Banner trang chủ

Giữ cho hành tinh luôn mát lành: Nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn và khí hậu của chúng ta

14/09/2018

     “Giữ cho hành tinh luôn mát lành: Nỗ lực bảo vệ tầng ôzôn và khí hậu của chúng ta” là chủ đề Ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn ngày 16/9 năm nay, nhằm kêu gọi các quốc gia loại bỏ chất làm suy giảm tầng ôzôn và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

 

     Nghị định thư Montreal đã được đưa ra cách đây hơn 30 năm phát hiện ra các chất CFC (chlorofluorocarbons) và các chất làm suy giảm tầng ôzôn khác - được sử dụng trong bình xịt, hệ thống lạnh và nhiều vật dụng khác đã làm cho tầng ôzôn bị suy giảm nghiêm trọng gọi là “lỗ thủng ôzôn”, làm cho các tia cực tím nguy hiểm xâm nhập xuống trái đất.

    Theo Nghị định thư Montreal, các quốc gia đã cắt giảm việc sản xuất và sử dụng các chất này, là các khí nhà kính và có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu. Kết quả là đến giữa thế kỷ, tầng ôzôn hiện đang hồi phục sẽ trở lại mức ở những năm 1980. Khoảng hai triệu trường hợp ung thư da có thể được ngăn chặn mỗi năm vào năm 2030 và Trái đất sẽ mát hơn so với hiện tại.

    Nhận thức rõ nguy cơ nêu trên và quyết tâm chung tay cùng cộng đồng quốc tế hành động để bảo vệ tầng ôzôn, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giam tầng ôzôn vào năm 1994. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là nước thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal. Đặc biệt là không sản xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn nhưng có nhập khẩu các chất ODS để phục vụ nhu cầu sản xuất, dịch vụ, chủ yếu trong các lĩnh vực điện lạnh, điều hòa không khí...

     Ngoài ra, Việt Nam cũng đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ 500 tấn Methyl Bromide sử dụng ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu, cũng như đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ hơn 500 tấn HCFC- 141b nguyên chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt, qua đó tuân thủ nghĩa vụ loại trừ 10% tổng lượng tiêu thụ các chất HCFC từ ngày 1/1/2015. Hiện, Việt Nam đang hướng đến ngưng mức tiêu thụ ở mức cơ sở các chất HFC vào năm 2024 và loại trừ 80% tổng lượng các chất HFC vào năm 2045.

 

Châu Long

Ý kiến của bạn