Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Xây dựng Tiêu chí và Quy trình công nhận TPBV về môi trường

15/09/2015

     Ngày 9/9/2014, tại Hà Nội, Viện Khoa học Môi trường (Tổng cục Môi trường) tổ chức Hội thảo Tiêu chí và Quy trình công nhận Thành phố bền vững (TPBV) về  môi trường ở Việt Nam. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng chủ trì Hội thảo.      Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng cho biết, trước thực trạng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc xây dựng các đô thị, TP hướng tới phát triển bền vững về môi trường, nhằm cân bằng yếu tố môi trường và phù hợp với xu hướng phát triển của các đô thị trên thế giới là yêu cầu cấp thiết. Để hỗ trợ cho quá trình đánh giá, ghi nhận các TP tiêu biểu của Việt Nam trong công tác BVMT, Bộ TN&MT đã ban hành Bộ tiêu chí TPBV về môi trường (Theo Quyết định số 196/QĐ-BTNMT ngày 18/2/2014). Trên cơ sở đó, Tổng cục Môi trường tiếp tục xây dựng Dự thảo Quy trình, thủ tục đăng ký, thẩm định và công nhận TPBV về môi trường ở Việt Nam. Theo đó, Bộ tiêu chí bao gồm 4 tiêu chí: nước, không khí, chất thải rắn và ứng phó với biến đổi khí hậu, đối tượng được áp dụng là các đô thị, TP.   Toàn cảnh Hội thảo        Quy trình, thủ tục đăng ký, thẩm định và công nhận TPBV về môi trường gồm các bước: Đăng ký và nộp hồ sơ; Xem xét, thẩm định; Công nhận Danh hiệu TPBV về môi trường. Trong quá trình xem xét, thẩm định, các TP được chọn sẽ phải thuyết trình trước Hội đồng thẩm định về Kế hoạch hành động của TP trong thời gian tới. Hồ sơ tham dự giải thưởng được gửi về Tổng cục Môi trường trước ngày 1/3 của năm xét tặng và giải thưởng được trao 2 năm/lần (dự kiến trao tặng vào ngày Môi trường thế giới - 5/6). Danh hiệu có hiệu lực 5 năm kể từ ngày công bố, TP được công nhận Danh hiệu có quyền lợi, nghĩa vụ và sẽ bị thu hồi Danh hiệu nếu vi phạm các quy định trong quá trình tham gia xét tặng.       Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất, cần làm rõ về nội dung thẩm định, cơ chế công khai thông tin, cập nhật thông tin… của Bộ Tiêu chí để có tầm nhìn xa hơn. Đồng thời, trong quá trình xét duyệt, cần xem xét, tính toán đến các điều kiện về kinh tế, nhằm đảm bảo sự cân bằng về các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường trong phát triển bền vững.        Hiện nay, quá trình phát triển đô thị trên thế giới đang diễn ra nhanh, kèm theo đó là sự suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng. Do đó, hướng tới sự bền vững về môi trường là xu hướng phát triển của nhiều đô thị, đặc biệt là các đô thị của những quốc gia phát triển. Nhiều quốc gia đã xây dựng và áp dụng bộ công cụ đánh giá mức độ bền vững về môi trường đô thị như một thước đo để xác định mức độ bền vững về môi trường, từ đó xây dựng các chương trình trao giải thưởng nhằm ghi nhận các nỗ lực của TP trong công tác BVMT.       Ở cấp độ khu vực: Hầu hết các khu vực đều xây dựng các chương trình trao giải thưởng áp dụng các cho TP của các quốc gia nằm trong khu vực đó, như: Giải thưởng Thủ đô xanh châu Âu, TP xanh châu Á, châu Phi, TPBV về môi trường của ASEAN.      Ở cấp độ quốc gia: Một số quốc gia đã xây dựng các chương trình trao giải thưởng như: Giải thưởng môi trường Adipura của Inđônêxia, TPBV Bandar Lestari của Malaixia, Sạch và xanh của Philippin, TP dễ sống của Thái Lan…      Ở Việt Nam,một số TP được công nhận TPBV về môi trường ASEAN là Hạ Long (2008), Đà Nẵng (2011) và sắp tới TP. Huế sẽ được công nhận vào tháng 10/2014.   Thu Hằng
Ý kiến của bạn