Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 26/07/2024

Hiệu quả từ Dự án xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương

12/01/2018

     Trung bình mỗi ngày, hàng nghìn tấn rác thải tại Bình Dương sau khi thu gom được xử lý biến thành gạch, phân bón và điện năng.

     Ngày 10/1/2018, UBND tỉnh Bình Dương công bố hoàn thành giai đoạn 2 của Dự án xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương (tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương).

     Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trung bình mỗi ngày, khu liên hợp này có thể tiếp nhận, xử lý 3.000 tấn rác sinh hoạt và hơn 1.000 tấn rác công nghiệp. Rác sau khi xử lý sẽ biến thành phân bón compost (công suất 840 tấn/ngày), nguyên liệu làm gạch (hàng trăm tấn/ngày) để bán ra thị trường và thành điện (công suất 820 KW, phục vụ vận hành dây chuyền xử lý rác).

 

Tổ hợp máy phát điện dùng nhiên liệu là khí biogas (sinh ra trong quá trình ủ rác)

 

     Với vốn đầu tư hơn 30 triệu USD, Dự án xử lý rác thải được thứ trưởng Bộ Xây Dựng Phan Thị Mỹ Linh đánh giá là "khoa học, văn minh". Một số chuyên gia đánh giá khu liên hợp xử lý là "hiện đại nhất Việt Nam".

     Lãnh đạo Công ty CP nước môi trường Bình Dương (chủ đầu tư) cho biết, Dự án được chuyên gia Phần Lan hỗ trợ rất nhiều về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ ủ rác thải để thu khí biogas rồi dùng khí này làm nhiên liệu chạy tổ hợp máy phát điện công suất lớn.

     Công nghệ biến rác thành điện đang được triển khai thí điểm tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có TP. HCM, Cần Thơ…

 

Phương Tâm

Ý kiến của bạn