trên các đảo, để trở thành cầu nối giữa đất liền và ngoài khơi trong khai thác kinh tế cũng như củng cố an ninh quốc phòng. Phát triển kinh tế ở các xã đảo đang là một trong những khó khăn và thách thức lớn do hiện tượng hạn hán, thiếu nước ngọt mà nguyên nhân chủ yếu là lớp phủ rừng trên các đảo bị khai thác và phá hoại nghiêm trọng. Đất trên đảo vốn đã bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng nhưng do khai thác nông nghiệp thiếu kỹ thuật, ít đầu tư và thiếu nước, đất càng trở nên thoái hoá và năng suất cây trồng thấp [4].

     Các mô hình kinh tế phát triển ở các xã đảo đều cần nguồn nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và chăn nuôi. Xu thế khai thác cạn kiệt các nguồn nước ngọt (nước ngầm, nước mặt) để phát triển kinh tế hiện tại của các xã đảo là vấn đề đáng báo động. Chính vì vậy trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả đưa ra một số đánh giá trữ lượng nước và chất lượng nước ngọt tại ba xã đảo là xã Việt Hải (huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng), xã Nhơn Châu (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) và xã Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Điểm chung của ba xã đảo đều được thiên nhiên ban tặng cho nhiều điều kiện về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan, khí hậu… thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tại cả ba xã đảo phân bố tại ba miền của đất nước chưa tận dụng được ưu thế, điều kiện sẵn có để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự khan hiếm nước ngọt tại các xã đảo thường xuyên xảy ra, phổ biến vào mùa khô. Do đó, đời sống của người dân địa phương bị ảnh hưởng, các hoạt động nông nghiệp không được đẩy mạnh, hoạt động du lịch bị hạn chế do thiếu nước sinh hoạt.

     II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     2.1. Phạm vị nghiên cứu

     Xã Việt Hải có diện tích 86,25 km², dân số chỉ khoảng 213 người, mật độ dân số đạt 2,5 người/km². Xã được chia thành 2 xóm 1 và xóm 2. Xã nằm ở phần phía Đông của đảo Cát Bà, hòn đảo lớn thứ ba Việt Nam [3].

     Xã Nhơn Châu cách đất liền TP. Quy Nhơn khoảng 24km về phía Đông Nam, là một trong các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, đảo có vị trí chiến lược đặc biệt về an ninh – quốc phòng, phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền. Đảo Nhơn Châu (hay còn gọi là Cù Lao Xanh hay đảo Vân Phi) nằm cách xã Xuân Hoà (Sông Cầu - Phú Yên) 6 km, từng là đất của tỉnh Phú Yên trước khi được sát nhập về Quy Nhơn sau năm 1975 [1].

     Xã Nam Du có diện tích 190 ha, bao gồm 10 hòn đảo, trong đó chỉ có 02 hòn có dân cư tập trung đông là hòn Ngang và hòn Mấu. Ngoài ra, trên hòn Dầu có khoảng chục hộ dân sinh sống, toàn xã chia làm 3 ấp dân: ấp An Bình, ấp An Phú và ấp Hòn Mấu [2].

 

     Hình 1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu tại ba xã đảo

 

     2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

     + Thời gian thu mẫu:

     - Thu mẫu nước mặt của xã đảo Việt Hải vào tháng 12/2017.

     Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu nước mặt tại xã Việt Hải

 

STT

Tọa độ

Tầng
thu mẫu

Loại nước

Kí hiệu mẫu

1

20º47'48.3' N; 107º02'44.4''E

Tầng mặt

Nước mương: Hệ thống mương nước tưới tiêu, chăn thả gia súc

VH1

2

20º48'14.5' N; 107º02'25.8''E

Nước suối: Nước phục vụ cho tưới tiêu

VH2

3

20º48'13.8' N; 107º02'21.5''E

Nước hồ: Hồ nước ngọt, đầu vào của nhà máy xử lý nước sạch cho xã đảo.

VH3

 

     - Thu mẫu nước mặt của xã đảo Nhơn Châu vào tháng 04/2018.

     Bảng 2. Vị trí các điểm thu mẫu nước trên đảo tại xã Nhơn Châu

STT

Tọa độ

Tầng
thu mẫu

Loại nước

Kí hiệu mẫu

1

13º36'41.32' N; 109º21'28.14''E

Tầng mặt

Nước giếng: phục vụ sinh hoạt của người dân

NC1

2

13º36'49.84' N; 109º21'10.62''E

Nước giếng: phục vụ sinh hoạt của người dân

NC2

 

     - Thu mẫu nước mặt của xã đảo Nam Du vào tháng 03/2018.

     Bảng 3. Vị trí các điểm thu mẫu nước trên các đảo tại xã Nam Du

STT

Tọa độ

Tầng
thu mẫu

Loại nước

Kí hiệu mẫu

1

9°40'22.3"N

104°24'01.1"E

Tầng mặt

Nước giếng: phục vụ sinh hoạt của người dân

ND1

2

9°38'06.1"N

104°24'07.2"E

ND2

3

9°41'22.4"N

104°23'32.3"E

ND3

 

     + Thực hiện các chuyến khảo sát thu mẫu môi trường sẽ được tổ chức tại ba xã đảo (trước khi triển khai mô hình): Mỗi điểm thu mẫu phân tích các thông số chất lượng nước là 12 thông số (To, S‰, pH, DO, độ đục, NO2-, NO3-, NH4+, PO43-, Si2O32-, độ cứng, Coliform).

     2.3. Phương pháp nghiên cứu

     Nghiên cứu cũng tiến hành đồng thời lấy mẫu nước mặt tại ba xã đảo. Mẫu nước được thu vào chai PE dung tích 500ml đã rửa sạch, axit hóa đến pH<2 bằng HNO3 (1:1) và được bảo quản ở nhiệt độ 4ºC [5].

     Các phương pháp đo đạc và phân tích các thông số chất lượng nước được tiến hành theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới đã ban hành như Bảng 4.

     Bảng 4. Các thông số và phương pháp phân tích

STT

Tên thông số

Phương pháp phân tích

I

Thông số ngoài hiện trường

1

Nhiệt độ

Máy đo nhiệt độ

2

pH

Máy đo pH theo TCVN 6492: 2011

3

Độ muối (S‰)

Máy khúc xạ kế cầm tay

4

DO

Máy đo DO

5

Độ đục

Máy đo độ đục

II

Thông số tại phòng thí nghiệm

1

Dinh dưỡng: NO2-, NO3-, NH4+, PO43-.

TCVN 5988:1995 (ISO 5664: 1984)

TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004)

TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988)

TCVN 6178:1996 (ISO 6777: 1984)

2

Độ cứng

Chuẩn độ

3

Coliform

TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) phương pháp màng lọc

 

     III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

     3.1. Nguồn cung cấp nước và dự trữ nước ngọt tại ba xã đảo

     a. Xã đảo Việt Hải

     Hệ thống suối của xã đảo nhìn chung không phát triển, những dòng chảy thường xuất hiện tạm thời vào thời điểm trong cơn mưa và thường ngừng ngay sau khi cơn mưa chấm dứt. Trong mùa mưa, nước đọng tại một số vùng trũng thấp. Do cấu tạo địa hình là Karst và vùng trũng là đất bồi tụ phù sa cổ từ sa thạch và diệp thạch, tạo cho Việt Hải có nguồn nước tương đối thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân.

 

Hình 2. Hồ nước ngọt trên xã đảo Việt Hải

 

    Hiện nay, xã Việt Hải có 1 hồ chứa nước ngọt với dung tích 25.000- 30.000m3. Vị trí hồ ở phía thượng nguồn (thuộc Thôn 1) đóng vai trò như hồ điều hòa sinh thái, là nơi trữ nước từ áng Ninh Tiếp, áng Tùng Phèo đổ về, qua hệ thống xử lý sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Ngoài ra, một số hộ gia đình có tiến hành khoan giếng, tận dụng tài nguyên nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt.

     Xã Việt Hải hiện còn có hệ thống kênh mương nội đồng với tổng độ dài 2.350m, đã cứng hóa 2.000m đạt tỉ lệ 85%, đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

     Đánh giá nhu cầu sử dụng nước:

     Nhu cầu sử dụng nguồn nước tại xã Việt Hải phụ thuộc vào tình hình phát triển dân số, phát triển kinh tế - xã hội và lượng khách du lịch tham quan tại địa phương. Theo dự báo đến năm 2020, dân số xã Việt Hải sẽ đạt con số 390 người – con số không lớn nên nhu cầu sử dụng nước không quá cao. Đối với khách tham quan du lịch nghỉ dưỡng, đến năm 2019, lượng khách dự kiến đạt 40.000 lượt (85% là khách quốc tế), trong đó có 7 - 10% lượng khách lưu trú qua đêm trong tổng lượng khách du lịch đến thăm xã. Do đó, cần đảm bảo nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân, khách du lịch và nhu cầu nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

     b. Xã đảo Nhơn Châu

     Xã Nhơn Châu có diện tích nhỏ, không có các dòng chảy thường xuyên, nên đặc điểm thủy văn đơn giản. Tài nguyên nước ngọt không phong phú, nguồn nước phân bố không đều trong năm, suối Bà Tứ và bàu Trạm Xá là những vùng có nước vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô. Hiện tại quân dân xã đảo chủ yếu sử dụng nước giếng được khai thác ở độ sâu từ 8 đến 10m. Nguồn nước sinh hoạt được sử dụng chính trên xã đảo là nước ngầm. Trên địa bàn xã có 11 bể chứa nước và 10 giếng khoan. Ngoài ra vào các tháng mùa khô, trạm bơm nước của xã sẽ hoạt động cung cấp nước cho 2 thôn là thôn Trung và Đông, đảm bảo nhu cầu sử dụng của người dân.

     Do nguồn nước phân bố không đều theo năm và theo địa hình. Cụ thể lượng mưa chỉ tập trung nhiều vào những tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), tập trung nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11. Ngoài ra, tính chất bốc hơi tại xã đảo Nhơn Châu rất lớn, đặc biệt vào các tháng mùa khô 6, 7, 8, ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên nước trên đảo. Do đó, giải pháp tối ưu là xây dựng các hồ chứa nước và xây các bể chứa nước mưa cho từng hộ gia đình và công trình công cộng. Hiện nay, UBND TP.Quy Nhơn đầu tư xây dựng 1 hồ chứa nước có dung tích lớn nằm ở bãi sau của đảo phục vụ cho sinh hoạt.

 

Hình 3. Hồ nước ngọt trên xã đảo Nhơn Châu có lưu lượng 88.000 m3

 

     Trên địa bàn xã đảo Nhơn Châu hiện có hồ chứa nước ngọt, dung tích 88.000m3. Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 170 tỉ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước; bao gồm công trình hồ chứa nước và lắp đặt đường ống dẫn nước vào từng hộ dân. Công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ phục vụ cho 520 hộ dân, với trên 2.300 nhân khẩu và các đơn vị quân đội ở địa phương có nước sạch để sử dụng.

     Đánh giá nhu cầu sử dụng nước:

     Nhu cầu sử dụng nước tại xã đảo Nhơn Châu chủ yếu phụ thuộc vào quy mô dân số tại địa phương, cơ cấu các ngành kinh tế, văn hóa – xã hội, lượng khách du lịch hàng năm. Thống kê năm 2018, dân số toàn xã đảo là 2.200 người, với lượng khách du lịch ngày một gia tăng, đặc biệt dịp nghỉ lễ, mùa hè sẽ cần một lượng nước phục vụ sinh hoạt tương đối lớn. Do đó, ngoài việc vận hành có hiệu quả hồ chứa nước ngọt của địa phương thì việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước ngầm trên xã đảo sẽ góp phần đảm bảo phát triển kinh tế và ổn định xã hội địa phương.

     c. Xã đảo Nam Du

     Nguồn nước ngọt của xã đảo Nam Du được cung cấp chủ yếu là nước mưa, với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.800mm, đây là nguồn cung cấp cho hoạt động sinh hoạt của người dân trên đảo. Tuy nhiên, vào những tháng mùa khô, lượng mưa ít, nguồn nước ngọt chưa đảm bảo phục vụ cho người dân trên xã đảo. Do đó, ngoài biện pháp tích trữ nước mưa trong các thùng, bồn, lu… nhiều hộ dân chung tay góp sức đào ao, hồ để chứa nước mưa, giúp ổn định nguồn cấp nước sinh hoạt.

 

    
                                                                                     (a)                                                                                   (b)
 
                     
                                                                                                                           (c)                                                                                         
 
Hình 4. Các vật dụng để chứa nước sinh hoạt của người dân tại hòn Dâu (a), hòn ngang (b) và ao đào chứa nước nhân tạo (c)

 

     Trên đảo hòn Ngang, UBND xã Nam Du tiến hành xây dựng một bể chứa nước ngọt 2.000m3 phục vụ người dân. Đây là giải pháp để chống hạn, thiếu nước ngọt vào mùa khô và đa dạng các nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt cho người dân.

 

Hình 5. Bể nước  ngọt trên hòn Ngang, xã Nam Du

 

Hiện chưa có nhiều tài liệu đánh giá về trữ lượng nước ngầm tại khu vực huyện Kiên Hải nói chung và xã Nam Du nói riêng. Tuy nhiên, theo kết quả khai thác hiện nay tại các hộ dân của địa phương cho thấy khả năng nước ngầm là rất hạn chế. Tuy vậy, nhiều hộ gia đình tại địa phương đã tiến hành khoan nước ngầm, xây giếng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình và các gia đình khác bằng hình thức bán. Theo khảo sát phỏng vấn địa phương, chi phí để hoàn thành một mũi khoan dao động trong khoảng 70 đến 90 triệu đồng. Nước ngầm được bơm lên qua hệ thống bơm, lọc qua hệ thống lọc được bán cho các hộ dân khác với giá khoảng 80.000 đồng/m3. Một giếng có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho khoảng 80 hộ dân.

 

Hình 6. Mũi giếng khoan trên hòn Ngang, xã Nam Du

 

     3.3.1. Chất lượng nước phục vụ sinh hoạt cho người dân ba xã đảo

     a. Xã Việt Hải

     Với 3 mẫu thu được tại xã Việt Hải để đánh giá chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất tại xã Việt Hải (Bảng 2). Các thông số nhóm hóa lý bao gồm pH, nhiệt độ, độ muối, DO và các muối dinh dưỡng (NO2-; NO3-; NH4+; PO43-; Si2O32-) so sánh với các quy chuẩn phù hợp đều nằm trong giới hạn cho phép sử dụng trong mục đích sinh hoạt hay sản xuất. Đối với thông số độ đục, dễ nhận thấy, có 3 vị trí thu mẫu nước mặt tại xã Việt Hải có độ mặn tương đối cao, đều cao hơn 30 FTU. Căn cứ vào bảng phân loại nước cứng (dựa vào độ cứng), các mẫu nước mặt thu tại xã Việt Hải đều xếp loại rất cứng (độ cứng ≥ 181mg CaCO3/l). Nguyên nhân giải thích là do nguồn nước mặt tại địa phương thường xuất phát từ nước mưa, qua hệ thống suối chảy qua các dạng địa hình Karst chứa nhiều đá vôi. Do đó, cần có những giải pháp xử lý phù hợp để đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt cho người dân. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu này, đưa giải pháp dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời ống dầu (nước không đốt trực tiếp trong ống tránh tạo cặn làm giảm tuổi thọ thiết bị).            

     Bảng 2. Kết quả chất lượng nước mặt xã Việt Hải

 

 

 

STT

Mẫu

VH1

VH2

QCVN 08-MT: 2015/BTNMT
Cột B1

VH3

QCVN 08-MT: 2015/BTNMT
Cột A2

1

pH

7,44

7,53

5,5-9

7,59

6-8,5

2

Nhiệt độ (oC)

16,40

17,80

-

18,3

-

3

Độ muối (‰)

<1

<1

-

<1

-

4

DO (mg/l)

6,12

5,98

≥ 4

5,86

≥ 5

5

Độ đục (FTU)

34,9

30,70

-

35,6

-

6

NO2-(µg/l)

5,97

6,030

50

6,37

50

7

NO3-(µg/l)

78,72

83,70

10.000

207,81

5.000

8

NH4+ (µg/l)

122,61

28,57

900

21,06

300

9

PO43-(µg/l)

55,06

16,85

300

33,9

200

10

Si2O32- (µg/l)

1278,80

2305,30

-

4425,4

-

11

Độ cứng (mgCaCO3/l)

573,60

836,40

-

458,8

-

12

Coliform (CFU/100ml)

28.000

5000

7.500

0

5.000

     (­-­): Không quy định

     - QCVN 08-MT: 2015/BTNMT Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

     - QCVN 08-MT: 2015/BTNMT Cột A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

     Từ số liệu Bảng 2, mẫu nước mặt thu tại nước mương (VH1) có hàm lượng Coliform đạt 28000 CFU/100ml vượt quá GHCP gấp 3,7 lần khi so sánh với QCVN 08-MT: 2015/BTNMT cột B1 (7500 CFU/100ml), cho thấy tình trạng bị nhiễm bẩn vi sinh. Nguyên nhân giải thích có thể do nước mương thường xuyên tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, nước thải của hoạt động nông nghiệp, nước thải và chất thải của gia súc và gia cầm. Trong khi đó, phân tích mẫu thu tại hai điểm còn lại nước suối (VH2) và nước hồ (VH3) không cho thấy dấu hiệu ô nhiễm Coliform nên đảm bảo chất lượng dùng cho mục đích sinh hoạt.

     b. Xã Nhơn Châu

     Có thể nhận thấy kết quả phân tích mẫu ở hai điểm thu mẫu nước giếng của các hộ dân tại xã Nhơn Châu cho thấy, các thông số môi trường đều thấp hơn quy chuẩn cho phép. Chỉ có thông số độ đục là cao hơn quy chuẩn cho phép từ 2,5 đến 2,6 lần, nguyên nhân là các giếng khoan sâu trong các núi đá, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và tốn chi phí làm giảm độ cứng, hay phải lắp đặt thiết bị lọc phù hợp. Căn cứ vào Bảng phân loại nước cứng (dựa vào độ cứng), các mẫu nước ngầm thu tại xã đảo Nhơn Châu đều xếp loại rất cứng (độ cứng ≥ 181mg CaCO3/l).

Bảng 3. Kết quả thông số thủy lý cơ bản nước mặt xã Nhơn Châu

 

 

STT

Mẫu

NC1

NC2

QCVN 02: 2009/BYT Cột II

1

pH

7,44

7,59

6-8,5

2

Nhiệt độ (oC)

26,2

25,8

-

3

Độ muối (‰)

<1

<1

-

4

DO (mg/l)

5,62

5,78

-

5

Độ đục (FTU)

12,8

12,9

5

6

NO2-(µg/l)

5,53

9,66

-

7

NO3-(µg/l)

1.425,7

1.297,3

-

8

NH4+ (µg/l)

24,71

30,62

3000

9

PO43-(µg/l)

100,04

147,71

-

10

Si2O32- (µg/l)

17.509

17.930

-

11

Độ cứng (mgCaCO3/l)

516,2

659,6

-

12

Coliform (CFU/100ml)

90.000

0

150

     (­-­): Không quy định

     - QCVN 02: 2009/BYT Cột II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy)..

     Từ số liệu Bảng 3, mẫu nước ngầm thu tại giếng 1 (NC1) có hàm lượng Coliform đạt 90.000 CFU/100ml vượt quá GHCP nhiều lần khi so sánh với QCVN 02: 2009/BYT cột II (150 CFU/100ml), cho thấy tình trạng nguồn nước bị nhiễm bẩn vi sinh. Nguyên nhân giải thích có thể do nước giếng bị nhiễm nước thải sinh hoạt hoặc nước thải và chất thải của vật nuôi. Trong khi đó, phân tích mẫu thu tại giếng 2 (NC2) cho thấy, không có dấu hiệu ô nhiễm Coliform.

     c. Xã Nam Du

     Các thông số đo được trong 12 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt từ các giếng đào của người dân tại xã đảo Nam Du (Bảng 4) chỉ có 3 chỉ tiêu cần phải đánh giá và tìm nguyên nhân gây ra:

     - Chỉ số đo độ đục tại 3 vị trí thu mẫu ở hòn Ngang, hòn Mấu và hòn Dầu, có giá trị độ đục lần lượt là 8,9 FTU, 8,7 FTU và 9,1 FTU, cao hơn GHCP khi so sánh với QCVN 02: 2009/BYT cột II (5 FTU). Chỉ tiêu về độ đục vượt quy chuẩn cho phép từ 1,7 đến 1,8 lần, so với nước giếng ở xã Nhơn Châu có thấp hơn.

     - Căn cứ vào Bảng phân loại nước cứng (dựa vào độ cứng), các mẫu nước ngầm thu tại hòn Ngang (độ cứng 28,7 mg CaCO3/l) và hòn Dầu (độ cứng 33,5mg CaCO3/l) xếp loại nước mềm (do độ cứng < 60mg CaCO3/l). Trong khi đó, mẫu nước ngầm thu tại hòn Mấu có độ cứng 239 mg CaCO3/l (≥181 mg CaCO3/l) nên được xếp loại nước rất cứng và cần có những biện pháp xử lý phù hợp trước khi sử dụng nước vào mục đích sinh hoạt cho người dân địa phương.

     - Chỉ tiêu Colifrom trong mẫu nước ngầm thu tại cả ba hòn đảo thuộc xã đảo Nam Du đều vượt GHCP so với QCVN 02: 2009/BYT cột II (150 CFU/100ml), với giá trị tăng dần theo thứ tự hòn Mấu (500 CFU/100ml) < hòn Dầu (43.500 CFU/100ml) < hòn Ngang (46.300 CFU/100ml) cho thấy tình trạng nước bị nhiễm bẩn vi sinh trên toàn xã. Nguyên nhân giải thích có thể do nước giếng bị nhiễm nước thải sinh hoạt của người dân và nước thải, chất thải của vật nuôi.

     Bảng 4. Kết quả thông số thủy lý cơ bản nước mặt xã Nam Du

 

 

 

STT

Mẫu

ND1

ND1

ND3

QCVN 02: 2009/BYT Cột II

1

pH

7,63

7,67

7,52

6-8,5

2

Nhiệt độ (oC)

29,7

29,5

29,9

-

3

Độ muối (‰)

<1

<1

<1

-

4

DO (mg/l)

5,83

5,75

5,71

-

5

Độ đục (FTU)

8,9

8,7

9,1

5

6

NO2-(µg/l)

7,3

1,67

7,47

-

7

NO3-(µg/l)

40,37

166,14

47,51

-

8

NH4+ (µg/l)

27,4

35,22

66,54

3000

9

PO43-(µg/l)

30,38

17,91

15,8

-

10

Si2O32- (µg/l)

16.952

19.974

15.498

-

11

Độ cứng (mgCaCO3/l)

28,7

239

33,5

-

12

Coliform (CFU/100ml)

46.300

500

43.500

150

     (­-­): Không quy định

     - QCVN 02: 2009/BYT Cột II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy)..

     Đánh giá chung:

     - Các thông số hóa lý (nhiệt độ, pH, DO, độ muối) đều thấp hơn quy chuẩn phù hợp. Độ pH đo được ở cả ba xã đều có giá trị lớn hơn 7, cho thấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất đều có tính kiềm yếu. Độ muối đo được ở các mẫu nước ngọt trên các xã đảo đều nhỏ hơn 1‰, cho thấy chưa có hiện tượng xâm nhập mặn vào nguồn nước tại các đảo.

     - Vì lý do địa hình nên giá trị độ cứng trong nước ở các xã đảo đo được đều lớn (≥181 mg CaCO3/l) nên được xếp vào loại nước rất cứng và cần có những biện pháp xử lý phù hợp trước khi sử dụng làm nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Đặc biệt, khu vực xã Việt Hải, độ cứng đo được cao nhất trong 3 khu vực nghiên cứu, hiện tại đây là cơ sở khoa học để lắp đặt các thiết bị phục vụ sinh hoạt phù hợp để giảm chi phí bảo trì, kéo dài tuổi thọ các thiết bị.

     - Các thông số muối dinh dưỡng (NO2-; NO3-; NH4+; PO43-; Si2O32-) đều thấp hơn quy chuẩncho phép, đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng.

     - Thông số Coliform tại các mẫu nước có kết quả cao hơn quy chuẩn cho phép cho thấy hiện tượng nước bị nhiễm vi sinh do gần các nguồn thải mất vệ sinh. Đây là cơ sở để cảnh báo các nhà quản lý cần có giải pháp xử lý nước khi muốn phát triển các ngành nghề kinh tế liên quan đến nguồn nước cấp nhiều như du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng.

     IV. KẾT LUẬN

     Ba xã đảo Việt Hải (huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng), xã đảo Nhơn Châu (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) và xã đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) được phân bố tại ba miền của đất nước, có vị trí địa lý và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh lãnh thổ, phát triển kinh tế biển đảo. Mỗi xã đảo đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là vấn đề nước ngọt trên đảo.

     Tài nguyên nước trên đảo tại ba xã đảo nghiên cứu là không nhiều. Trong khi đó nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao do sự gia tăng dân số, yêu cầu phát triển kinh tế, lượng khách du lịch tăng dần qua các năm đòi hỏi các chính quyền địa phương ba xã đảo cần sớm tìm ra giải pháp phù hợp. Xã đảo Việt Hải có nguồn nước dồi dào từ các suối nhưng lượng nước phục vụ chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh hoạt, vẫn có hiện tượng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Xã đảo Nhơn Châu đã có biện pháp khắc phục khi xây dựng hồ chứa nước lớn để cung cấp nước và dự phòng trong các trường hợp cần thiết. Nguồn nước của xã đảo Nam Du có trữ lượng nhỏ, không tập chung như bể chứa và giếng khoan nước ngầm chỉ đủ cho nhu cầu của đảo trong hiện tại nhưng có chưa có biện pháp dự phòng trong tương lại. Đánh giá chung, chất lượng nước mặt và nước ngầm trên ba xã đảo tương đối tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng dùng trong sinh hoạt cho người dân địa phương, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn Việt Nam cho phép cần phải khắc phục như độ cứng và ô nhiễm coliform.

     Muốn phát triển kinh tế bền vững tại ba xã đảo, một ưu tiên trước mắt mà các cơ quan chính quyền các cấp cần chú trọng là vấn đề tìm kiếm, ổn định nguồn cung cấp nước ngọt, nhằm đảm bảo cuộc sống của nhân dân trên đảo, của các lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo và khách du lịch.

 

Lê Xuân Sinh1, Nguyễn Thị Phương Dung2, Lê Duy Khương3

1Viện Tài nguyên và Môi trường biển  

2Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận Tải

3Trường Đại học Hạ Long

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt 1/2020)

 

     Lời cảm ơn

     Nhóm tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh cho một số xã đảo tiêu biểu ven bờ Việt Nam”, mã số KC.08.09/16-20 đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu này.

     Tài liệu tham khảo

  1. Quyết định số 489/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Bình Định.
  2. Quyết định số 2311/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận xã đảo thuộc tỉnh Kiên Giang.
  3. Quyết định số 1859/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận xã đảo thuộc thành phố Hải Phòng.
  4. Lê Đức Tố, 2005. Luận chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế-sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn của vùng biển ven bờ Việt Nam. Báo cáo đề tài mã số KC-09-12, trang 17-20.
  5. Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 2014. Quy trình điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển - phần sinh học và hóa môi trường, NXB KHTN&CN, Hà Nội.

 

ASSESSMENT OF USE SOURCES AND FRESH WATER IN SERVICE OF THE DEMAND USED IN THREE COMMUNES (VIET HAI, NHON CHAU, NAM DU)

 

 Lê Xuân Sinh1, Nguyễn Thị Phương Dung2, Lê Duy Khương3

1 Institute of Marine environment and resources

2University of Transport Technology

3Hạ Long University

 

     Abtract

     The current trend of exhausted exploitation of fresh water sources (groundwater, surface water) for the current economic development of island communes is a serious issue. Therefore, in the framework of this article, we present some valuable values ​​of water reserves and fresh water quality in three island communes with Viet Hai commune (Cat Hai district, Hai Phong city); Nhon Chau commune (Quy Nhon city, Binh Dinh province) and Nam Du commune (Kien Hai district, Kien Giang province). Water resources in the three island communes are not much. Viet Hai island commune has abundant water sources from stream but the amount of water is sufficient for daily needs, there is still a shortage of water for agricultural production. Nhon Chau commune has corrective measures when building a large reservoir to provide water and backup in necessary cases. Nam Du commune is an island commune with limited concentration of water sources, a commune with many small islands, reservoirs and underground water volume sufficient for the needs of the island at present but there are no preventive measures in the future. Overall assessment, the quality of surface water and groundwater in the three island communes are relatively good, ensuring the quality requirements for domestic use for the local people, while some indicators exceeding the standards need to be overcome such as hardness index and coliform index.

     Keywords: Viet Hai island commune, Nhon Chau island commune, Nam Du island commune, Fresh water reserve, Water quality.

 

Ý kiến của bạn