Banner trang chủ

Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/qđ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

10/03/2014

     On 21st October 2010 Prime Minister signed Decision 1946/QG-TTg issuing a national plan for prevention and remediation of plant protection chemical contamination (Decision 1946) and assigned Ministry of Natural Resources and Environment to take a leading role in implenmenting this plan.

     After three years of implementation, pollution prevention and remediation o f plant protection chemical contamination in seven provices have resulted in achievments such as: gradually improving policies and mechanisms for plant protection chemcial contaminated sites and organizing workshops, seminars and training courses for provicial officers. So far, 40 contaminated sites have been conducting remediation, of which 10 have completed their remediation while the other 30 sites are in progress. Financial resources for remediation have increased. As a result, public awareness on chemical risks has been raised and technology transfer for remediation has been promoted.

     Theo kết quả điều tra, khảo sát thống kê, hiện cả nước có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lưu trên địa bàn 17 tỉnh/thành phố, bao gồm: Yên Bái, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, An Giang. Trong đó, phân loại theo quy định tại Điều 92 của Luật BVMT, có 189 khu vực bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng và ô nhiễm nghiêm trọng, 87 khu vực bị ô nhiễm và 588 khu vực đất có ô nhiễm nhưng chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm.

 

Chuyên gia quốc tế lấy mẫu đất nhiễm hóa chất BVTV tại Hòn Trơ,
huyện Diễn Châu, Nghệ An

 

     Ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1946/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch quốc gia phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất BVTV trên phạm vi cả nước (Quyết định số 1946/QĐ-TTg) và giao cho Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Kế hoạch đặt ra mục tiêu từ năm 2010 - 2025 hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu và các kho lưu giữ hóa chất BVTV tồn lưu. Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2015 tập trung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

     Kết quả thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg

     Trải qua 3 năm thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg, công tác xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu tại 7 tỉnh/thành phố đã đạt được một số kết quả:

     Bộ TN&MT cùng các địa phương đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách về cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu. Cụ thể, ngay khi Kế hoạch quốc gia được ban hành, Bộ TN&MT cùng với Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng các kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1946/QĐ-TTg. Ngoài ra, Bộ cũng ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật, trong đó có Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, kèm theo Quy chuẩn QCVN54:2013/BTNMT quy định ngưỡng xử lý hóa chất BVTV hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.

     Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cùng với các Bộ, ngành tổ chức các hội nghị, hội thảo đào tạo, tập huấn cho cán bộ của các tỉnh/thành phố có điểm tồn lưu hóa chất BVTV; cán bộ hải quan, quản lý thị trường và biên phòng về công tác quản lý thuốc BVTV. Nhờ đó, nhận thức về ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu tại các địa phương đã tăng lên rõ rệt. Tại thời điểm năm 2010, khi xây dựng Kế hoạch quốc gia, có khá nhiều địa phương còn chưa quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu. Sau khi ban hành và triển khai Kế hoạch, đến nay, Tổng cục Môi trường đã nhận được nhiều báo cáo kết quả điều tra, khảo sát của các tỉnh/thành phố đề nghị bổ sung các điểm ô nhiễm mới. Đặc biệt, thông qua các chương trình truyền thông đã góp phần thúc đẩy nhận thức trong cộng đồng về mối nguy hại của ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV, từ đó có các hành động tự bảo vệ khi các khu vực ô nhiễm chưa được xử lý.

     Mục tiêu đặt ra đến năm 2015, xử lý 240 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu đang gây ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (Danh mục tại Phụ lục 1 của Quyết định số 1946/QĐ-TTg). Đến nay, Bộ TN&MT cùng các địa phương đã và đang xử lý 40 điểm, trong đó 10 điểm hoàn thành và 30 điểm đang trong giai đoạn xử lý. Mặc dù kết quả đạt được chưa cao và là một thách thức lớn để có thể hoàn thành mục tiêu trên, nhưng việc xử lý đang được triển khai một cách tích cực, nghiêm túc.

 

Xử lý các hố chôn thuốc BVTV tại Thanh Hóa

 

     Một điểm mới và quan trọng trong công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu là nguồn kinh phí đã được tăng lên. Hàng năm, Chính phủ triển khai cơ chế hỗ trợ có mục tiêu sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu. Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường (CTMTQG). Với việc ban hành CTMTQG, nguồn lực cho công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu đã được tăng lên.

     Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương đã thúc đẩy hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực tài chính. Trong đó, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) đã hỗ trợ Tổng cục Môi trường triển khai Dự án hợp tác quốc tế “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV dạng POP tồn lưu tại Việt Nam” từ năm 2011. Đến nay, thông qua Dự án đã thu gom được hơn 500 tấn hóa chất BVTV và đất nhiễm nặng tại các khu vực: Núi Căng (Phú Bình, Thái Nguyên); Vực Rồng (Tân Kỳ) và Hòn Trơ (Diễn Châu) ở tỉnh Nghệ An và khu vực Thạch Lưu (Thạch Hà, Hà Tĩnh) để đóng gói vào trong bao bì và đưa đến Nhà máy xi măng Holcim (Hòn Chông, Kiên Giang) xử lý.

     Việc triển khai pha tổng thể thu gom, xử lý đất nhiễm nặng và các loại chất thải hóa chất BVTV POP có ý nghĩa quan trọng trong việc loại bỏ các nguồn tồn lưu nguyên chất hóa chất BVTV tại các điểm ô nhiễm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, thông qua các hoạt động xử lý ô nhiễm này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển giao công nghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm. Hiện nay, đã có khá nhiều các nghiên cứu, áp dụng, thí điểm các công nghệ mới như: Fenton, sắt TAML, nghiền bi, giải hấp nhiệt, đốt, đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng... Việc phát triển thị trường công nghệ sẽ góp phần giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu nói riêng và BVMT nói chung.

 

Hoàng Thành Vĩnh

Tổng cục Môi trường

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 2/2014

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của bạn