Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 29/11/2024

Hiện trạng môi trường phóng xạ radon tại các đô thị khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn

15/04/2022

Tóm tắt:

    Kết quả xác định nồng độ radon trong không khí với 96 điểm đo tại các thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn cho thấy rằng mức độ ô nhiễm do tích tụ phóng xạ radon tại khu vực này ở mức thấp. Tại thị trấn Tam Sơn và thị trấn Mèo Vạc hầu hết các điểm đo đều nằm trong ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7889: 2008. Trong khi đó ở thị trấn Yên Minh và thị trấn Đồng Văn có mức độ tích tụ radon cao hơn, đáng chú ý là khu vực phố cổ Đồng Văn và khu vực đường tránh thị trấn Yên Minh.

Từ khóa: Phóng xạ, sự tích tụ radon, đô thị, Cao nguyên đá Đồng Văn.

Nhận bài:16/2/2022; Sửa chữa:14/3/2022; Duyệt đăng:18/3/2022..

1. Mở đầu

    Radon (Rn) là khí trơ, không màu, không mùi, không vị, tồn tại khắp nơi trong tự nhiên, với 3 đồng vị phóng xạ chính bao gồm 222Rn, 220Rn và 219Rn, trong đó, 222Rn có nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất do thời gian tồn tại trong không khí dài ngày hơn (chu kỳ bán rã là 3,83 ngày). Trong không khí, radon di chuyển thông qua quá trình phát xạ, khuếch tán, hấp thụ (UNSCEAR, 2000). Nồng độ radon trong không khí cao sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người qua đường hô hấp.

    Nồng độ khí radon tích tụ trong không khí tại các khu đô thị chịu ảnh hưởng và tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: địa chất, nhiệt độ, độ ẩm, vật liệu xây dựng và kiến trúc. Yếu tố địa chất là nguồn phát xạ radon, trong khi, nhiệt độ, độ ẩm và sự lưu thông không khí ảnh hưởng đến sự di chuyển, phân bố radon (sakoda, 2011).

    Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu (GGN), bao gồm diện tích của 4 huyện, Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, được cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi với nhiều hệ thống đứt gãy, dập vỡ kiến tạo. Đây là môi trường thuận lợi cho radon di chuyển từ dưới sâu lên mặt đất, lưu giữ trong các lớp đất, đá bề mặt. Nồng độ radon trong các hang động, hố sụt, nhà ở khu vực này đã bước đầu được các nghiên cứu đưa ra là cao hơn so với mức khuyến cáo của các tổ chức thế giới WHO, UNSCEAR (Dương, 2016, 2019; Thảo, 2016; Nguyệt, 2016, 2018). Hơn nữa, đây là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế và xã hội đang phát triển nên còn gặp rất nhiều khó khăn, hàng năm lượng khách du lịch đến thăm quan cũng rất đông. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng ô nhiễm phóng xạ do tích tụ radon tại 4 thị trấn khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn nhằm đưa ra khuyến cáo và giải pháp giảm thiểu.

2. Đặc điểm địa chất vùng Cao nguyên đá Đồng Văn

    Cao nguyên đá Đồng Văn đã trải qua lịch sử phát triển địa chất từ 540 triệu năm, với 80% diện lộ là đá vôi có nguồn gốc, điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau (hình 1). Dưới cùng là đá vôi có tuổi Cambri – Ordovic được hình thành trong môi trường biển nông. Tiếp đến là đá có tuổi Devon – Permi hình thành trong môi trường biển sâu. Đá vôi có tuổi Carbon – Permi, được hình thành trong môi trường thềm carbonat. Phủ bất chỉnh hợp trên cùng là các trầm tích lục nguyên - carbonat, tạo thành những nếp uốn hẹp kéo dài với góc dốc 30-40o, đôi nơi còn gặp bauxit hoặc sét than ở phần đáy (Tình, 2000; Trường, 2011). Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn tồn tại nhiều hệ thống đứt gãy tạo thành các hệ thống tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam, á vĩ tuyến và á kinh tuyến. Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trong khối cấu trúc Đông Bắc Bộ. Khu vực này trải qua quá trình phá hủy kiến tạo trong Kainozoi hình thành nên các dạng địa hình hiện nay, với biểu hiện hoạt động đứt gãy cơ chế thuận và trượt bằng tái hoạt động trên các đứt gãy hình thành trước đó (Hải, 2013).

Hình 1. Đặc điểm địa chất khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn

3. Phương pháp nghiên cứu

    Nồng độ radon (trong nghiên cứu này chỉ xác định nồng độ của đồng vị 222Rn, vì đây là đồng vị có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe con người) trong không khí được xác định bằng cách đo trực tiếp tại hiện trường sử dụng máy đo đồng thời radon và thoron  và con cháu trong không khí SARAD GmbH EQF3220, của viện Khoa Học và Kỹ Thuật Hạt Nhân, với đầu đo silicon cấy ion, diện tích mặt nhạy ≥ 4 x 200 mm2. Điều kiện đo trong khoảng độ ẩm từ  0 đến 100% ± 2%, nhiệt độ từ -20 đến 40°C ± 0.5°C, áp suất từ 800 đến1200 mbar ± 0,5% MW, lưu lượng khí từ 0 đến 4 lít/phút ± 5%. Nồng độ radon được tính bằng cách xác định phổ năng lượng của từng hạt alpha thông qua các detector, khi đưa không khí có chứa radon và thoron (đã làm khô) vào buồng đo của máy. Do đó, kết quả đo hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự tích lũy phóng xạ từ con cháu của radon và thoron và các chất phóng xạ khác. Các vị trí được chọn để đo nồng độ radon không gần các dòng không khí gây ra do thiết bị sinh nhiệt, quạt, thiết bị điều hoà không khí, cửa, tránh gần các vị trí phát nhiệt như bếp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh các vị trí có độ ẩm cao, không đo ở bếp, khu vệ sinh hay phòng tắm, cách cửa sổ, cửa ra vào ít nhất 90 cm, cách tường ít nhất 30 cm, cần phải đặt cố định trong suốt thời gian đo. Đầu đo phải đặt cách sàn ít nhất 50 cm và cách các vật khác ít nhất 10 cm.

    Tại khu vực nghiên cứu, vị trí các điểm đo được chọn ở các khu đô thị thuộc 4 thị trấn Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc trong vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (hình 1, hình 3). Phương pháp đo đươc chọn là phương pháp đo tức thời sử dụng thiết bị di động SARAD EQF3220, giúp xác định nồng độ radon tức thời tại thời điểm đo. Thời gian đo tại mỗi điểm là 30 phút, tốc độ hút khí là 0,082 lít/phút. Áp suất khí quyển đo được trong khoảng từ 900 - 970 mbar (thấp nhất tại khu vực thị trấn Đồng Văn và cao nhất tại khu vực thị trấn Yên Minh). Thời điểm đo là vào mùa khô, từ ngày 05 – 15/10/2021. Việc đo đạc được thực hiện từ 9 giờ đến 16 giờ hàng ngày, với nhiệt độ dao động từ 20 - 25 oC, độ ẩm từ 60 - 70% để tránh sự ảnh hưởng của các thông số môi trường tới nồng độ radon trong không khí. Kết quả của các điểm đo được trình bày trong bảng 1. Kết quả đo được thống kê lại, biểu diễn lên sơ đồ phân vùng nồng độ radon cho 4 thị trấn dựa vào phương pháp nội suy tam giác trong phần mềm Mapinfo Pro (hình 5, 7,8,9).

    Việc phân vùng nồng độ radon tại khu vực nghiên cứu được thực hiện dựa trên Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7899:2008 về Nồng độ khí radon tự nhiên trong nhà – Mức quy định và yêu cầu chung về phương pháp đo. Tuy nhiên, để phù hợp với kết quả đo nồng độ khí radon tại khu vực cao nguyên đá Đồng Văn thì tập thể tác giả đã điều chỉnh và sửa đổi thành các mức phân vùng như sau:

- Mức an toàn (an toàn với con người) với nồng độ khí radon từ 10 – 30 Bq/m3.

- Mức thấp với nồng độ khí radon từ 30 – 50 Bq/m3.

- Mức phấn đấu (mức thấp nhất đối với nồng độ khí radon trong không khí có thể đạt được theo khả năng) với nồng độ khí radon từ 50 – 60 Bq/m3.

- Mức khuyến cáo 1 (Mức chấp nhận được đối với nồng độ khí radon trong không khí) với nồng độ khí radon từ 60 – 100 Bq/m3.

- Mức khuyến cáo 2 (Mức bắt đầu cần phải chú trọng đến nồng độ khí radon, nếu nồng độ radon vượt quá mức này bắt đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu nồng độ khí radon) với nồng độ khí radon từ 100 – 150 Bq/m3.

Hình 2. Đo nồng độ phóng xạ radon trong không khí tại các khu đô thị vùng Cao nguyên đá Đồng Văn

Hình 3. Sơ đồ vị trí các điểm đo nồng độ radon trong không khí tại các khu đô thị: a) thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, b) thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn, c) thị trấn Yên Minh Huyện Yên Minh, d) thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc

 Bảng 1. Kết quả đo nồng độ radon trong không khí tại 4 khu đô thị vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

STT

Ký hiệu

Kinh độ

Vĩ độ

Radon

(Bq/m3)

STT

Ký hiệu

Kinh độ

Vĩ độ

Radon

(Bq/m3)

Thị trấn Tam Sơn

Thị trấn Yên Minh

1

QB 1

104,994

23,069

11

50

YM 1

105,130

23,123

54

2

QB 2

104,990

23,071

20

51

YM 2

105,133

23,122

75

3

QB 3

104,988

23,071

40

52

YM 3

105,136

23,120

21

4

QB 4

104,988

23,072

30

53

YM 4

105,136

23,118

42

5

QB 5

104,993

23,066

40

54

YM 5

105,141

23,118

59

6

QB 6

104,992

23,062

30

55

YM 6

105,134

23,123

32

7

QB 7

104,972

23,081

25

56

YM 7

105,136

23,123

53

8

QB 8

104,974

23,077

10

57

YM 8

105,138

23,121

43

9

QB 9

104,966

23,076

31

58

YM 9

105,132

23,124

44

10

QB 10

104,973

23,073

21

59

YM 10

105,128

23,124

87

11

QB 11

104,979

23,071

32

60

YM 11

105,132

23,125

65

12

QB 12

104,981

23,069

22

61

YM 12

105,139

23,122

145

13

QB 13

104,985

23,069

44

62

YM 13

105,143

23,121

69

14

QB 14

104,988

23,067

46

63

YM 14

105,151

23,125

56

15

QB 15

104,975

23,076

12

64

YM 15

105,159

23,122

69

16

QB 16

104,983

23,075

58

65

YM 16

105,164

23,123

83

17

QB 17

104,990

23,068

23

66

YM 17

105,158

23,119

36

18

QB 18

104,990

23,066

22

67

YM 18

105,153

23,119

36

19

QB 19

104,996

23,066

58

68

YM 19

105,148

23,118

73

20

QB 20

104,994

23,064

21

69

YM 20

105,148

23,120

75

21

QB 21

104,997

23,063

22

70

YM 21

105,144

23,118

72

22

QB 22

105,000

23,062

44

71

YM 22

105,143

23,116

74

23

QB 23

104,999

23,066

33

72

YM 23

105,143

23,111

70

24

QB 24

105,012

23,059

11

73

YM 24

105,139

23,118

47

Thị trấn Mèo Vạc

74

YM 25

105,138

23,118

35

25

MV 1

105,411

23,176

10

75

YM 26

105,139

23,119

34

26

MV 2

105,411

23,173

53

76

YM 27

105,144

23,120

43

27

MV 3

105,409

23,169

31

Thị trấn Đồng Văn

28

MV 4

105,409

23,166

30

77

ĐV 1

105,361

23,278

21

29

MV 5

105,41

23,164

58

78

ĐV 2

105,36

23,278

29

30

MV 6

105,408

23,163

40

79

ĐV 3

105,356

23,277

59

31

MV 7

105,41

23,163

10

80

ĐV 4

105,353

23,278

40

32

MV 8

105,412

23,162

39

81

ĐV 5

105,351

23,278

83

33

MV 9

105,413

23,161

30

82

ĐV 6

105,361

23,279

102

34

MV 10

105,412

23,164

12

83

ĐV 7

105,36

23,280

51

35

MV 11

105,411

23,166

30

84

ĐV 8

105,358

23,281

61

36

MV 12

105,413

23,169

20

85

ĐV 9

105,354

23,279

83

37

MV 13

105,411

23,171

21

86

ĐV 10

105,365

23,279

64

38

MV 14

105,407

23,167

31

83

ĐV 11

105,369

23,280

76

39

MV 15

105,405

23,165

53

88

ĐV 12

105,371

23,279

95

40

MV 16

105,403

23,162

42

89

ĐV 13

105,363

23,278

21

41

MV 17

105,402

23,161

43

90

ĐV 14

105,363

23,276

73

42

MV 18

105,399

23,158

42

91

ĐV 15

105,361

23,277

10

43

MV 19

105,402

23,160

22

92

ĐV 16

105,36

23,277

57

44

MV 20

105,406

23,162

21

93

ĐV 17

105,363

23,277

52

45

MV 21

105,402

23,161

82

94

ĐV 18

105,366

23,276

58

46

MV 22

105,407

23,164

44

95

ĐV 19

105,37

23,276

63

47

MV 23

105,407

23,165

66

96

ĐV 20

105,374

23,275

72

48

MV 24

105,409

23,165

33

 

 

 

 

 

49

MV 25

105,41

23,164

45

 

 

 

 

 

4. Hiện trạng môi trường phóng xạ tại các đô thị vùng cao nguyên đá Đồng Văn

Hình 4. Biểu đồ phân bố nồng độ radon trong không khí tại các khu đô thị vùng cao nguyên đá Đồng Văn

4.1. Thị trấn Tam Sơn

    Nồng độ radon trong không khí tại khu vực thị trấn Tam Sơn được xác định tại 24 điểm đo bao gồm: khu đông dân cư, trường học, khu mới xây dựng, mỏ khai thác đá (hình 3a). Kết quả được biểu biểu diễn trên hình hình 4 và bảng 1. Nồng độ khí radon tại đây đạt giá trị nhỏ nhất là 10 Bq/m3, giá trị lớn nhất là 58 Bq/m3 và giá trị trung bình là 29,4 Bq/m3. Toàn bộ 24 điểm đo đều có giá trị dưới mức phấn đấu cho các loại nhà (60 Bq/m3) theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7889: 2008. Điều đó chứng tỏ sự tích tụ nồng độ khí radon trong không khí khu vực thị trấn Tam Sơn vẫn ở mức an toàn. Hình 5 thể hiện sơ đồ phân bố nồng độ khí radon trên toàn bộ thị trấn Tam Sơn, hầu hết đều ở mức dưới 60 Bq/m3 và ở ngưỡng an toàn.

Hình 5. Sơ đồ phân bố nồng độ radon tại khu vực thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ

4.2. Thị trấn Yên Minh

    Nồng độ radon trong không khí tại khu vực thị trấn Yên Minh được xác định tại 27 điểm đo bao gồm khu đông dân cư, bệnh viện và khai thác vật việu xây dựng (hình 3c). Kết quả đo nồng độ radon được biểu diễn trên hình 4 và bảng 1, giá trị thấp nhấp là 21 Bq/m3, giá trị lớn nhất là 145 Bq/m3 và giá trị trung bình là 60 Bq/m3. Gần như toàn bộ các điểm đo đều có giá trị nằm dưới mức 100 Bq/m3, mức khuyến cáo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7889: 2008. Điểm có giá trị cao nhất 145 Bq/m3 có số hiệu YM12 (hình 4), đây là đoạn đường mới mở cắt qua khu vực có mức độ dập vỡ của đất đá cao (hình 6). Nồng độ khí phóng xạ Radon tại khu vực này đang ở mức khuyến cáo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008. Cần có các biện pháp giảm thiểu sự tích tụ nồng độ radon khi sử dụng.

Hình 6. Điểm đo YM12 có nồng độ radon cao 145 Bq/m3

    Dựa vào sơ đồ phân bố nồng độ radon trong không khí tại khu vực Yên Minh (hình 7) cho thấy rằng hầu hết các thị trấn Yên Minh có nồng độ radon nằm trong mức an toàn (< 100 Bq/m3), riêng khu vực đoạn đường tránh qua thành phố, nơi có nồng độ radon cao ở mức khuyến cáo, cần có các biện pháp giảm thiểu khi sinh sống và làm việc tại đó.

Hình 7. Sơ đồ phân bố nồng độ radon trong không khí tại thị trấn Yên Minh

4.3. Thị trấn Đồng Văn

    Nồng độ radon trong không khí tại khu vực thị trấn Đồng Văn được xác định tại 20 điểm đo bao gồm khu đông dân cư, phố cổ, khu đô thị mới (hình 3d). Kết quả đo nồng độ radon được biểu diễn trên hình 4 và bảng 1, giá trị thấp nhấp là 10 Bq/m3, giá trị lớn nhất là 102 Bq/m3 và giá trị trung bình là 58,5 Bq/m3. Gần như toàn bộ các điểm đo đều có giá trị nằm dưới mức 100 Bq/m3, mức khuyến cáo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7889:2008. Điểm có giá trị cao nhất 102 Bq/m3 có số hiệu ĐV6 (hình 4), tại phố cổ Đồng Văn. Nồng độ khí phóng xạ Radon tại khu vực này đang ở mức khuyến cáo theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008. Cần có các biện pháp giảm thiểu sự tích tụ nồng độ radon khi sử dụng.

    Kết quả đo nồng độ radon trong không khí tại khu vực thị trấn Đồng Văn cũng rất phù hợp với nghiên cứu của Đặng Thị Phương Thảo 2016 (Thảo và nnk 2016). Theo đó, nồng độ radon đo trong nhà tại phố cổ Đồng Văn nằm trong khoảng từ 86 - 115 Bq/m3, nằm trong giới hạn an toàn của Việt Nam.

    Dựa vào sơ đồ phân bố nồng độ radon tại khu vực thị trấn Đồng Văn (hình 8) cho thấy rằng nồng độ khí radon ở phần trung tâm thị trấn ở dưới mức 60Bq/m3, ngoại trừ khu vực phố cổ Đồng Văn thì nồng độ khí radon đạt từ 60 - 80 Bq/m3. Xung quanh khu vực thị trấn, đặc biệt phía đông bắc và tây bắc thì nồng độ khí radon cao hơn nguyên nhân là do gần các núi đá vôi, nơi có mức độ dập vỡ cao.

Hình 8. Sơ đồ phân bố nồng độ radon trong không khí khu vực thị trấn Đồng Văn

4.4. Thị trấn Mèo Vạc

    Nồng độ radon trong không khí tại thị trấn Mèo Vạc được xác định ở 25 điểm đo bao gồm các khu đông dân cư, khu trụ sở công cộng (hình 3b). Kết quả đo được biểu diễn trên hình 4 và bảng 1, có giá trị nhỏ nhất là 10 Bq/m3, giá trị lớn nhất là 82 Bq/m3 và giá trị trung bình là 36 Bq/m3. Toàn bộ 25 điểm đo ở khu vực này đều nằm dưới ngưỡng 100 Bq/m3, nồng độ khí radon trong không khí của khu vực thị trấn Mèo Vạc vẫn ở mức an toàn.

    Dựa vào sơ đồ phân bố nồng độ radon trong không khí tại khu vực thị trấn Mèo Vạc (hình 9) hầu như ở mức dưới 60 Bq/m3, ở mức an toàn đối với con người theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008.

Hình 9. Sơ đồ phân bố nồng độ radon trong không khí khu vực thị trấn Mèo Vạc

5. Sự tích tụ khí radon tại các đô thị vùng Cao nguyên đá Đồng Văn

    Radon có tính phóng xạ tự nhiên, được sinh ra từ sự phân rã phóng xạ của Urani. Radon không phải là kim loại mà là một khí hiếm hoặc khí trơ, không liên kết với các nguyên tử khác nên có thể dễ ràng thoát ra khỏi vật chất chứa nó. Trong thạch quyển, radon liên tục được sinh ra, tích tụ trong các khe nứt, lỗ hổng của đất đá. Khí radon di chuyển lên mặt đất từ các tầng sâu theo các vết nứt, đứt gãy địa chất cùng các khí CO2, CH4, hay hơi nước (Gabdo, 2016; Walia và nnk, 2010). Mức độ tích tụ khí radon trong không khí phụ thuộc vào các thông số môi trường và các đặc điểm tự nhiên. Tại các đô thị vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, tập thể tác giả đã lựa chọn phương pháp và thời điểm đo phù hợp để hạn chế mức độ ảnh hưởng của các thông số môi trường. Sự khác nhau về nồng độ radon trong không khí tại các thị trấn chủ yếu là do các yếu tố tự nhiên như thành phần thạch học, mức độ dập vỡ khiến tạo, địa hình.

    Kết quả đo nồng độ radon trong không khí tại các thị trấn Tam Sơn và Mèo Vạc đều ở dưới 60 Bq/m3 (bảng 4), an toàn với sức khỏe con người (TCVN 7889:2008). Các khu vực này được cấu tạo chủ yếu là các loại đá vôi phân lớp từ trung bình đến dầy có tuổi Devon và Carbon-Permi với mức độ dập vỡ thấp (hình 4, bảng 1). Các loại đá này thường ít có khả năng phát sinh và khuếch tán khí radon ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, thị trấn Tam Sơn và Mèo Vạc nằm ở mức địa hình cao 800 m so với mực nước biển, dấn đến áp suất không khí giảm, nồng độ khí radon trong không khí cũng sẽ thấp.

    Kết quả đo nồng độ khí radon trong không khí tại thị trấn Yên Minh và Đồng Văn có giá trị trung bình cao hơn tại Tam Sơn và Mèo Vạc, phổ biến các giá trị > 60 Bq/m3 (hình 4, bảng 1). Khu vực này được cấu tạo chủ yếu bởi các thành tạo lục nguyên carbonat, phân lớp mỏng có tuổi tiền Cambric và Permi-Triat với mức độ dập vỡ cao (hình 1) dẫn đến khả năng phát sinh và khuếch tán radon cao. Thị trấn Yên Minh nằm trên đứt gãy lớn phương tây bắc – đông nam, tạo ra địa hình phân cắt sâu với các mặt đứt gãy lớn tại khu vực Lao Và Chải. Bên cạnh đó, huyện Yên Minh có chứa các khoáng sản chứa phóng xạ như Antimon Mậu Duệ. Ngoài ra, Thị trấn Yên Minh có độ cao địa hình thấp hơn (khoảng 400 m so với mực nước biển) dẫn đến áp suất không khí thấp hơn. Đối với khu vực thị trấn Đồng Văn, tuy nằm ở độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển, nhưng các thành tạo địa chất ở đây với mức độ dập vỡ cao, chạy dọc theo các đứt gãy phương tây bắc – đông nam, hình thành thung lũng sông Nho Quế, dẫn đến nồng độ radon trong không khí cao. Đặc biệt nồng độ khí radon tích tụ trong hang động tại Đồng Văn vượt ngưỡng cho phép rất nhiều (Nguyễn Thùy Dương và nnk., 2016).

6. Kết luận

    Nồng độ radon trong không khí tại 4 thị trấn vùng Cao nguyên đá Đồng Văn được xác định bằng máy SARAD GmbH EQF3220. Kết quả đo cho thấy rằng không có nhiều khu vực bị vượt ngưỡng, mặc dù trong các hang động thì nồng độ của radon có vượt ngưỡng đáng kể theo các nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và nnk., 2016.

    Khu vực thị trấn Tam Sơn và thị trấn Mèo Vạc có mức độ tích tụ phóng xạ radon ở trong ngưỡng an toàn (< 60 Bq/m3) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889:2008, trong khi đó ở thị trấn Yên Minh và thị trấn Đồng Văn có mức độ tích tụ radon cao hơn do nằm trên các thành tạo địa chất lục nguyên carbonat với mức độ dập vỡ cao dọc theo các đứt gãy phương tây bắc - đông nam.

    Kết quả nghiên cứu này đưa ra cảnh báo về ô nhiễm cho khu vực 4 thị trấn nêu trên, đồng thời gợi ý các giải pháp phòng tránh trên phương diện quy hoạch và đầu tư xây dựng trong các thị trấn nêu trên.

Lời cảm ơn

    Công trình được thực hiện với sự giúp đỡ của nhiệm vụ môi trường Mã số: QMT.20.03 ở ĐHQGHN.

Tài liệu tham khảo

1. The United Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation (UNSCEAR), in: Sources, vol. I. United Nations, New York, 2000.

2. Sakoda, Y. Ishimori, K. Yamaoka, 2011. A comprehensive review of radon emanation measurements for mineral, rock, soil, mill tailing and fly ash, Appl Radiat Isotopes 69 (2011) 1422-1435. https://doi.org/10.1016/j.apradiso.2011.06.009.

3. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thùy Dương, Arndt Schimmelmann & Nguyễn Văn Hướng (2018), Human exposure to radon radiation geohazard in Rong Cave, Dong Van Karst Plateau Geopark, Vietnam. Vietnam Journal of Earth Sciences, Vol 40. No. 2, 117-125, 2018. DOI: 10.15625/0866-7187/40/2/11092

4. Nguyễn-Ánh N, Nguyễn-Thùy D, et al. (2016), “Radon concentration in Rong cave in Dong Van Karst Plateau Geopark”, Full paper in Proceeding of International Symposium Hanoi Geoengineering 2016.

5. Nguyễn Thùy Dương và nnk, 2016. Đặc điểm nồng độ radon trong môi trường hang động karst khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 187-197.

6. Nguyen Thuy Duong et all, 2020. Radon Concentrations and their Controlling Factors in Mud-built Houses in Dong Van Plateau Karst Geopark, Ha Giang Province. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-10.

7. TCVN 7889:2008, Nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà-mức qui định và yêu cầu chung về phương pháp đo.

8. Hoàng Xuân Tình (chủ biên). Bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Bảo Lạc, (F-48-X). Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2000.

9. Nguyễn Xuân Trường, Đặc điểm địa chất và địa lí tự nhiên công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 29 115 (2011).

10. Tran Thanh Hai, Dang Van Bat, Ngo Kim Chi, Hoang Dinh Que, Nguyen Minh Quyen, Structural controls on the occurrence and morphology of karstified assemblages in northeastern Vietnam: a regional perspective. Environ. Earth Sci. 70 (2) (2013), 511-520.

11. Gabdo H. T., Ramli A. T., Saleh M. A., Garba N. N. and Sanusi M. (2016), “Natural radioactivity measurements in Pahang State, Malaysia”, Isotopes in Environmental and Health Studies, 52 (3), pp.298-308.

12. Walia V., LinS.J., FuC.C., YangT.F., HongW.L., WenK.L., Chen C.H., (2010),“Soil-gas monitoring: A tool for fault delineation studies along Hsinhua Fault (Tainan), Southern Taiwan”, Applied Geochemistry 25 (4), 602-607.

Bùi Văn Đông1, Phan Thanh Tùng1, Dương Đức Thắng2, Nguyễn Đình Nguyên1, Hoàng Văn Hiệp3, Vũ Văn Tích1

1Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội

2 Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

3 Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt I/2022)

CURRENT SITUATION OF RADON RADONIOUS ENVIRONMENT IN RESIDENTIAL AREA IN DONG VAN KARST PLATEAU GEOPARK

Bui Van Dong1, Phan Thanh Tùng1, Dưong Duc Thang2, Hoang Van Hiep3, Nguyen Dinh Nguyen1, Vu Van Tich1

1Faculty of Geology, VNU University of Science

2The Institute for Nuclear Science and Technology

3VNU School of Interdisciplinary Studies, Vietnam National University

Abstract

    The results of measuring radon concentrations in the air in the towns of Tam Son, Yen Minh, Dong Van, and Meo Vac in the Dong Van Karst Plateau Geopark show that the pollution level due to the accumulation of radioactive radon is low. According to the National Standard TCVN 7889: 2008, the level of radon accumulation in Tam Son town and Meo Vac town is currently within the safe range. Meanwhile, in Yen Minh town and Dong Van town, the level of radon accumulation was higher, notably in the area of Dong Van town and the bypass area of Yen Minh town.

Kyword: Radioactivity, radon accumulation, urban areas, Dong Van Karst Plateau Geopark.

 

Ý kiến của bạn