Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 27/12/2024

Nâng tầm hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học

15/09/2015

     Ngày 30/7/2014, tại Hà Nội, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Trưởng ban chỉ đạo Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học (ĐDSH) quốc gia  (NBDS)Bùi Cách Tuyến đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do ông Motohiro Hasegawa làmTrưởng đoàn về đánh giá cuối kỳ Dự án.      Theo ông Motohiro Hasegawa, tính đến thời điểm hiện nay, Đoàn đã đánh giá 5 sản phẩm liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH của Dự án theo các tiêu chí: Hiệu quả, mức độ ảnh hưởng, tính bền vững. Các sản phẩm của Dự án đều đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả cao. Liên quan tới tính bền vững, Dự án cũng đang xây dựng 2 văn bản quan trọng là Đề án tổng thể về duy trì, vận hành Hệ thống NBDS và Thông tư chia sẻ thông tin ĐDSH. Đại diện JICA cũng mong muốn duy trì kinh phí để vận hành Hệ thống sau khi Dự án kết thúc.      Hiện Hệ thống NBDS mới áp dụng cho hệ sinh thái đất ngập nước, do đó, JICA mong muốn sẽ được thí điểm ở các hệ sinh thái khác. Bên cạnh đó, Hệ thống được duy trì và vận hành bởi rất nhiều các bên liên quan, nên việc hợp tác giữa các bên cần được lưu ý và đảm bảo luôn có sự phối hợp khi tiến hành triển khai. Ngoài ra, JICA hy vọng sẽ có sự phối hợp giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT để xây dựng và vận hành Hệ thống NBDS tại VQG Bidoup Núi Bà.   Toàn cảnh buổi làm việc        Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng, NBDS rất quan trọng trong hệ thống quản lý ĐDSH; Cơ sở dữ liệu cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, Bộ TN&MT sẽ cố gắng duy trì và vận hành Hệ thống sau khi Dự án kết thúc.      Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cảm ơn JICA đã giúp Bộ TN&MT triển khai xây dựng Dự án. Thứ trưởng cho biết, ngày  31/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn ĐDSH với các hoạt động: Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên; Bảo tồn các loài động vật hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm; Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và ĐDSH; Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến ĐDSH; Bảo tồn ĐDSH trong bối cảnh BĐKH. Do đó, Thứ trưởng mong muốn Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về công tác bảo tồn ĐDSH thông qua các dự án, từ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.   Theo Monre
Ý kiến của bạn