Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 29/03/2024

Bảo tồn biển góp phần phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững

15/09/2015

     Đảo Cồn Cỏ nằm phía Đông Bắc tỉnh Quảng Trị, có vị trí quan trọng về kinh tế biển và an ninh quốc phòng. Đặc biệt, đảo có nhiều hệ sinh thái (HST) động, thực vật đặc trưng như rừng nguyên sinh, rạn san hô, rong cỏ biển và nhiều loại thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao (tôm hùm, cá rạn, rùa biển, cua đá…) Đây là một trong những vùng biển có đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức, nhiều HST thủy sinh là nơi trú ẩn, sinh sản, phát triển của nhiều loài thủy sản, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn nên cửa sông, ven biển bị xâm lấn; Tình trạng khai thác bằng chất nổ, chất độc đã làm suy giảm nhanh nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, ô nhiễm môi trường biển đang là những khó khăn, thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của các HST, tài nguyên biển và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế và sức khỏe của cộng đồng cư dân vùng biển.   Phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân        Sau hơn 3 năm thành lập và đi vào hoạt động, Khu Bảo tồn (KBT) biển đảo Cồn Cỏ đã từng bước khẳng định hoạt động bảo tồn biển ngày càng hiệu quả và tiếp tục hoàn thiện các kế hoạch quản lý giai đoạn 2011 - 2015 và trong những năm tới; không ngừng nâng cao năng lực quản lý, tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ, bảo tồn biển và phát triển nguồn lợi thủy sản ĐDSH theo hướng bền vững.      Nhằm tăng cường bảo vệ các phân khu chức năng, các HST, các loài quý hiếm có giá trị cao, KBT đẩy mạnh công tác tổ chức, điều tra, nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý hoạt động bảo tồn, trong đó:      Triển khai thực hiện kế hoạch quản lý KBT biển đảo Cồn Cỏ bằng cách tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, duy trì công tác phân vùng chức năng bằng hệ thống phao dấu trong KBT; Tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ như kỹ thuật lặn biển, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, hướng dẫn viên du lịch cộng đồng cho đội ngũ cán bộ BQL và cộng đồng.      Công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn quản lý KBT được quan tâm bằng hình thức phát động các chiến dịch truyền thông về công tác quản lý và bảo tồn, BVMT biển; Xây dựng nhiều cụm pa nô tuyên truyền tại các trung tâm nghề cá của tỉnh; Xây dựng phóng sự truyền hình, các cuộc thi tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của KBT… Qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT và ĐDSH biển.      Tăng cường hoạt động tuần tra bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, từng bước tái tạo, phục hồi và phát triển bền vững các HST.      San hô có tầm quan trọng lớn đối với nguồn tài nguyên thủy sản và phát triển du lịch biển. Vì vậy, việc bảo vệ các rạn san hô có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, tình trạng khai thác thủy sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển, BĐKH... đã tác động đến tài nguyên biển, nhất là rạn san hô vùng quanh đảo Cồn Cỏ đang có chiều hướng suy giảm. Vì vậy, việc tăng cường bảo tồn biển để duy trì rạn san hô cũng như nguồn lợi thủy sản và các loài động thực vật là một yêu cầu bức thiết.      Hiện nay, BQL KBT đã tổ chức nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu, đánh giá các HST, tài nguyên biển; Phối hợp với các đối tác triển khai một số đề tài khoa học, thử nghiệm nuôi cấy san hô, phục hồi nguồn lợi biển trong KBT biển đảo Cồn Cỏ và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, phối hợp triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào công tác quản lý bảo tồn biển như “Nghiên cứu ĐDSH và các chất có hoạt tính sinh học tại đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị” của Viện Hóa sinh Biển - Viện KH&CN Việt Nam và Trường Đại học Huế; Ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi cấy san hô nhân tạo của Viện Nghiên cứu biển Hải Phòng; Điều tra đánh giá nguồn lợi và các HST trong KBT của Viện Hải dương học Nha Trang… bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan.      Tăng cường thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đánh bắt thủy sản, khai thác rong mơ và các nguồn lợi thủy sản khác. Đồng thời, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm nguồn lợi thủy sản, BVMT biển, nhất là tàu cá, ngư dân các tỉnh lân cận trong vùng.      Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên biển, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm thiểu hoạt động đánh bắt thủy sản. Duy trì hệ thống phao dấu phân vùng chức năng, tổ chức tàu tuần tra trong KBT biển để hướng dẫn nhân dân neo đậu tàu thuyền đúng nơi quy định. Qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi biển. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sinh kế thay thế như đào tạo nghề hướng dẫn du lịch, sử dụng hầm biogas, bồn nước sạch, nhà vệ sinh nhằm tuyên truyền và nâng cao đời sống của ngư dân vùng biển. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai, nhằm giảm thiểu rủi ro...   Cá khoang cổ và hải quỳ trong rạn san hô tại KBT biển Cồn Cỏ        Bên cạnh những kết quả đạt được, KBT biển đảo Cồn Cỏ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như bộ máy cơ cấu tổ chức còn thiếu nguồn nhân lực, kinh nghiệm công tác hạn chế; Hoạt động nghiên cứu, giám sát và đánh giá nguồn lợi biển và ĐDSH chưa được thực hiện định kỳ. Đồng thời, phải chịu áp lực từ việc khai thác, đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng BĐKH.      Để thực hiện tốt các hoạt động quản lý KBT biển đảo Cồn Cỏ, trước hết cần có sự thống nhất cao trong Kế hoạch hành động quản lý KBT biển, thực hiện tốt quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biển các chủ trương, chính sách của Nhà nước về bảo tồn biển, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng xã hội; Hoàn thiện hệ thống quản lý KBT biển đảo Cồn Cỏ. Đồng thời, tăng cường bảo vệ các HST, sinh cảnh biển, tài nguyên thiên nhiên và từng bước tái tạo, phục hồi; Ngăn chặn các tác động xâm hại tới tài nguyên biển, đẩy mạnh hoạt động điều tra, công tác giám sát, đánh giá các HST, tài nguyên biển, nhất là vùng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc đảo Cồn Cỏ. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sinh kế thay thế, góp phần tuyên truyền và nâng cao đời sống của ngư dân vùng biển; Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật trong công tác quản lý bảo tồn biển, xây dựng các chương trình, dự án cũng như mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư với các tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước về lĩnh vực bảo tồn biển, biển đảo Việt Nam. Tiến tới thành lập các trung tâm du khách, trung tâm cứu hộ rùa biển tại đảo Cồn Cỏ. Đặc biệt, phối hợp với UBND huyện đảo Cồn Cỏ triển khai kế hoạch phát triển du lịch biển đảo Cồn Cỏ giai đoạn 2011 - 2015 có tính đến năm 2020, xứng danh với đảo nhỏ anh hùng “Cồn Cỏ - Viên ngọc giữa trùng khơi!”.   Nguyễn Hoài Nam Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 2/2104                
Ý kiến của bạn