Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 26/11/2024

Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2015: Bảo tồn đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững

15/09/2015

     Ngày 22/5/2015, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức CropLife Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế ĐDSH, với chủ đề “Bảo tồn ĐDSH học vì sự phát triển bền vững”.      Phát biểu khai mạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng cho biết, Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao trên thế giới, với khoảng 7.500 loài sinh vật, 16.428 loài thực vật và nấm, 10.300 loài động vật trên cạn, 3.500 loài nước ngọt, trên 11.000 loài dưới biển. Đặc biệt, khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện, trong đó có các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan.   Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng phát biểu tại Lễ mít tinh        Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tích cực tham gia và thực hiện nhiều hiệp ước, công ước quốc tế về ĐDSH như: Công ước ĐDSH (CBD); Công ước vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar); Công ước buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)…; Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen; Diễn đàn liên Chính phủ về ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái (IPBES); Đối tác khu bảo tồn châu Á (APAP). Bên cạnh đó là hệ thống pháp luật, các văn bản, thông tư hướng dẫn, đặc biệt là Luật ĐDSH năm 2008 - Văn bản pháp lý cao nhất, hướng đến bảo tồn ĐDSH. Nhờ đó, công tác bảo tồn ĐDSH đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, một số hệ sinh thái được khôi phục,; Nhiều loài động vật và nguồn gen mới, có ý nghĩa khoa học được phát hiện để bảo tồn, chọn lọc và nhân nuôi.      Nhằm tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH, trong thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐDSH; Đẩy mạnh thực thi Luật ĐDSH; Thúc đẩy triển khai Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh đó, củng cố và phát triển hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH ở cả cấp Trung ương và địa phương; Chú trọng công tác xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn ĐDSH.   Toạ đàm Liên kết bảo tồn ĐDSH cho phát triển bền vững        Cũng trong khuôn khổ Lễ mít tinh, Tổng cục Môi trường phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức Toạ đàm Liên kết bảo tồn ĐDSH cho phát triển bền vững, nhằm thảo luận, đi đến thống nhất về hoạt động hợp tác giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng trong bảo tồn ĐDSH. Đa số các đại biểu cho rằng, các cơ quan chức năng cần phối hợp, hướng đến nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, đặc biệt là trong nghiên cứu giải pháp bảo tồn ĐDSH; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững đến tất cả các đối tượng trong xã hội; Liên kết xây dựng có sở dữ liệu, hành lang pháp lý, thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan… tránh sự chồng chéo, bất cập trong các văn bản chiến lược, các luật và nghị định về bảo tồn ĐDSH.      Ngoài ra, còn có một số hoạt động bên lề như: Triển lãm ảnh Cây Di sản; Phát hành chuyên đề và trưng bày các tài liệu, ấn phẩm truyền thông về ĐDSH.   Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng trao Bằng khen Sáng kiến \ bảo tồn ĐDSH cho tập thể, cá nhân VACNE        Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ TN&MT, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng đã trao Bằng khen cho tập thể và cá nhân của VACNE vì đã có sáng kiến thành lập sự kiện bảo tồn Cây Di sản, góp phần bảo tồn ĐDSH.   Gia Linh  
Ý kiến của bạn