Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 27/12/2024

Ứng dụng Mike11 mô phỏng ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước mặt sông Tiền, tỉnh Tiền Giang

15/09/2015

Ứng dụng Mike11 mô phỏng ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước mặt sông Tiền, tỉnh Tiền Giang           Cồn Thới Sơn, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang nằm về phía hạ lưu sông Tiền đang tiếp nhận một lượng đáng kể các chất ô nhiễm từ các nguồn thải của nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động nuôi cá bè. Điều này không chỉ gây suy giảm chất lượng nước mà còn làm giảm lợi ích kinh tế trong khu vực. Do đó việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá bè đến chất lượng nước (CLN) mặt khu vực cồn Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang là cần thiết. Nghiên cứu đã áp dụng mô hình MIKE11 mô phỏng CLN mặt do ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá bè gây ra. Mô phỏng được thực hiện dựa trên các kịch bản (KB) ứng với các thời điểm khác nhau thông qua chạy mô hình thủy lực (HD) và mô hình lan truyền (AD). Mô hình cho kết quả có độ tin cậy khá cao nên có khả năng áp dụng trong việc đánh giá lan truyền chất ô nhiễm cho sông Tiền nhằm phục vụ giám sát và quản lý môi trường nước sông trong tương lai.         Nuôi cá bè không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho tỉnh mà còn thu hút một lượng lao động rất lớn, góp phần cải thiện đời sống kinh tế người dân địa phương. Tuy nhiên, do phát triển quá mức việc nuôi cá bè thải ra một lượng lớn chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, gây cản trở dòng chảy, suy giảm CLN nên đã gây ra ảnh hưởng bất lợi không chỉ đến CLN sông Tiền mà còn ảnh hưởng ngược lại nghề nuôi cá bè. Để hoạt động nuôi cá bè của tỉnh không giảm sút đòi hỏi phải có sự quan tâm đến CLN đúng mức.                    Bài nghiên cứu nhằm giới thiệu bước đầu ứng dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng CLN sông Tiền trong khu vực cồn Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang. Tính toán được thực hiện dựa trên các KB ứng với các thời điểm khác nhau. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa những tác động bất lợi từ hoạt động nuôi cá bè đến CLN. Đồng thời, từng bước bảo vệ và cải thiện môi trường nước mặt trong khu vực nghiên cứu, nhằm đảm bảo kinh tế người dân nhưng không làm CLN xấu đi. Trần Ngọc Châu Đại học An Giang Lê Hoàng Nghiêm Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (Toàn văn đăng trên Tạp chí Môi trường, số 8/2013)    
Ý kiến của bạn