Banner trang chủ

Bảo tồn hệ sinh thái rạn san hôtại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

02/07/2018

     Xã Tam Hải, (huyện Núi Thành, Quảng Nam), códiện tích 455,75 ha, là một xã đảo ven biển nằm tách biệt với đất liền, bao bọc xung quanh là biển và sông Trường Giang, thông qua 2 cửa sông là Cửa Lở ở phía Bắc và cửa An Hòa ở phía Đông Nam, thuộc vũng An Hòa. Vùng biển nơi đây rất phong phú rạn san hô (RSH) và thảm cỏ biển, được xem là “khu rừng đặc dụng của biển”, tuy nhiên RSH vùng biển Tam Hải đang ngày càng suy giảm, nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, đời sống ngư dân trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

     Theo số liệu điều tra khảo sát của Viện Hải dương học Nha Trang, vùng biển Tam Hải hiện có gần 1.000 ha thảm cỏ biển và 90 ha san hô, với 100 loài, chủ yếu có 2 kiểu RSH chính là rạn riềm ven các đảo và rạn nền trên các bãi cạn, đồi ngầm. Kiểu rạn nền có thành phần đa dạng và độ phủ cao hơn, thành phần và độ phủ của san hô từ 30-35%, có nơi độ phủ đạt 100%. Các RSH phong phú về nguồn lợi thủy sản, với khoảng 225 loài cá thuộc 96 giống và 35 họ, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá hồng, cá mú, cá lượng, cùng với tôm hùm đỏ, tôm hùm sỏi và nhiều loài ốc; các loài da gai, giáp xác, thân mềm như cua Huỳnh Đế, ốc, trai, ngọc cũng rất đa dạng… Đặc biệt, các RSH còn nuôi dưỡng nguồn giống quan trọng cho vùng biển Tam Hải. Hàng năm, người dân trong xã thu hoạch hàng vạn cá thể tôm hùm giống để cung cấp cho các vựa nuôi trồng thủy sản của các tỉnh miền Nam.

 

Tập huấn và tham vấn cộng đồng về quy hoạch và quy chế Khu bảo vệ hệ sinh thái RSH Tam Hải

 

     Những năm gần đây, do việc khai thác nguồn lợi ồ ạt đã làm suy giảm diện tích RSH. Kết quả nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, hiện có trên 85% số rạn bị đe dọa ở mức trung bình và cao, 50% số rạn bị đe dọa bởi hoạt động khai thác quá mức, 47 số rạn bị đe dọa bởi lắng đọng trầm tích, 40% số rạn bị đe dọa do phát triển vùng ven biển… Ngoài ra, lượng chất thải từ các tàu, thuyền du lịch, tiếng ồn của động cơ, việc neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định cũng phá hủy nhiều RSH.Mặt khác, những cơn bão và lũ lụt gây xói lở cửa biển cũng đã giảm độ phủ của RSH. Sau 10 năm, độ phủ củaRSH đã giảm mạnh, trung bình chỉ còn 10-20%, nơi cao nhất là 70%. Ngoài ra, việc xả các chất thải sinh họat, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dầu mỡ của tàu thuyền, các họat động xây dựng công trình biển, nạo hút luồng lạch...là những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái RSH.

     Để tăng cường công tác bảo vệ các RSH, chính quyền huyện Núi Thành đã triển khai nhiều dự án phục hồi và bảo vệ RSH vùng biển Tam Hải, điển hình như Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái RSH, góp phần BVMT biển và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Tam Hải do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEFSGP) hỗ trợ 830 triệu đồng, được triển khai từ năm 2009- 2017. Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao nhận thức, năng lực của chính quyền, người dân địa phương về quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý RSH ven biển thông qua các giải pháp truyền thông, lồng ghép với  hoạt động của hội, đoàn thể địa phương,mô hình cộng đồng bảo vệ và giám sát RSH. Các chuyên Dự án đã phối hợp với với Hội Phụ nữ huyện Núi Thànhtổ chức nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền, vận động bà con ngư dân tham gia các hoạt động tìm hiểu giá trị của RSH,phương pháp bảo vẹ và sử dụng bền vững RSH, làm sạch bãi biển, thành lập các tổ hạt nhân tuần tra, giám sát việc chấp hành các quy định trong khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản tại địa phương…Cùng với đó, xã Tam Hải đã thành lập các tổ cộng đồng chịu trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái RSH, khai thác thủy sản bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, xã cũng ban hành quy chế bảo vệ RSH, trong đó quy định rõ, không khai thác hải sản ở RSH bằng các phương pháp hủy diệt như chất nổ, xung điện, hóa chất và chất độc; khai thác quá mức bằng các ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, không khai thác các sinh vật mang trứng, còn nhỏ; cấm thả neo tàu thuyền hoặc đi đứng trên RSH; không dùng các loại lưới cào trên nền đáy san hô; Không xả dầu, luyn, vứt chất thải xuống biển; không khai thác san hô làm đồ mỹ nghệ, hòn non bộ, vật liệu xây dựng...

 

Vũ Văn Doanh

Đại học TN&MT Hà Nội

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 6/2018)

 

 

 

Ý kiến của bạn