Banner trang chủ
Thứ Hai, ngày 25/11/2024

Việt Nam quyết tâm giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các chất POP

15/09/2015

     Ngày 8/7/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án cập nhật Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP).   Ông Trần Thế Loãn - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm phát biểu khai mạc Hội thảo        Theo ông Trần Thế Loãn, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, việc kiểm soát các chất POP là điều cần thiết và Việt Nam đã tích cực tham gia quản lý các loại hợp chất độc hại bằng việc phê chuẩn Công ước Stốckhôm; Luật BVMT; Luật Hóa chất và các quy định khác của pháp luật về quản lý hóa chất, bảo vệ sức khỏe, vệ sinh lao động…      Bản Kế hoạch đưa ra hệ thống các hành động và giải pháp đồng bộ bao gồm chính sách, pháp luật, thể chế, quản lý, công nghệ, tài chính, nâng cao nhận thức và hội nhập quốc tế để từng bước đáp ứng các yêu cầu của Công ước Stốckhôm. Lộ trình thực hiện các giải pháp được xây dựng một cách thống nhất và có trọng điểm. Các đề án, dự án, nhiệm vụ ưu tiên cụ thể được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Kế hoạch cần được triển khai hiệu quả, đồng bộ và đúng lộ trình để đạt mục đích cuối cùng là góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường toàn cầu trước các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy như mục tiêu của Công ước.   Toàn cảnh Hội thảo        Theo đó, Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất POP sẽ được thực hiện trong 2 năm do Tổng cục Môi trường làm chủ dự án với sự tài trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu GEF thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam là 225.000 USD, vốn đối ứng của Việt Nam là 3.200 triệu đồng, thời gian thực hiện 2013 - 2015.      Mục tiêu chính của dự án tập trung thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước; Cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất POP, từ đó, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đệ trình Hội nghị các Bên thông qua Ban Thư ký Công ước Stốckhôm.      Dự án gồm 5 hợp phần chính, bao gồm: Thiết lập cơ chế quản lý Dự án và nâng cao năng lực Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm; Kiểm kê các chất POP và đánh giá năng lực quốc gia về quản lý các chất POP; Xác định các mục tiêu và hoạt động ưu tiên của Kế hoạch quốc gia; Hoàn thiện Kế hoạch quốc gia và trình Chính phủ phê duyệt; Giám sát và đánh giá Dự án.      Công ước Stốckhôm ra đời với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước nguy cơ gây ra do các chất POP. Các chất POP là các hóa chất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường, có khả năng phát tán rộng, tích lũy sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở gần và cả những nơi rất xa nguồn phát thải chúng, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Hiện nay, Công ước hướng tới việc quản lý an toàn, giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ 23 nhóm hóa chất.      Theo đó, để thực hiện Công ước Stốckhôm, các bên tham gia cần xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước. Nội dung của Kế hoạch là quản lý an toàn, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ POP tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của Công ước Stốckhôm và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.       Các nhà khoa học, các chuyên gia tham dự Hội thảo đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ các nguy cơ cũng như công tác quản lý các chất POP mới trên thế giới và đề xuất các giải pháp xây dựng Dự án cập nhật Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm về các chất POP.   Theo Monre
Ý kiến của bạn