Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 27/12/2024

Mô hình thu phí chất thải rắn dựa trên lượng thải - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

22/07/2020

     Đối với bất kỳ một hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) nào thì phí chất thải là một hợp phần rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các khoản thu phí không được chú ý và đôi khi việc áp dụng phí CTR không tạo ra được hiệu quả quản lý như mong muốn. Phí chất thải không chỉ là vấn đề tài chính của một hệ thống mà còn tạo chức năng khuyến khích kinh tế nhằm định hướng người xả rác có những sự thay đổi trong hành vi, để hướng tới thải những chất thải với thành phần và khối lượng phù hợp. Một trong những mô hình thu phí chất thải được các nước triển khai để đạt được mục đích kép trên đó là mô hình thu phí CTR dựa trên lượng thải.

     Bài viết trình bày nội dung về hệ thống thu phí CTR dựa trên lượng thải của Hàn Quốc, và một số kinh nghiệm rút ra.

     1. Giới thiệu chung

     Sau năm 1960 với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng của người dân, Hàn Quốc phải đối mặt với vấn đề lớn về quản lý CTR. Các cơ sở xử lý CTR như các lò đốt rác, bãi chôn lấp đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, dẫn tới những xung đột xã hội lớn. Để giải quyết vấn đề này Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm chiến lược từ “ tối đa việc xử lý chất thải ” sang “ tối thiểu chất thải phát sinh”. Để giảm lượng chất thải phát sinh và tối đa lượng chất thải được tái chế, Chính phủ Hàn Quốc đã nhiều chính sách CTR như Hệ thống thu phí chất thải dựa trên lượng thải năm 1995, Chương trình mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất (EPR) năm 2003, chương trình đặt cọc hoàn trả. chính sách thành công nhất được áp dụng ở Hàn Quốc đến nay đó hệ thống thu phí chất thải dựa trên lượng thải (VBWF).

     2. Mục tiêu và phương pháp của hệ thống VBWF

     VBWF có hai mục tiêu chính:  (1) thu phí xả chất thải dựa trên lượng thải, (2) cung cấp dịch vụ thu gom miễn phí đối với chất thải có thể tái chế, từ đó giảm chất thải phát sinh tại nguồn, tăng hiệu quả hoạt động tái chế, qua đó giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng trong việc xả thải và thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng.

     Hệ thống VBWF được triển khai dựa trên 4 nguyên tắc:

     + Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” - người gây ô nhiễmxả chất thải gây ô nhiễm phải trả tiền cho hành động xả chất thải do của mình gây ra.

     + Nguyên tắc “Người hưởng lợi phải trả tiền” - người dùng có được lợi ích từ tài nguyên nên trả cho việc mất tài nguyên và các dịch vụ liên quan.

     + Nguyên tắc khuyến khích về kinh tế: Thuế, phí là công cụ khuyến khích kinh tế phổ biến nhất dựa trên chất lượng và số lượng chất thải phát sinh.

     + Nguyên tắc phòng ngừa (PP): Nguyên tắc này Biện pháp phòng ngừa được ưu tiên hơn phương án phải xử lý.

     3. Nội dung chính của hệ thống VBWF

     3.1 Phân loại và phương án thu phí

     Vào ngày 1/1/1995, hệ thống VBWF đã được triển khai áp dụng trên khắp Hàn Quốc. Theo hệ thống VBWFđó, các loại chất thải như CTR sinh hoạt, chất thải thực phẩm sẽ thu gom vào các loại túi tiêu chuẩn, chuyên dụng đựng rác được sản xuất và được bán bởi chính quyền địa phương. Tiền phí được tính dựa trên thể tích của túi.

 

Thùng đựng CTR phân loại tại Hàn Quốc

     Đối với nhóm CTR khác như chất thải xây dựng, chất thải nông nghiệp, chất thải có kích thước lớn như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa, bàn ghế, piano... được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của chính quyền địa phương. Đối với nhóm chất thải này người Người xả thải phải mua dán nhãn/tem) mua từ chính quyền địa phương để được phép xả thải những loại chất thải này.

     Các loại chất thải khác không thuộc nhóm đối tượng được thu gom bởi hệ thống VBWF sẽ được chôn lấp hoặc được xử lý bởi bên thứ ba do Nhà nước quy định.

Bảng 1. Phân loại CTR và các loại CTR thuộc đối tượng điều chỉnh của VBWF

Nguồn

Các loại chất thải

Sử dụng túi VBWF

Phí dựa trên lượng thải

Ghi chú

Khu vực gia đình và thương mại

Khu vực thành thị

CTR sinh hoạt

 

Chất thải có thể tái chế

Không

Không

Giấy, v.v.

Chất thải cồng kềnh

Không

Đồ Nnội thất, vv

Chất thải xây dựng

Không

 

Chất thải thực phẩm

Không

 

Khu vực nông thôn

Chất thải nông nghiệp

Không

 

Khu vực thương mại lớn/doanh nghiệp nhỏ

CTR

Không

Áp dụng với cơ sở xả thải >300 kg / ngày

 

     3.2. Chất thải có thể tái chế

     Về nguyên tắc những chất thải có thể tái chế, khi xả thải không phải trả chi phí khi thu gom để giảm chất thải phát sinh ra môi trường nhằm tăng hiệu quả chương trình tái chế chất thải. Hoạt động thu gom chất thải có thể tái chế được thực hiện theo quy trình độc lập, riêng biệt. Việc phân loại chất thải có thể tái chế được phân loại thành 7 loại bao gồm: (1) giấy báo, bìa , (2) lon chai, (3) sắt vụn và (4) nhựa, (5) vải, (6) chất từ từ nông trại,  (7) các loại khác phụ thuộc vào quy định cụ thể của từng địa phương.

     3.3. Giá bán túi đựng chất thải của chương trình VBWF

     Hệ thống thanh toán phí chất thải dựa trên lượng thải tại Hàn Quốc là hệ thống thanh toán trực tiếp, nơi người dân trả tiền cho các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn bằng cách mua các túi đựng rác tiêu chuẩn, trong một số trường hợp là nhãn, tem. Chi phí cho việc xử lý chất thải được lấy từ số tiền phí bán túi đựng chất thải. Tuy nhiên thực tế chi phí cho việc xử lý CTRSH đang ngày càng tăng lên, vì thế mỗi địa phương sẽ thiết lập mức giá bán túi khác nhau tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế -  xã hội của địa phương. Giá bán túi đựng được tính toán dựa trên số liệu về chi phí xả thải, tính toán tỷ lệ gánh nặng đối với người dân khi áp dụng mức phí và chi phí sản xuất, chi phí bán tủi túi đựng CTR.

     Tỷ lệ gánh nặng phí xả thải của người dân (tức là tỷ lệ % chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải do người dân phải chi trả được tính theo công thức (1).

Gánh nặng về phí xả thải (%) =


Số tiền thu được từ việc bán túi đựng

x 100%  (1)

Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý

 

     Giá bán túi đựng = chi phí xả CTR x gánh nặng của người dân + chi phí sản xuất túi đựng + chi phí bán túi đựng.

     Năm 1995 khi hệ thống VBWF được triển khai, chính quyền các địa phương tại Hàn Quốc đã tính toán và đưa ra mức giá bán túi để tổng chi phí thu hồi từdo người dân chi trả đạt chia sẽ từ 30-40% tổng chi phí xử lý CTR của địa phương, số tiền còn lại do ngân sách các địa phương tự chi trả. 

     Giá bán túi được trang trải cho các loại chi phí, gồm (Chi phí dịch vụ thu gom; chi phí sản xuất túi; phí bãi rác và lợi nhuận của người bán lẻ).

Bảng 2. Giá bán túi và tỷ lệ trang trải các loại chi phí CTR ở Thủ đô Seoul

 

Thể tích túi

( lít)

Giá bán lẻ (USD)

Tỷ lệ % trong giá bán lẻ các túi đựng rác

Chi dịch vụ thu gom

Chi phí sản xuất túi

Phí bãi rác

Lợi nhuận bán lẻ

Túi rác hộ gia đình

20

0,31

 

60%

 

5 – 12%

 

24%

 

3-5%

50

0,77

100

1,58

Túi rác dành cho hộ hoạt động kinh doanh

20

0,51

 

65%

 

5-10%

 

26%

 

3-5%

50

1,14

100

2,17

 

Nguồn: J-H-Kim, SeoKyeong University, 2004

     3.4. Vai trò của các bên có liên quan trong Chương trình VBWF

     + Vai trò của chính quyền Trung ương: Ở cấp Trung ương, Bộ Môi trường Hàn Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai Chương trình,; chỉ đạo, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện Chương trình. Bộ Môi trường ban hành các văn bản, chính sách để triển khai Chương trình này.

     + Vai trò của chính quyền địa phương: Giống như ở các nước, trách nhiệm quản lý chất thải ở Hàn Quốc được giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương có vai trò quan trong trong thực hiện VBWF khi có quyền quyết định nhiều chính sách quan trọng phù hợp với điều kiện – hoàn cảnh của từng tỉnh, thành phố.

     + Vai trò của tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội đóng vai trò trong sự thành công của Chương trình VBWF, đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong thực hiện Chương trình.

     4. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế triển khai hệ thống VBWF

     Trong xã hội hiện đại, mặc dù nhiều chính sách được đưa ra để đạt được một mục tiêu cụ thể, nhưng chúng thường thất bại ở giai đoạn thực hiện. Để thực hiện chính sách thành công, đạt hiệu quả khi được triển khai trong thực tế các điều kiện đa dạng phải được thỏa mãn: thiết kế chính sách hợp lý, nguồn nhân lực và vật chất dồi dào, chính sách hợp lý, đánh giá chính sách tác động của chính sách, điều kiện, tình hình thực tế... đều là những yếu tố quan trọng.

 

Mẫu túi đựng CTR tại Hàn Quốc

     Trên hết, các yếu tố quan trọng nhất là các chính sách hợp lý và nguồn nhân lực và vật chất để thực thi, cũng cùng việc giám sát các mục tiêu của chính sách. Chính sách môi trường đòi hỏi nguồn lực dồi dào và sự giám sát kỹ lưỡng của các bên bị ảnh hưởng. Ngoài ra, để thực hiện chương trình quản lý môi trường, cần có nguồn tài chính vững mạnh. Dưới đây là một số gợi ý cho các nước đang phát triển để thực hiện thành công hệ thống VBWF.

     Điều tra đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR

     Thu thập dữ liệu cơ bản về hiện trạng công tác quản lý CTR, như :  đặc tính chất thải, định lượng và phân tích các xu hướng trong tương lai, các vấn đề tài chính, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Những nội dung này rất quan trọng cần được thực hiện trong khi thiết kế chương trình VBWF.

     Ban hành chính sách tiên đề thực hiện Chương trình VBWF

     Để thực hiện Chương trình cần có chính sách bổ sung khi thực hiện VBWF. Vì lý do này, một kế hoạch cẩn thận để thực hiện là cần thiết, ví dụ, chính sách phân loại chất thải phải thực hiện trước ít nhất 2 năm và chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng phải thực hiện trước là 1 hoặc 2 năm trước khi thực hiện VBWF, ban hành chính sách hỗ trợ ngành tái chế, thiết lập hệ thống thu gom chất thải, thành lập trung tâm tái chế cộng đồng và hệ thống Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất mở rộng (EPR) có thể nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói chung.

     Đổi mới mô hình tiêu dùng

     Phát sinh chất thải liên quan chặt chẽ tới vấn đề về lối sống và văn hóa tiêu dùng. Xây dựng văn hóa tiêu dùng hợp lý và thay đổi thói quen chi tiêu là cần thiết để giải quyết vấn đề phát sinh chất thải. Để thực hiện nội dung này cần thành lập đơn vị kiểm tra, giám sát độc lập. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy đẩy mạnh vai trò của các tổ chức phi Chính phủ mang lại hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức người dân về nội dung này.

     Hệ thống phân loại chất thải

     Một hệ thống phân loại chất thải là cần thiết để thực hiện hệ thống phí chất thải dựa trên lượng thải. Tách các vật liệu có thể tái chế sẽ giảm thiểu việc tạo ra chất thải từ nguồn của nó. Một hệ thống phân loại chất thải nên được giới thiệutriển khai ít nhất một hoặc hai năm trước triển khai hệ thống phí chất thải dựa trên lượng thải.

ThS. Hàn Trần Việt

 Viện Khoa học môi trường

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt 2/2020)

     Tài liệu tham khảo:

 -Korean Environment Institute , 2012, Volume –based Waste Fee system in Korea.

- J-H-Kim, 2004, Sustaiable urban and waste management system in Metropolitan Seoul.

 

 

 

 

 


 

 

 

Ý kiến của bạn