Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 28/11/2024

Siemens công bố chiến lược đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và khả năng thích ứng

19/06/2023

    Ngày 15/6/2023, Siemens đã công bố chiến lược đầu tư trị giá 2 tỷ Euro chủ yếu tập trung vào phát triển năng lực sản xuất mới cũng như vào các phòng thí nghiệm tiên tiến, trung tâm giáo dục và các cơ sở khác.

    Mục tiêu các khoản đầu tư này để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng thích ứng. Theo đó Siemens cũng đã công bố việc đầu tư xây dựng một nhà máy công nghệ cao tại Singapore để phục vụ các thị trường Đông Nam Á đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng.

    Roland Busch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Siemens AG phát biểu: “Công nghệ của chúng tôi đáp ứng các xu hướng tăng trưởng lâu dài mà ở đó các khách hàng của chúng tôi cần sự hỗ trợ của chúng tôi để có thể trở nên cạnh tranh hơn, có khả năng chống chịu và thích ứng hơn, đồng thời có thể phát triển bền vững hơn. Siemens hiện đang đạt mức tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức của thị trường.” “Hôm nay, chúng tôi công bố chiến lược đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng thích ứng. Các khoản đầu tư này củng cố chiến lược kết hợp thế giới thực và thế giới số của chúng tôi – cũng như là sự tập trung của Siemens vào việc đa dạng hóa và đưa hoạt động kinh doanh gần hơn với địa phương. Chúng tôi tiếp tục khẳng định mạnh mẽ sự hiện diện trên toàn cầu nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng ở những thị trường tiềm năng nhất trên toàn thế giới.”

Mô hình Nhà máy công nghệ cao

    Ngoài ra, theo dự kiến khoản ​​đầu tư dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ được tăng thêm khoảng 0,5 tỷ Euro trong năm tài chính 2023 so với năm trước tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và công nghệ vũ trụ ảo. Khoản R&D dành vào việc củng cố vị trí hàng đầu của Siemens trong các công nghệ cốt lõi bao gồm mô phỏng, bản sao số, trí tuệ nhân tạo hoặc điện tử công suất, cũng như hỗ trợ phát triển nền tảng doanh nghiệp số mở là Siemens Xcelerator. Gần đây tập đoàn đã công bố hợp tác với Microsoft để tăng tốc quy trình xây dựng bộ mã hóa sử dụng cho ngành tự động hóa công nghiệp bằng cách sử dụng ChatGPT. Cùng với tập đoàn NVIDIA, Siemens đang nỗ lực phát triển công nghệ vũ trụ ảo cho ngành công nghiệp để cải thiện việc thiết kế, lập kế hoạch, sản xuất và vận hành các nhà máy cũng như cơ sở hạ tầng.

    Năng lực mới và năng lực bổ sung ở khu vực Đông Nam Á

    Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường Đông Nam Á, Siemens hôm nay đưa ra công bố về một nhà máy công nghệ cao hoàn toàn mới đặt tại Singapore mà sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng các công nghệ bản sao số kết hợp với công nghệ phần cứng thông minh, hiện đại hàng đầu của chính Siemens. Giá trị đầu tư vào nhà máy này là khoảng 200 triệu Euro. Nhà máy sẽ thiết lập một tiêu chuẩn mới cho việc kết nối để trình diễn các khả năng của số hóa, đồng thời tích hợp các quy trình sản xuất tự động hóa cao. Việc đầu tư vào nhà máy này sẽ tạo ra hơn 400 việc làm.

    Các tuyên bố quan trọng Đầu năm nay

    Siemens đã cam kết mở rộng sản xuất tại thị trấn Trutnov, Cộng hòa Séc, đồng thời nâng cao năng lực cho Nhà máy số tại thành phố Amberg, Đức từng được công nhận bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là Nhà máy ngọn hải đăng trên toàn thế giới. Hơn thế nữa, Siemens còn đầu tư 30 triệu Euro để mở rộng nhà máy thiết bị chuyển mạch ở thành phố Frankfurt-Fechenheim, Đức, trong khi Siemens Mobility gần đây đã công bố chi 220 triệu đô la để xây dựng một nhà máy đầu máy toa xe mới ở Lexington, Bắc Carolina, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tàu chở khách ở Hoa Kỳ. Nhà máy này sẽ tạo ra hơn 500 việc làm vào năm 2028.

    Khoản đầu tư 2 tỷ Euro theo kế hoạch và khoản tăng dự kiến ​​khoảng 0,5 tỷ euro cho nghiên cứu và phát triển bao gồm cả Siemens Healthineers.

Vũ Hồng

Ý kiến của bạn