Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Xây dựng đề xuất dự án về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

09/10/2024

    Ngày 9/10/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường  (CLCSTN&MT) phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức Tập huấn về xây dựng đề xuất về giảm ô nhiễm rác thải nhựa nhằm hướng dẫn học viên xây dựng các đề xuất dự án huy động tài trợ, thực hành xây dựng các đề xuất dự án theo các mẫu đơn đề xuất tài trợ.

    Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, Phó Viện trưởng Viện CLCSTNMT Nguyễn Trung Thắng cho biết, khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sinh vật biển, cũng như các vấn đề kinh tế xã hội. Theo báo cáo năm 2022 của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hàng năm, rác thải nhựa không được quản lý đạt 79 triệu tấn; trong đó, khoảng 34 triệu tấn nhựa được thu gom ở bên trong các bãi chôn lấp, 26 triệu tấn được đốt tại các bãi chôn lấp lộ thiên (bao gồm đốt rác thải gia đình và đốt tại các bãi chôn lấp) và 19 triệu tấn được thải ra môi trường. Ô nhiễm nhựa có thể được giải quyết bằng nhiều công nghệ và giải pháp tiên tiến khác nhau…

    Nhận thức được mối nguy hại từ rác thải nhựa đối với môi trường và đời sống của con người, Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm giảm thiểu rác thải nhựa và dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề giám sát ô nhiễm chất thải nhựa. Theo TS. Sayaka Ono (UNEP), hiện nay, các loại nhựa nằm trong phạm vi giám sát bao gồm: Nhựa Mega, Macro, Meso, Micro, Nano. Chúng được lấy mẫu và tiến hành giám sát dọc theo các bờ biển, đáy biển, mặt biển, cột nước và tại các con sông, đồng thời được tiến hành đo và phân loại kích thước, kèm theo xu hướng nổi hay chìm trong môi trường nước (dựa theo GESAMP 2016). Một số sáng kiến/ chương trình giám sát rác thải nhựa đã được thực hiện như: Chương trình giám sát nhựa ven sông của MRC – Chính phủ Nhật Bản: Ủy ban Sông Mê Kông (MRC) đã giới thiệu ba phương pháp giám sát, tập trung vào nhựa vĩ mô, vi nhựa trên sông, và vi nhựa trong cá theo chương trình Giám sát nhựa trên sông (RPM) tại các quốc gia lưu vực hạ lưu sông Mê Kông. các quốc gia lưu vực hạ lưu sông Mê Kông. Trong khuôn khổ hợp tác với UNEP, MRC đã nỗ lực giám sát chất lượng nước và rò rỉ rác thải nhựa trên hệ thống sông Mê Kông thông qua đánh giá ô nhiễm nhựa trên sông tại toàn bộ lưu vực.

Quang cảnh buổi tập huấn

    Tại Cam-pu-chia, lấy cảm hứng từ hành công của những nỗ lực tương tự ở Trung Mỹ, Dự án Biobars do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Campuchia và Tổ chức phi lợi nhuận địa phương iDE Campuchia, với nguồn tài trợ từ Liên minh Châu Âu (EU) đã  thu hút sự tham gia đông đảo của trẻ em từ các cộng đồng sống trên sông tham gia vào cuộc chiến chống ô nhiễm. Các chai nhựa tái chế sử dụng trong dự án được thu thập từ các trường học trong khu vực Hồ Tonle Sap, nơi trường học hiện đang là trung tâm thu gom. Những nhà tái chế  thu gom nhựa trực tiếp từ trường học. Bên cạnh đó,  học sinh được đào tạo để tạo ra BioBars bằng lưới đánh cá và chai nước tái chế, sau đó giáo viên và người dân địa phương sẽ đặt xung quanh hồ để ngăn chất thải đến cộng đồng địa phương.

    Tại Việt Nam, dự án Giải pháp cảm biến từ xa cho việc Quản lý chất thải Thành phố thông minh do  Phòng thí nghiệm Tăng tốc tại Việt Nam (Accelerator Lab) hợp tác với Tập đoàn Hệ thống không gian có người lái Nhật Bản (JAMSS) và Viện Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (DISED) đã tiến hành nghiên cứu khả thi về việc sử dụng công nghệ cảm biến từ xa để giám sát các điểm nóng rác thải nhựa và ô nhiễm nước như một phần của Lộ trình kinh tế tuần hoàn của Thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 1 đã xác định các điểm nóng về rác thải nhựa tại Đà Nẵng thông qua hình ảnh vệ tinh, với độ chính xác trên 80% trong việc phát hiện ra nhựa, mặc dù vẫn cần xác minh thực tế để nâng cao độ tin cậy và tránh kết quả dương tính giả. Giai đoạn 2 của dự án tập trung vào việc lập bản đồ ô nhiễm nước ở Vịnh Đà Nẵng và Sông Hàn, sử dụng công nghệ cảm biến từ xa để theo dõi lượng nước thải, với kế hoạch nâng cao độ chính xác bằng cách sử dụng dữ liệu siêu quang phổ.

    Tiếp nối những thành công từ các dự án trên, trong tương lai, việc giám sát nhựa tiếp tục đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, cụ thể: Tăng độ chính xác của các hoạt động giám sát hiện tại; Giám sát tác động của ô nhiễm nhựa, bao gồm tác động về môi trường, kinh tế và xã hội; hội. Khám phá việc tích hợp các hoạt động giám sát vào chính sách; hội. Khám phá việc tích hợp các hoạt động giám sát vào chính sách; hội. Giám sát các loại nhựa cụ thể một cách chi tiết hơn, chẳng hạn như nhựa vĩ mô, nhựa trung gian, vi nhựa, nhựa nano, hoặc tập trung vào các loại polyme khác nhau… bà Sayaka Ono cho biết thêm.

    Tại buổi tập huấn, các đại biểu được lắng nghe các chuyên gia từ Viện CLCSTNMT, Trung tâm nghiên cứu, tư vấn và đào tạo về phát triển địa phương, Winrock International, Green Hub… trình bày về Các sáng kiến về ô nhiễm nhựa và tổng quan về các nhà tài trợ liên quan tới ô nhiễm nhựa, các đề xuất dự án thành công huy động được nguồn lực tài chính từ nhà tài trợ… Đồng thời được thực hành chuẩn bị đề xuất dự án, trình bày dự án và nhận được nhận xét của các chuyên gia, từ đó, tăng cường những hiểu biết về cơ chế tài trợ khác nhau và tìm hiểu môi trường thuận lợi để huy động tài trợ.

Phùng Quyên - Nam Việt

Ý kiến của bạn