Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 25/04/2024

Kế hoạch quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020

10/05/2014

 

     To implement a national strategy on green growth, Ministry of Planning and Investment has submitted and got approval from Prime Minister on a national action plan for green growth for period of 2014-2020 at his decision 403/QD-TTg dated 20 March 2014.

     The action plan has four themes: developing institutions and local plans for green growth, reducing green house gas emission and promoting clean and renewable energy; greening production and greening living styles and sustainable consumption. The themes are divided into 12 groups of 66 activities.

     Regarding budgets for developing policies in action plans, the Prime Minister directs ministries and localities to allocate within their annual socioeconomic development plans.

     Thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014.

     Kế hoạch Tăng trưởng xanh bao gồm 4 chủ đề chính: Xây dựng thể chế và Kế hoạch Tăng trưởng xanh tại địa phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; và Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững; được chia thành 12 nhóm với 66 hoạt động.

     Xây dựng thể chế và Kế hoạch Tăng trưởng xanh tại địa phương

     Xây dựng thể chế bao gồm: Tổ chức Ban điều phối triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh; Hoàn thiện khung thể chế nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế phù hợp với Chiến lược Tăng trưởng xanh; Hình thành Khung chính sách tài chính Tăng trưởng xanh; Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn dân vào việc thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh; Tham gia các hoạt động quốc tế xúc tiến và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Tăng trưởng xanh.

     Kế hoạch Tăng trưởng xanh tại địa phương gồm: Triển khai xây dựng kế hoạch/chương trình hành động Tăng trưởng xanh tại một số tỉnh, TP; Tổ chức thực hiện thí điểm một số mô hình thực hiện Tăng trưởng xanh; Triển khai thực hiện một số mô hình Tăng trưởng xanh ở các vùng biên giới, ven biển và hải đảo.

     Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

     Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng: Rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch năng lượng quốc gia định hướng Tăng trưởng xanh; Hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nâng cao nhận thức của toàn dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

     Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải: Thay đổi cơ cấu để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải; Đổi mới công nghệ để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải; Phát triển giao thông công cộng theo hướng xanh hóa.

     Đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong nông lâm nghiệp, thủy sản: Áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý để giảm phát thải khí nhà kính; Tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp; Nghiên cứu, ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế; Trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững…

 

Phát triển đô thị xanh và bền vững, khuyến khích phát triển công nghiệp vật liệu

xây dựng và xây dựng xanh

 

     Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: Xây dựng và thực hiện chính sách ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới (năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, xăng sinh học…); Hoàn thiện thể chế về không khí sạch. Kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

     Thực hiện Xanh hóa sản xuất

     Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế theo hướng Tăng trưởng xanh: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nông lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vân tải, xây dựng, TN&MT… từ quan điểm phát triển bền vững và xây dựng đề án tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng Tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2014 - 2020; Hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu, triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh; Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính- tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ Tăng trưởng xanh; Hỗ trợ đào tạo nhân lực trong lĩnh vực việc làm xanh.

     Sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên và phát triển khu vực kinh tế xanh: Chống thoái hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; Sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản hiệu quả và bền vững; Khuyến khích và hỗ trợ phát triển nhanh các ngành sản xuất sản phẩm sinh thái…

     Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững: Cải thiện và phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng và thủy lợi theo hướng bền vững.

     Thúc đẩy phong trào “doanh nghiệp phát triển bền vững” và nâng cao năng lực và thị trường dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và quản lý phục vụ Tăng trưởng xanh: Triển khai rộng rãi phong trào “Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững”; Xây dựng năng lực tư vấn kỹ thuật và quản lý Tăng trưởng xanh; Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp xanh; Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về Tăng trưởng xanh.

     Thực hiện Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững

     Phát triển đô thị xanh và bền vững: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch cải tạo đô thị theo tiêu chuẩn đô thị bền vững; Cải thiện hạ tầng kỹ thuật theo hướng bền vững ở một số đô thị chọn lọc; Đổi mới công nghệ và kỹ thuật xây dựng theo hướng xanh hóa; Khuyến khích phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và xây dựng xanh.

     Thúc đẩy thực hiện lối sống xanh: Triển khai cuộc vận động thực hiện “Lối sống xanh”, mô hình “Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình”; Xây dựng nông thôn mới với lối sống hài hòa với môi trường thiên nhiên; Chi tiêu công theo tiêu chuẩn xanh…

     Về ngân sách để xây dựng các chính sách trong Kế hoạch hành động, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ ngành, địa phương chủ động lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của đơn vị. Đến nay, một số nhà tài trợ đã quan tâm và làm việc với các Bộ để hỗ trợ một số hoạt động ưu tiên như: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID)… Hy vọng rằng, sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà tài trợ sẽ đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng chính sách triển khai Kế hoạch hành động về Tăng trưởng xanh.

 

Nguyễn Tuấn Anh

Phó vụ trưởng, Vụ KHGDTN&MT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 4/2014

Ý kiến của bạn