Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 09/05/2025
Hướng tới chấm dứt sử dụng mật gấu trong Đông y

28/09/2015

Ngày 21/9/2015, Tổ chức Động vật châu Á và Trung ương Hội Đông y Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác chấm dứt sử dụng mật gấu trong Đông y vào năm 2020. Ngoài ra, hai đơn vị đã phát động kêu gọi sự ủng hộ của các thầy thuốc, bác sĩ Đông y trên toàn quốc cam kết không sử dụng, kê đơn có sử dụng mật gấu và các sản phẩm từ gấu nhằm góp phần bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Bảo tồn cây thủy tùng trước nguy cơ tuyệt chủng

28/09/2015

Thủy tùng (thông nước) là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới. Hiện, trên thế giới có ba khu vực còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là nước có số lượng thủy tùng còn lại nhiều nhất, phân bố ở ba địa điểm gồm hồ Ea Răl, rừng đặc dụng Trấp Ksơr và thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắc Lắc.
Hải sâm xuất hiện hàng loạt trên bờ biển Phú Quốc

28/09/2015

Vừa qua, tại bờ biển khu vực từ Dinh Cậu đến Cửa Lấp, xã Dương Tơ, Phú Quốc (Kiên Giang), hàng ngàn con hải sâm bị sóng đánh dạt vào bờ. Việc hải sâm dạt vào bờ khá hiếm gặp, bởi đây là loài sống dưới tầng nước sâu, chuyên ăn xác chết động vật dưới biển.
Hướng tới cộng đồng triển khai giám sát ô nhiễm nước

28/09/2015

Ngày 25/9/2015, tại Hà Nội, Liên minh nước sạch đã tổ chức Hội thảo Tổng kết Chương trình cộng đồng tham gia giám sát ô nhiễm nước (GSONN) tại các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn La, Quảng Nam và Bình Dương.
Mỹ đầu tư phát triển năng lượng sạch

21/09/2015

Ngày 16/9/2015, Chính phủ Mỹ ngày thông báo sẽ đầu tư hơn 100 triệu USD để thúc đẩy việc phát triển các nguồn năng lượng sạch ở nước này.
Nâng cao hiệu quả phòng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam

21/09/2015

Ngày 17/9/2015, Tổng cục Hải quan phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã tại Việt Nam."
San hô ở Biển Đông bị tàn phá do đảo nhân tạo của Trung Quốc

21/09/2015

Ngày 17/9/2015, Nhật báo Anh The Guadian cho biết, những hình ảnh chụp từ vệ tinh đối với 4 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) cung cấp cho thấy hoạt động xây dựng các đảo này đang tàn phá các rạn san hô với tốc độ đáng báo động, mà đây lại là những rạn san hô có tính đa dạng sinh thái nhiều nhất trên thế giới.
Hệ thống "nhặt" sạch rác trên biển

21/09/2015

Sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành tổ chức “Thanh lọc Đại dương” Boyan Slat (Hà Lan) cùng với nhóm nghiên cứu của mình đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống thu gom rác dài tới 100 km ở phần biển Thái Bình Dương giữa Hawaii và California (Mỹ). Dự kiến, hệ thống này sẽ được triển khai vào năm 2020 và sẽ trở thành công trình nổi trên biển dài nhất thế giới.
Việt Nam hướng tới các giải pháp ngăn suy giảm tầng ozôn

21/09/2015

Ngày 16/9/2015, nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn, tại Nam Định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (BĐKH) (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Nam Định tổ chức Tọa đàm về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ôzôn và BĐKH tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, khả năng phối hợp bảo vệ tầng ôzôn, ứng phó với BĐKH và BVMT.
Việt Nam và EU chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu

21/09/2015

Ngày 14/9/2015, Khóa tập huấn "Tìm hiểu về EU và quan hệ Việt Nam - EU: Chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp đội quốc gia và địa phương tại Việt Nam và EU" đã diễn ra tại Đà Nẵng.
Hơn 3 triệu người chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm

21/09/2015

Theo Báo cáo công bố trên Tạp chí Nature vào ngày 16/9/2015, tình trạng ô nhiễm không khí gây ra cái chết cho 3 triệu người/năm trên toàn thế giới. Trong đó, các quốc gia châu Á có số nạn nhân nhiều nhất do thói quen sử dụng than đá trong sinh hoạt hàng ngày, như nấu ăn hoặc sưởi ấm; ngược lại, Mỹ và các nước châu Âu ít bị ảnh hưởng hơn.
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Malaixia

21/09/2015

Chất lượng không khí tại Malaixia và Singapo bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian qua do cháy rừng trên đảo Sumatra và Borneo của Inđônêxia. Các nước trong khu vực hàng năm đều hứng chịu ảnh hưởng do cháy rừng tại Inđônêxia, tuy nhiên, các nước này vẫn chưa tìm ra được giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trên.