Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 25/04/2024

Sửa Luật để khởi tố hình sự tội phạm môi trường

15/09/2015

    Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc phát biểu khai mạc        Ngày 15/12/2014, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) phối hợp với Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc tổ chức Hội thảo Tội phạm môi trường - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc tới dự và chủ trì Hội thảo.      Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc đã đưa ra cảnh báo, hiện nay, các vụ việc vi phạm về BVMT được phát hiện tăng nhanh về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng, tính chất phức tạp của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm này, phần lớn áp dụng chế tài xử lý hành chính, chế tài xử lý hình sự được áp dụng trên thực tế chiếm tỷ lệ nhỏ.      Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho rằng, thông qua các tham luận, chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước về các đề xuất sửa đổi, hoàn thiện Chương XVII của Bộ Luật hình sự năm 1999 sẽ giúp Bộ TN&MT hoàn thiện báo cáo nghiên cứu, tổng kết thi hành các quy định pháp luật về tội phạm môi trường, đồng thời phục vụ trực tiếp cho việc sửa đổi Bộ Luật hình sự năm 1999 (dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2015).       Toàn cảnh Hội thảo        Theo báo cáo của Vụ Pháp chế, hiện nay, các tội phạm về môi trường được xếp vào chương 17 của Bộ Luật hình sự với 11 tội danh theo sửa đổi năm 2009 thay vì 10 tội danh như trong Bộ Luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, mới chỉ có một vài tội trong số đó đã từng bị truy cứu và xét xử như : tội hủy hoại rừng (Điều 189) và Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190). Trong khi đó, một số hành vi tương ứng với các tội khác như tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182), tội vi phạm quy định về quản lý CTNH (Điều 182B), tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185)… đã được đề nghị xử lý hình sự, song vẫn chưa được thực hiện.      Gần đây, Hiến pháp năm 2013 đã coi quyền được sống trong môi trường trong lành là một trong những quyền cơ bản của con người. Từ đó, chính sách pháp luật BVMT cũng có bước thay đổi tích cực. Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng đã cụ thể hóa quyền cơ bản này vào từng quy định quản lý Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong vấn đề môi trường. Đây là những cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chống các hành vi gây tác động xấu đến môi trường thông qua các chế tài pháp lý.      Đa số các đại biểu nhất trí cho rằng, luật hóa khái niệm tội phạm môi trường một cách hợp lý, khoa học, chính xác, sát thực tế là rất cần thiết, để từ đó diễn giải các trách nhiệm hình sự đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT. Nếu không có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, thì việc xây dựng các hình thức chế tài, phạm vi và khả năng phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm sẽ trở nên khó khăn hơn.      Cùng với đó, để xử lý nghiêm tội phạm về môi trường điều quan trọng phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm xử lý về mặt hình sự các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.      Mặt khác, trong khi chờ sửa đổi Bộ Luật hình sự thì nhiều ý kiến cho rằng cần có hướng dẫn ngay đối với các dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Việc tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, kết hợp với điều tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cũng được cho là một biện pháp mạnh để giảm thiểu các vi phạm này.   Theo Monre
Ý kiến của bạn