Banner trang chủ
Thứ Tư, ngày 27/11/2024

Nguồn phát sinh, lưu lượng, thành phần nước thải từ các cơ sở khám chữa bệnh và đề xuất công nghệ xử lý

08/04/2014

     Hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 185 bệnh viện, hơn 400 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa và gần 12.000 phòng khám tư nhân đang hoạt động. Theo thống kê của Sở TN&MT TP. HCM : "Bình quân mỗi ngày các bệnh viện ở TP. HCM thải khoảng 17.000 - 20.000 m3 nước thải, phần lớn trong số này không được ử lý, trực tiếp đi từ bệnh viện ra hệ thống cống chung của TP. Nước thải bệnh viện bao gồm nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ, vệ sinh của bệnh nhân, nhân viên y tế... nước thải bệnh viện bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh... đây là nguy cơ ô nhiễm, lây lan bệnh tật rất lớn cho cộng đồng". Đa số các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các trung tâm y tế chưa có trạm xử lý nước thải (XLNT). Một số bệnh viện đã đầu tư xây dựng trạm XLNT vẫn chưa đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận. Bên cạnh các nguyên nhân về vận hành không hợp lý, công nghệ chưa thích hợp, việc nâng công suất thiết kế ban đầu của hệ thống đã dẫn đến tình trạng quá tải và xử lý không hiệu quả. Một số cơ sở y tế có quy mô nhỏ, với lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 3 - 5 m3/ngày, đêm, diện tích đất hạn chế, vẫn chưa tìm được giải pháp hợp lý để XLNT phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở mình.

     Dựa trên kết quả khảo sát thực tế, xác định nguồn phát sinh, biến thiên lưu lượng và thành phần nước thải của một số cơ sở khám chữa bệnh, bài viết đã chỉ ra những thành phần ô nhiễm chính từ loại nước thải này và đề xuất một số công nghệ XLNT đạt tiêu chuẩn xả thải vào hệ thống cống thoát nước chung của TP.

 

Trần Thị Mỹ Diệu, Lê Minh Trường

Hà Vĩnh Phước, Nguyễn Trung Việt

Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Văn Lang

(Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 3/2014)

Ý kiến của bạn