Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 13/09/2024

Đề xuất thử nghiệm Bộ chỉ số đánh giá môi trường lao động

15/09/2015

     Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang sử dụng nhiều phương pháp đánh giá môi trường lao động (MTLĐ) với sự đa dạng về chỉ số. Các điều tra, nghiên cứu về MTLĐ và điều kiện làm việc thường gặp nhiều khó khăn ,khi muốn đánh giá một cách toàn diện, thường phải viện dẫn đến nhiều tiêu chuẩn, chỉ số và nhiều khi phải tham khảo của nước ngoài. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất một Bộ chỉ số (BCS) đánh giá MTLĐ phù hợp với điều kiện Việt Nam là cần thiết.   Áp dụng Bộ chỉ số đánh giá môi trường lao động giúp chủ doanh nghiệp quan tâm hơn đến sức khỏe người lao động        Giới thiệu Bộ công cụ đánh giá MTLĐ đề xuất BCS đề xuất được dựa trên các mô hình đánh giá môi trường và sức khỏe môi trường, tuy nhiên không phân tích đến các yếu tố là nguyên nhân gây ô nhiễm MTLĐ như nguyên, nhiên vật liệu, tổ chức lao động, nhận thức của con người, phát triển doanh nghiệp (DN), doanh thu của DN và thu nhập của người lao động (NLĐ)... BCS này bao gồm một số chỉ số cơ bản, mỗi chỉ số là tập hợp của các chỉ số thứ cấp (hoặc chỉ thị) với các điểm số khác nhau. Các điểm số được xác định theo tần số xuất hiện yếu tố (hay tỷ lệ thời gian tiếp xúc với yếu tố đó) và mức độ tác động vào sức khoẻ, cảm giác của con người... BCS đánh giá MTLĐ đề xuất tập hợp 14 chỉ số đánh giá, chia theo 3 nhóm: Nhóm các chỉ số đánh giá hiện trạng chất lượng MTLĐ, bao gồm 6 chỉ số: Hiện trạng chất lượng không khí (CLKK) tại MTLĐ (IHT-1); Vi khí hậu (IHT-2); Chiếu sáng tiện nghi (IHT-3); Mức tiếng ồn tiếp xúc (IHT-4); Mức rung động tiếp xúc (IHT-5); Mức rủi ro do các yếu tố sinh học (IHT-6a) hoặc Ô nhiễm không khí vi sinh (IHT-6b). Nhóm các chỉ số đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ, bao gồm 5 chỉ số: Tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí (ÔNKK) (IAH-1); Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp hoặc suy giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn (IAH-2); Tỷ lệ mắc bệnh do sự rung chuyển trong nghề nghiệp (IAH-3); Liều phóng xạ tích lũy (IAH-4); Tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp có tiếp xúc với các tác nhân sinh học (IAH-5). Nhóm các chỉ số đánh giá năng lực kiểm soát MTLĐ, bao gồm 3 chỉ số: Năng lực kiểm soát CLKK (IHĐ-1); Năng lực kiểm soát các yếu tố vật lý có hại (IHĐ-2); Năng lực kiểm soát các rủi ro sinh học (IHĐ-3). Mỗi chỉ số đề xuất đều bao gồm các thông tin như: Tên chỉ số; Thuộc về vấn đề; Định nghĩa chỉ số; Ý nghĩa và các khái niệm liên quan; Nguồn dữ liệu, tính sẵn có và độ tin cậy của dữ liệu; Phương thức tính; Đơn vị tính; Điểm số và phạm vi ứng dụng.      Mỗi nhóm sẽ được đánh giá và cách cho điểm như sau:      Đối với tiêu chí đánh giá “Hiện trạng”, chất lượng MTLĐ được xếp hạng theo thang điểm từ 0 đến >10, cụ thể như sau: Điểm Phân loại MTLĐ 0 - <2 Tốt/Trong sạch 2 - <4 Bình thường 4 - <6 Ô nhiễm nhẹ, bắt đầu có tác hại đến sức khoẻ NLĐ 6 - <8 Ô nhiễm vừa, có tác hại đến sức khoẻ NLĐ 8 - <10 Ô nhiễm nặng, nguy hiểm đến sức khoẻ NLĐ ≥10 Ô nhiễm rất nặng, rất nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng NLĐ        Tuy nhiên, 2 chỉ số “Chiếu sáng tiện nghi” và “Mức rung tiếp xúc” mặc dù cũng là các yếu tố vật lý của MTLĐ nhưng sẽ không được sử dụng để phân loại MTLĐ theo mức ô nhiễm.      Đối với tiêu chí đánh giá “Ảnh hưởng”, nghiên cứu đã đề xuất một thang đánh giá nguy cơ gây bệnh cho NLĐ khi làm việc trong môi trường bị ô nhiễm theo tần suất mắc bệnh. Thang điểm được chia tương tự như với thang đánh giá hiện trạng ô nhiễm để tiện so sánh. Tần suất mắc bệnh nghề nghiệp (‰) Tần suất mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp (‰) Điểm số đánh giá ảnh hưởng Nguy cơ gây bệnh tật cho NLĐdo ô nhiễm môi trường 0 0 0 - <2 Không có nguy cơ 0 - < 0,5 0 - < 10 2 - <4 Bắt đầu có nguy cơ gây ảnh hưởng 0,5 - < 1 10 - < 20 4 - <6 Nguy cơ thấp 1 - < 5 20 - < 25 6 - <8 Nguy cơ trung bình đến cao 5 - <10 25 - <30 8 - <10 Nguy cơ cao ≥10 ≥30 ≥10 Nguy cơ rất cao        Đối với tiêu chí đánh giá “Hành động”, thang điểm được cho từ 0 đến 20: Điểm Mức độ áp dụng các quy định và giải pháp cải thiện MTLĐ 0 - 5 Hầu hết các giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ chưa được đưa vào các chính sách, quyết định của DN một cách rõ ràng và chưa được thực hiện, hoặc một số giải pháp đã được đưa và nhưng mới triển khai thực hiện một phần hoặc không triển khai thực hiện. 6 - 10 Một số giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ đã được đưa vào các chính sách, quyết định của DN. Tuy nhiên, các giải pháp này mới triển khai thực hiện một phần hoặc không triển khai thực hiện, chứng tỏ năng lực thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm MTLĐ của doanh nghiệp ở mức trung bình, cần phải tăng cường hơn nữa. 11 - 15 Phần lớn các giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ đã được đưa vào các chính sách, quyết định của DN một cách rõ ràng. Tuy nhiên, một số giải pháp mới triển khai thực hiện một phần hoặc không triển khai thực hiện, chứng tỏ năng lực thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm MTLĐ của DN tương đối tốt, nhưng cần phải tăng cường hơn nữa. 16 - 20 Hầu hết các giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ đã được đưa vào các chính sách, quyết định của DN một cách rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, chứng tỏ năng lực thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm MTLĐ của DN khá tốt.        Kết quả áp dụng thử nghiệm BCS đánh giá MTLĐ      Nghiên cứu đã chọn 2 DN thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thủy sản để áp dụng thử nghiệm BCS đánh giá MTLĐ đề xuất. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng (bao gồm sản xuất xi măng, khai thác và chế biến đá, sản xuất gạch ngói, tấm lợp) là ngành có hầu hết các yếu tố ô nhiễm của MTLĐ (như bụi, hơi khí độc, nhiệt, tiếng ồn, rung động, phóng xạ) và là một trong những ngành có tỷ lệ NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp (bụi phổi và điếc nghề nghiệp) khá cao. Ngành chế biến thuỷ sản đặc trưng bởi MTLĐ với nhiệt độ thấp tại các vị trí làm việc, các tác nhân sinh học, mùi đặc trưng của thủy hải sản tươi sống, khí H2S do chất hữu cơ phân hủy, khí NH3 phát sinh do rò rỉ trong quá trình hoạt động và khí Clo phát sinh trong quá trình vệ sinh nhà xưởng, khu chế biến...      Kết quả áp dụng thử nghiệm tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Quảng Ninh      Dựa trên các kết quả đo đạc các thông số vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, mức tiếng ồn tiếp xúc, độ rọi ánh sáng, tổng vi sinh vật; hồi cứu hồ sơ sức khỏe và phỏng vấn một số đối tượng liên quan, các chỉ số được tính toán, cho điểm, tổng hợp và đánh giá như sau: Bảng 1. Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá hiện trạng MTLĐ tại Cty Thủy sản Quảng Ninh Tên chỉ số Giá trị của chỉ số Phân loại MTLĐ Nhận xét/Kết luận Chất lượng không khí tại MTLĐ (IHT-1) 2,1 - 2,8 Bình thường CLKKtương đối tốt; được đánh giá ở mức “bình thường” do yếu tố Clo sử dụng trong quá trình vệ sinh nước và nhà xưởng. Vi khí hậu (IHT–2) 2 - 3,6 Bình thường Do có độ ẩm cao nên điều kiện vi khí hậu chỉ được đánh giá ở mức “bình thường”, cá biệt ở khu vực làm đá bị ô nhiễm về nhiệt ở mức nhẹ. Mức tiếng ồn tiếp xúc (IHT-4) 2 - 3,2 Bình thường/Tốt MTLĐ không bị ô nhiễm bởi tiếng ồn. Mức tiếng ồn tiếp xúc của các đối tượng làm việc thấp, do đó ít có khả năng gây suy giảm thính lực. Ô nhiễm không khí vi sinh (IHT-6a) 26 - 61 Trung bình Nhìn chung đạt yêu cầu đối với ngành chế biến thực phẩm, tuy nhiên chỉ ở mức độ trung bình. Cá biệt ở khu vực sơ chế vẫn bị ô nhiễm, CLKK kém. Mức độ sạch tăng dần theo quy trình công nghệ. Chiếu sáng tiện nghi (IHT-3) 1, 5 và 6 Trung bình đến kém Chất lượng chiếu sáng chưa đạt yêu cầu, chất lượng ở vị trí rửa (khu vực sơ chế) và khu vực máy phát - kho lạnh kém. Duy nhất có khu vực làm đá được đánh giá tốt do có sự kết hợp với chiếu sáng tự nhiên.   Bảng 2. Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá ảnh hưởng MTLĐ đến sức khỏe tại Công ty Thủy sản Quảng Ninh Tên chỉ số Điểm số Nhận xét/Kết luận Tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp do ÔNKK (IAH-1a và IAH-1b) 0 Không có nguy cơ gây bệnh. NLĐ không bị các bệnh đường hô hấp và suy giảm thính lực do không có nguy cơ tiếp xúc với các chất ÔNKK và tiếng ồn ở mức có thể gây các tác động xấu. Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp hoặc suy giảm thính lực do ô nhiễm tiếng ồn (IAH-2a và IAH-2b) 0 Tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp có tiếp xúc với các tác nhân sinh học (IAH-3a và IAH-3b) 0 Không có nguy cơ gây bệnh. NLĐ không bị các bệnh liên quan đến tiếp xúc với các tác nhân sinh học do DN đã áp dụng các giải pháp kiểm soát tương đối tốt.   Bảng 3. Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá năng lực kiểm soát MTLĐ tại Công ty Thủy sản Quảng Ninh Tên chỉ số Giá trị của chỉ số Nhận xét/Kết luận Năng lực kiểm soát CLKK (IHĐ-1) 17 Hầu hết các giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ đã được đưa vào các chính sách, quyết định của DN một cách rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, chứng tỏ năng lực thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm MTLĐ của DN khá tốt. Năng lực kiểm soát các rủi ro sinh học (IHĐ-3) 17 Năng lực kiểm soát các yếu tố vật lý có hại (IHĐ-2) 15 Phần lớn các giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ đã được đưa vào các chính sách, quyết định của DN một cách rõ ràng, tuy nhiên một số giải pháp mới triển khai thực hiện một phần hoặc không triển khai thực hiện, chứng tỏ năng lực thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm bởi các yếu tố vật lý có hại của DN tương đối tốt nhưng cần phải tăng cường hơn nữa.      Kết quả áp dụng thử nghiệm tại Công ty TNHH Lan Phố      Các chỉ số đánh giá bao gồm: vi khí hậu, bụi, hơi khí độc, mức tiếng ồn tiếp xúc, mức rung động tiếp xúc, độ rọi ánh sáng. Sau khi đo đạc, các chỉ số được tính toán, cho điểm, tổng hợp và đánh giá như sau: Bảng 4. Tổng hợp các chỉ số đánh giá hiện trạng MTLĐ tại Công ty Lan Phố Tên chỉ số Giá trị của chỉ số Phân loại MTLĐ Nhận xét/Kết luận CLKK tại MTLĐ (IHT-1) 2,1 - 2,8 Bình thường CLKK tương đối tốt, được đánh giá ở mức “bình thường” do yếu tố CO2. Vi khí hậu (IHT-2)   2,56 - 3,31 Bình thường Tại các khu vực như khu máy nghiền liệu, máy ép ngói, khu cắt gạch, phơi gạch, xếp gạch, đóng gói, làm sạch ngói 5,04 - 5,43 Ô nhiễm nhẹ Tại các khu vực gạch lên goòng, nghỉ ngơi trên nóc lò và gạch xuống goòng, nơi gần với các nguồn nhiệt đáng kể. >10 Ô nhiễm nghiêm trọng Vị trí tra than trên nóc lò. Tại đây NLĐ không những phải tiếp xúc với nhiệt mà còn phải tiếp xúc với bụi, hơi khí độc và ánh sáng kém. Mức tiếng ồn tiếp xúc (IHT-4) 2,18 - 3,78 Bình thường MTLĐ không bị ô nhiễm bởi tiếng ồn. Mức tiếng ồn tiếp xúc của các đối tượng làm việc tại các vị trí thấp, do đó ít có khả năng gây suy giảm thính lực. Mức rung tiếp xúc (IHT-5) 1,56; 14,68 và 23,29 - Chỉ có một trong 3 vị trí gây rung toàn thân nhưng không gây cảm giác khó chịu, còn lại 2 vị trí gây cảm giác khó chịu cho NLĐ, có thể tác hại đến sức khỏe. Đây phải xem xét như một yếu tố cộng thêm với việc phải tiếp xúc với tiếng ồn của máy công nghệ, nhiệt bụi và khí thải từ các máy móc này. Chiếu sáng tiện nghi (IHT-3) 6 Tốt Trừ vị trí tra than trên nóc lò, chất lượng chiếu sáng được đánh giá tốt do có kết hợp với chiếu sáng tự nhiên.   Bảng 5. Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá năng lực kiểm soát MTLĐ tại Công ty Lan Phố Tên chỉ số Giá trị của chỉ số Nhận xét/Kết luận Năng lực kiểm soát CLKK (IKK-3) 9 Một số giải pháp cải thiện MTLĐ và chăm sóc sức khoẻ NLĐ đã được đưa vào các chính sách, quyết định của DN, tuy nhiên phần lớn các giải pháp mới triển khai thực hiện một phần hoặc không triển khai thực hiện, chứng tỏ năng lực thực thi các chính sách giảm thiểu ô nhiễm MTLĐ của DN ở mức trung bình, cần phải tăng cường hơn nữa. Năng lực kiểm soát các yếu tố vật lý có hại (IVL-8) 10  Nghiên cứu đã không đánh giá được nhóm các chỉ số ảnh hưởng tại Công ty Lan Phố do không có số liệu.      Kết luận      BCS đánh giá MTLĐ là tập hợp các chỉ số tổng hợp, đánh giá dựa trên các chỉ số thứ cấp. Chúng đều là những chỉ số có thể định lượng, kết hợp với diễn giải định tính. Các chỉ số đã đáp ứng được các tiêu chí đề ra như có mối liên quan trực tiếp tới các vấn đề của MTLĐ, có mục tiêu sử dụng, phương pháp tính toán rõ ràng; có khả năng xác định từ các nguồn dữ liệu và có hướng dẫn cách thức sử dụng cho các mục tiêu đánh giá. Sau khi áp dụng thử nghiệm tại hai cơ sở sản xuất thuộc ngành chế biến thuỷ sản và sản xuất vật liệu xây dựng, kết quả cho thấy có thể áp dụng BCS này cho việc đánh giá MTLĐ và các vấn đề liên quan như những ảnh hưởng đến sức khỏe, năng lực quản lý và kiểm soát ô nhiễm của DN.   Nguyễn Trinh Hương và cộng sự Viện Bảo hộ lao động Nguồn: Tạp chí MT, số 10/2013
Ý kiến của bạn