Banner trang chủ
Thứ Bảy, ngày 20/04/2024

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và các tác động đến chất lượng nước biển ven bờ vùng Đông Nam bộ

08/10/2019

 

Lê Tân Cương

1Viện Tài nguyên và Môi trường (VNU-HCM)

TÓM TẮT

    Với lợi thế về tài nguyên và tốc độ công nghiệp hóa (CNH) nhanh, đóng góp gần 22,32% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, TP. Hồ Chí Minh (HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR - VT) là 02 địa phương trong quá trình phát triển đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến chất lượng nước biển ven bờ vùng Đông Nam bộ (ĐNB). Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp phân tích tương quan và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và chất lượng nước biển vùng ven bờ, xác định mối tương quan tuyến tính và dự báo diễn biến chất lượng nước. Kết quả nghiên cứu đã thống kê, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của TP. HCM và tỉnh BR - VT và thu thập dữ liệu quan trắc, đo đạc, phân tích bổ sung, đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ tại 10 vị trí quan trắc giai đoạn 2010 - 2018; xác định mối tương quan tuyến tính tại 6 vị trí quan trắc, với 12 thông số chất lượng nước biển ven bờ chịu tác động mạnh do quá trình phát triển KT-XH: Dân số, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính với các hệ số hồi quy được xác định để ước lượng, dự báo chất lượng nước vùng ven biển. Qua đó, nhóm tác giả đã đề xuất 03 giải pháp nhằm đảm bảo phát triển KT-XH ổn định, không làm thay đổi mục đích sử dụng nước vùng ven biển.

Từ khóaĐông Nam bộ, giải pháp, KT-XH, dân số, công nghiệp, môi trường.

1. Đặt vấn đề

    Vùng ĐNB là vùng kinh tế trọng điểm năng động bậc nhất so với cả nước, với môi trường đầu tư luôn hấp dẫn và là nơi thuận lợi để triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia với công nghệ hiện đại, trong đó TP. HCM và tỉnh BR - VT là 02 địa phương luôn giữ vững là đầu tàu tăng trưởng của cả vùng. Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐNB [3], tỷ trọng sản xuất công nghiệp của 02 địa phương chiếm đến 22,32% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,44%/năm. Trong giai đoạn 2010-2018, xuất khẩu của 02 địa phương chiếm 20,54% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt khoảng 7,5%/năm. Hàng năm, 02 địa phương trong vùng luôn đóng góp tỷ trọng lớn vào nguồn thu ngân sách, chiếm 32 - 45% tổng nguồn thu ngân sách của cả nước.

    Với mức tăng trưởng khá ấn tượng thể hiện qua hàng năm, phát triển của TP. HCM và tỉnh BR - VT nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và đã tác động trực tiếp đến chất lượng nước biển ven bờ. Theo [5], chất lượng nước biển ven bờ vùng ven biển kéo dài từ Cần Giờ, TP. HCM đến huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR - VT nhiều vị trí quan trắc tại một số thời điểm có các thông số chất lượng nước vượt ngưỡng QCVN 10, đặc biệt chất lượng nước biển ven bờ khu vực Sao Mai - Bến Đình, cảng cá Phước Tỉnh, cảng cá Bình Châu thuộc tỉnh BR - VT và  mũi Cần Thạnh, Đồng Hòa thuộc huyện Cần Giờ, TP. HCM.

    Chính với thực tiễn nêu trên, rất cần thiết đánh giá thực trạng phát triển KT-XH, diễn biến chất lượng nước biển ven bờ và tìm ra mối liên hệ giữa phát triển KT-XH và chất lượng nước vùng ven biển, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng, dự báo nhằm có giải pháp phù hợp, đảm bảo phát triển KT-XH của 02 địa phương ven biển thuộc vùng ĐNB ổn định, không làm thay đổi tính chất, chất lượng, mục đích sử dụng nước vùng ven biển.

2. Mục đích nghiên cứu

  • Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH của 02 địa phương: TP. HCM, tỉnh BR - VT và diễn biến chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB giai đoạn 2010 - 2018.

  • Nghiên cứu, xác định mối tương quan giữa phát triển KT-XH với chất lượng nước biển ven bờ và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng, dự báo diễn biến chất lượng nước do quá trình phát triển.

  • Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp đảm bảo phát triển KT-XH phù hợp, không làm thay đổi mục đích sử dụng nước biển ven bờ.

3. Phạm vi nghiên cứu

  • Vùng đất liền: Thuộc địa bàn 02 địa phương trong vùng ĐNB: TP. HCM và tỉnh BR - VT.

  • Vùng ven biển: Kéo dài từ huyện Cần Giờ, TP. HCM đến huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR - VT. Trong đó, thu thập, thống kê số liệu quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại 10 vị trí để nghiên cứu, bao gồm: Sao Mai - Bến Đình (NB1), Bãi Trước (NB2), Bãi Sau (NB3), cảng cá Phước Tỉnh (NB4), bãi tắm Long Hải (NB5), bãi tắm Lộc An (NB6), khu du lịch Hồ Cốc (NB7), làng cá Bình Châu (NB8), mũi Cần Thạnh - biển Cần Giờ (NB9), mũi Đồng Hòa - biển Cần Giờ (NB10) (Hình 1).

​4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

 


Hình 1: Vị trí các điểm quan trắc 
nước biển ven bờ vùng ĐNB

 

4.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH và diễn biến chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB

- Tổng quan các chỉ thị phát triển KT-XH đặc trưng từ các Niên giám thống kê của TP. HCM và tỉnh BR - VT giai đoạn 2010 – 2018 [1] và phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH;

- Thu thập, thống kê số liệu quan trắc nước biển ven bờ tại 10 vị trí trong giai đoạn 2010 - 2017 [5] và lấy mẫu, đo đạc phân tích bổ sung số liệu quan trắc năm 2018. Phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ tại 10 vị trí quan trắc giai đoạn 2010 – 2018 so với QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước biển, cột 2 ứng với vùng nước sử dụng cho bãi tắm, thể thao dưới nước.

4.2. Nghiên cứu, xác định mối tương quan giữa phát triển KT-XH với chất lượng nước biển ven bờ và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng, dự báo diễn biến chất lượng nước biển ven bờ do quá trình phát triển

Dựa theo [4,7]:

 - Tính toán hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu phát triển KT-XH đặc trưng và từng thông số chất lượng nước biển ven bờ tại 10 vị trí quan trắc.Mối liên hệ tuyến tính giữa 02 biến (X, Y) được chọn khi có hệ số tương quan tuyến tính |r| ≥ 0,5 và đại lượng thống kê kiểm định tuân theo phân phối student (với khoảng tin cậy chọn 90%, bậc tự do chọn bằng 8, t(8;0,5)= 1,86) thể hiện có mối liên hệ tương quan tuyến tính. 

- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến theo công thức:

Yi = b0 + b1X1i + b2X2i + b3X3i +….+bkXki

    Các biến độc lập được sử dụng dựa trên các biến đã được xác định có tương quan tuyến tính. Tiến hành xác định các hệ số hồi qui mẫu bk, gồm: Hệ số tung độ gốc và hệ số độ dốc của Y theo từng biến Xk;

     Căn cứ phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được xác định và dựa theo kịch bản phát triển KT-XH của TP. HCM và tỉnh BR - VT đến năm 2025, ước lượng, dự báo chất lượng nước biển vùng ven biển tại 10 vị  trí quan trắc. Đồng thời, dựa vào hệ số hồi quy tuyến tính để xác định các chỉ thị phát triển KT-XH đặc trưng tác động chủ yếu đến chất lượng nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc.

4.3. Nghiên cứu, đề xuất các giải  pháp đảm bảo phát triển KT-XH phù hợp, không làm thay đổi mục đích sử dụng nước biển ven bờ

    Nghiên cứu dựa trên kết quả ước lượng, dự báo chất lượng nước biển ven bờ và tham khảo các giải pháp khả thi, các quy định pháp luật để đề xuất các giải pháp phù hợp.

5. Kết quả và thảo luận

5.1. Đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH
    Theo kết quả thống kê, phân tích các chỉ thị phát triển KT-XH của TP. HCM và tỉnh BR - VT đặc trưng có nguy cơ gây tác động đến chất lượng nước biển vùng ven bờ trong giai đoạn 2010 – 2018 [1]: Tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 1,95%/năm, năm 2018 dân số của 02 địa phương 9.957.030 người. Tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm 22,32% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 5,44%/năm, năm 2010 đạt 963,60 nghìn tỷ đồng đến năm 2018 đạt khoảng 1.705,05 nghìn tỷ đồng (Hình 2). Tổng giá trị thương mại và dịch vụ tăng từ 272.366 tỷ đồng năm 2010 lên 600.645 tỷ đồng năm 2018, tăng bình quân 6,83%/năm. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2010-2018 tăng trưởng khá, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trung bình 3,50%/năm, năm 2010 khoảng 41.861 tấn/năm đến năm 2018 đạt khoảng 58.134 tấn/năm.

5.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB

    Vùng ven biển thuộc vùng ĐNB có đường bờ khoảng 169 km, kéo dài từ huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR - VT đến huyện Cần Giờ, TP.HCM, trong đó chủ yếu nằm trên địa bàn tỉnh BR - VT với chiều dài 156 km và chỉ có 13 km thuộc địa bàn huyện Cần Giờ, TP. HCM. Để đánh giá diễn biến chất lượng nước biển ven bờ, nghiên cứu đã chọn 10 vị trí quan trắc (Hình 1) nằm trong vùng ven biển, đây là các vị trí hầu hết nằm gần các khu vực cửa sông, dễ bị tác động bởi các hoạt động phát triển KT-XH, đồng thời tổ chức thu thập, thống kê các số liệu quan trắc chất lượng nước biển ven bờ có liên quan giai đoạn 2010 - 2017 [5] và đo đạc, phân tích bổ sung năm 2018. Thực trạng chất lượng nước biển ven bờ giai đoạn 2010 – 2018:

    Tất cả các vị trí quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đều có giá trị DO đạt ngưỡng QCVN 10. Giá trị DO dao động 4,2 đến 8,5 mg/l. Các kết quả quan trắc giá trị DO từng vị trí qua các năm không có sự biến động lớn. Tuy nhiên, dọc theo vùng ven biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá trị DO có xu hướng tại các khu vực bãi tắm thường có giá trị cao hơn các khu vực gần cửa sông (khu vực tiếp nhận nhiều chất thải từ phía đất liền do quá trình phát triển KT-XH của các địa phương trong vùng), cảng cá (khu vực chịu nhiều tác động từ hoạt động của ngành thủy sản);

     Giá trị TSS tại các điểm quan trắc dao động 23,6 – 92 mg/l (Hình 3), trong đó có 03 điểm quan trắc thuộc khu vực Bãi Sau, Bãi Trước và bãi tắm Long Hải giá trị TSS đều nằm trong ngưỡng QCVN 10. Bên cạnh đó, 05 vị trí quan trắc: Sao Mai - Bến Đình, cảng cá Phước tỉnh, bãi tắm Lộc An, mũi Cần Thạnh và mũi Đồng Hòa giá trị TSS luôn vượt ngưỡng QCVN 10, dao động 55,4 – 91 mg/l, đây là khu vực tiếp nhận nhiều chất thải từ các hoạt động phát triển KT-XH từ phía đất liền của các địa phương trong vùng, ngoài ra khu vực bãi tắm Lộc An giá trị TSS luôn vượt ngưỡng QCVN 10 còn do yếu tố là khu vực đang xảy ra.

 

 

Hình 3: Diễn biến giá trị TSS trong nước biển ven bờ giai đoạn 2010-2018


    Hàm lượng NH4+ trong nước biển dọc theo đường bờ dao động 0,02 – 1,32 mg/l và tất cả các vị trí quan trắc hàm lượng NH4+ đều có xu hướng giảm từ năm 2010 đến 2018 (Hình 4). Các vị trí quan trắc: Sao Mai – Bến Đình, cảng cá Phước Tỉnh và làng cá Bình Châu hầu hết tại các thời điểm quan trắc hàm lượng NH4+ đều vượt ngưỡng QCVN 10, các vị trí còn lại nằm trong ngưỡng cho phép;

 

Hình 4: Diễn biến giá trị NH4+trong nước biển ven bờ giai đoạn 2010-2018

 

     Giá trị tổng dầu mỡ khoáng tại các điểm quan trắc dao động 0,02 – 0,7 mg/l và có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Các điểm quan trắc gần khu vực cửa sông: Sao Mai – Bến Đình, Bãi Trước và cảng cá Phước Tỉnh, làng cá Bình Châu có hoạt động neo đậu tàu thuyền đánh bắt thủy sản, giá trị tổng dầu mỡ khoáng tại một số thời điểm vượt ngưỡng QCVN 10;

    Hàm lượng Fe tại tất cả các điểm quan trắc dao động 0,06 -1,79 mg/l . Các vị trí quan trắc gần các khu vực cửa sông hàm lượng Fe có xu hướng cao hơn nhiều so với các khu vực khác dọc theo đường bờ. Các điểm quan trắc: Sao Mai – Bến Đình, cảng cá Phước Tỉnh, mũi Cần Thạnh và mũi Đồng Hòa, giá trị Fe hầu hết vượt ngưỡng QCVN 10. Hàm lượng các kim loại nặng khác như Pb (<0,05 mg/l), Zn (<0,03 mg/l), Cd (<0,0004 mg/l) thấp hơn rất nhiều so với giới hạn QCVN 10 tại một số thời điểm quan trắc qua các năm;

    Giá trị Coliform tại 05/10 vị trí quan trắc: Bãi Trước, Bãi Sau, khu du lịch Hồ Cốc, mũi Cần Thạnh và mũi Đồng Hòa dao động trong khoảng 43 – 930 MPN/100 ml, nằm trong ngưỡng QCVN 10. Các vị trí còn lại: Sao Mai – Bến Đình, cảng cá Phước Tỉnh, làng cá Bình Châu tại các thời điểm quan trắc luôn có mức độ ô nhiễm vi sinh cao, giá trị Coliform vượt từ 3,9 – 34,5 lần so với ngưỡng QCVN 10.

5.3. Xác định mối tương quan giữa phát triển KT-XH với chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB

    Theo phương pháp phân tích tương quan, kết quả tính toán các biến phụ thuộc (các thông số chất lượng nước biển ven bờ) có mối liên hệ tuyến tính, có ý nghĩa thống kê với các biến độc lập (phát triển KT-XH của 02 địa phương thuộc đối tượng nghiên cứu trong vùng ĐNB) được thể hiện tại Bảng 1.

 

Bảng 1. Kết quả tính toán hệ số tương quan và kiểm định ý nghĩa thống kê

Vị trí

quan trắc nước biển

Thông số

Hệ số tương quan và hệ số ý nghĩa

thống kê

Các chỉ thị đặc trưng phát triển KT-XH

Dân số

Giá trị

sản xuất công nghiệp

Giá trị thương mại, dịch vụ

Sản lượng

nuôi trồng

thủy sản

  1.  

  1.  

  •  

0,70

0,73

0,68

0,69

  •  

2,56

2,84

2,44

2,49

  1.  

  •  

0,64

0,58

0,67

0,62

  •  

2,21

1,87

2,39

2,10

Dầu mỡ khoáng

  •  

0,69

0,69

0,66

0,63

  •  

2,55

2,55

2,34

2,14

  1.  

  1.  

  •  

0,69

0,75

0,67

0,62

  •  

2,49

2,97

2,39

2,10

  1.  

  1.  

  •  

0,74

0,74

0,72

0,71

  •  

2,92

2,92

2,78

2,67

  1.  

  •  

0,62

0,62

0,63

0,72

  •  

2,08

2,08

2,15

2,76

Dầu mỡ khoáng

  •  

0,60

0,61

0,61

0,68

  •  

2,00

2,02

2,02

2,43

  1.  

  1.  

  •  

0,80

0,82

0,80

0,80

  •  

3,51

3,80

3,51

3,51

Dầu mỡ khoáng

  •  

0,71

0,68

0,73

0,69

  •  

2,65

2,47

2,85

2,56

  1.  

  1.  

  •  

0,64

0,58

0,66

0,69

  •  

2,20

1,86

2,35

2,51

  1.  

  1.  

  •  

0,61

0,58

0,65

0,73

  •  

2,04

1,86

2,24

2,86

 

 

 

 

5.4. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và ước lượng, dự báo chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB

    Theo phương pháp xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính, kết quả tính toán các hệ số hồi quy và giá trị kiểm định, đánh giá sự phù hợp của mô hình được thể hiện tại Bảng 2.

 

Bảng 2. Kết quả tính toán các hệ số hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình

Vị trí quan trắc nước biển

Biến

phụ thuốc

Giá trị kiểm định R2

Các hệ số hồi quy tuyến tính

Hệ số

tung độ gốc

Hệ số dốc

Dân số

Giá trị

sản xuất

công nghiệp

Giá trị thương mại, dịch vụ

Sản lượng nuôi trồng thủy sản

  1.  

  1.  

0,81

41,70555

-0,00375

-0,00560

0,00004

-0,00022

  1.  

0,63

518,60533

-0,07242

0,128299

-0,00004

0,00126

Dầu mỡ khoáng

0,67

-7,10267

0,00094

0,00009

-0,00001

0,00002

  1.  

  1.  

0,71

16,05256

0,01396

-0,10097

0,00013

-0,00067

Dầu mỡ khoáng

0,70

0,94637

0,00009

-0,00112

0,00001

-0,00002

  1.  

  1.  

0,63

33,80372

-0,00336

-0,00117

0,00002

-0,00010

  1.  

0,84

7,69665

-0,00062

-0,00070

0,00001

-0,00006

Dầu mỡ khoáng

0,64

-2,51792

0,00028

0,00036

-0,00001

0,00003

  1.  

  1.  

0,75

5,26336

-0,00047

0,00064

-0,00001

0,00002

Dầu mỡ khoáng

0,79

5,38645

-0,00060

-0,00030

0,00001

-0,00002

  1.  

  1.  

0,72

585,40549

-0,07551

0,16149

-

- 0,00056

  1.  

  1.  

0,67

106,79165

0,01161

0,01385

0,00070

-0,00382

 

    Từ kết quả tính toán các hệ số hồi quy của các phương trình hồi quy tuyến tính tại Bảng 2 và các chỉ thị đặc trưng phát triển KT-XH của 02 địa phương: TP. HCM và tỉnh BR - VT thuộc vùng ĐNB tiếp tục tăng như trong giai đoạn 2010 -2018: Dân số tăng 1,95%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,44%/năm, giá trị thương mại, dịch vụ tăng 6,83%/năm và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 3,50%/năm, ước lượng, dự báo chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB đến năm 2025 tại các vị trí quan trắc có một số thông số chất lượng nước tương quan có ý nghĩa đối với các chỉ thị phát triển KT-XH được thể hiện tại Bảng 3.

 

Bảng 3. Dự báo chất lượng nước biển ven bờ tại một số vị trí quan trắc đến năm 2025

Vị trí quan trắc

Thông số

chất lượng nước biển ven bờ

Giá trị

nồng độ

(mg/l)

  1.  

  1.  

3,40

  1.  

55,60

Dầu mỡ khoáng

0,64

  1.  

  1.  

54,40

Dầu mỡ khoáng

0,55

  1.  

  1.  

4,00

  1.  

0,93

Dầu mỡ khoáng

0,58

  1.  

  1.  

0,94

Dầu mỡ khoáng

0,57

  1.  

  1.  

70,50

  1.  

  1.  

55,50

 

Từ Bảng 2, Bảng 3 cho thấy:

- Trong 10 điểm nghiên cứu về chất lượng nước biển ven bờ đến năm 2025 có đến 06 vị trí (NB1, NB2, NB4, NB8, NB9, NB10) chịu tác động mạnh từ quá trình phát triển KT-XH của 02 địa phương ven biển thuộc vùng ĐNB, các thông số chất lượng nước bị tác động đáng quan tâm: DO, TSS, NH4+, dầu mỡ khoáng đều vượt ngưỡng QCVN 10, các thông số còn lại nằm trong sức chịu tải nên dưới ngưỡng QCVN 10. 04 vị trí quan trắc (NB3, NB5, NB6, NB7) trong 10 điểm nghiên cứu còn lại các thông số chất lượng nước biển ven bờ đến năm 2025 dự báo còn nằm trong ngưỡng QCVN 10.

- Trong 06 điểm nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ chịu tác động mạnh, dựa theo các hệ số hồi quy tuyến tính được tính toán xác định các yếu tố phát triển KT-XH của 02 địa phương gây ảnh hưởng chủ yếu do gia tăng dân số (nước thải sinh hoạt) và hoạt động của ngành thủy sản (nuôi trồng, chế biến thủy sản và hoạt động tàu thuyền). Chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn 02 địa phương do từng bước đã được kiểm soát tốt hơn, nhất là đối với các KCN, CCN đều xây dựng hệ thống xử  lý nước thải tập trung nên chưa phải là tác nhân chính gây tác động đến chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB.

5.5. Đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển KT-XH phù hợp, đảm bảo không thay đổi mục đích sử dụng nước biển ven bờ

    Để đảm bảo 02 địa phương ven biển thuộc vùng ĐNB phát triển ổn định và chất lượng nước biển ven bờ không diễn biến theo xu hướng như đã ước lượng, dự báo đến năm 2025, đảm bảo luôn nằm trong ngưỡng QCVN-10, dựa theo [2,3,6] nhóm nghiên cứu đề xuất 04 giải pháp:

Giải pháp phát triển ngành thủy sản bền vững, thân thiện với môi trường

    Giải pháp này chú trọng rà soát, điều chỉnh quy hoạch hợp lý phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản và các cảng cá, khu vực neo đậu tàu thuyền đánh bắt thủy sản vùng ven biển và khai thác bền vững, thân thiện với môi trường, chủ yếu tập trung trên địa bàn tỉnh BR - VT. Tỉnh cần thiết sớm di dời các cơ sở chế biến hải sản vào khu chế biến hải sản tập trung (Cụm chế biến hải sản Lộc An, Bình Châu) có đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung để tăng hiệu quả xử lý nước thải, đảm bảo nước thải phát sinh từ hoạt động của ngành thủy sản đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải ra vùng nước biển ven bờ.

Tăng cường xử lý nước thải đô thị

    Thực hiện giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát và xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị. Đối với TP. HCM cần thúc đẩy nhanh các dự án đầu tư xử lý nước thải đô thị, nhất là các khu đô thị mới, đảm bảo nước thải từ các đô thị được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả thải. Đối với BR - VT cần tập trung xử lý cục bộ, kết hợp hệ sinh thái tự nhiên thông qua khôi phục tài nguyên đất ngập nước, rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển và ven biển bị khai thác, sử dụng không hiệu quả, hình thành “vùng đệm” nhằm giảm tác động của nước thải đô thị đến chất lượng nước biển ven bờ.

Tăng cường chủ động kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước biển ven bờ từ lục địa

    Giải pháp này cần tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải, chú trọng kiểm soát các nguồn xả thải từ lục địa có nguy cơ gây tác động đến chất lượng nước biển ven bờ, nhất là các hoạt động liên quan đến nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đồng thời, xây dựng và triển khai chương trình quan trắc chất lượng nước biển ven bờ, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp đới bờ và yêu cầu toàn bộ các nguồn thải có lưu lượng xả thải lớn phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động với các thông số đặc trưng của nước thải, kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý môi trường để theo dõi thường xuyên, kịp thời xử lý các vi phạm về xả thải.

6. Kết luận và kiến nghị

    Việc nghiên cứu thực trạng phát triển KT-XH, diễn biến chất lượng nước biển ven bờ và dự báo tác động do quá trình phát triển đến chất lượng biển ven bờ trong thời gian tới để có giải pháp đảm bảo phát triển ổn định, hợp lý rất có ý nghĩa. Nghiên cứu đã tiến hành thống kê, phân tích các số liệu thu thập về các chỉ thị đặc trưng phát triển KT-XH từ các niên giám thống kê của 02 địa phương: TP. HCM và tỉnh BR - VT trong vùng ĐNB giai đoạn 2010-2018 và thu thập kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ, tổ chức đo đạc, phân tích bổ sung chất lượng nước biển tại 10 vị trí quan trắc trãi dài suốt vùng biển ĐNB từ huyện Cần Giờ, TP. HCM đến huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR - VT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã xác định được các mối tương quan thật sự có ý nghĩa tại 6 vị trí quan trắc, với 12 thông số chất lượng nước biển ven bờ chịu tác động mạnh do quá trình phát triển KT-XH: Dân số, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và tính toán các hệ số hồi quy, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để dự báo chất lượng nước biển ven bờ đến năm 2025, đồng thời đề xuất 03 giải pháp để đảm bảo phát triển KT-XH ổn định, không gây ảnh hưởng, thay đổi tính chất sử dụng nước biển ven bờ của cả vùng.

    Do điều kiện thu thập dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phân tích, đánh giá số liệu từ Niên giám thống kê nên kết quả chỉ mang tính định hướng, chưa thể mang tính toàn diện. Để đánh giá toàn diện và dự báo chất lượng nước biển ven bờ vùng ĐNB có tính khả thi cao hơn cần thu thập thêm các số liệu về các vị trí quan trắc và thông số quan trắc chất lượng nước biển ven bờ cũng như thu thập, bổ sung thêm các chỉ thị phát triển có liên quan để đánh giá, phân tích. Đồng thời, cần tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia về các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững cho cả vùng ĐNB.  

Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia TP. HCM trong khuôn khổ Đề tài mã số B2017-24-01.

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II năm 2019)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Cục thống kê, “Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2017”, 2018.

  2. Thủ tướng Chính phủ, “Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, 2014.

  3. Thủ tướng Chính phủ, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020”, 2012.

  4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, “Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh”, 2017.

  5. Trung tâm quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường tỉnh BR - VT, “Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ giai đoạn 2010-2017”, 2018.

  6. Feng Cu et al, “3Es-based optimization simulation approach to support the development of an eco-industrial park with planning towards sustainability: A case study in Wuhu, China”, 2017.

  7. Newbold, Paul, “Statistics for Business and Economiccs”, 1991.

 

EVALUATE THE CURRENT SITUATION OF SOCIAL-ECONOMIC DEVELOPMENT AND IMPACTSTO COASTAL WATERIN THE SOUTHEAST REGION

 

Lê Tân Cương, Nguyễn Văn Phước

Institute for Environment and Resources, VNU-HCM

ABSTRACT

    Althought Hochiminh city and BariaVungtau province, with the advantages of natural resources and rapid industrialization, has contributed nearly 22,32% of the industrial production value of the whole country, this two provinces in front of many potential risks affecting the quality of coastal water in the southeast region. The study used the method of collecting secondary information, the method of correlation analysis and the method of linear regression analysis to analyze and assess the existing situation of social-economic development and the quality of coastal waters, determine the linear relationship and forecast the change of coastal water quality. The outcomes of the study are based on statistics; assessing current socio-economic conditions of The Southeast Region and collecting monitoring data; additionally measuring, analysing and evaluating the changes of coastal water quality at 10 monitoring locations in 2010-2018 period. Since then, the study determine the linear correlation at 06 coastal water quality monitoring sites, with 12 parameters influenced by the socio-economic development process, including: rising population, industrial production, trade and services and aquaculture; and build the linear regression equations with determined regression coefficients which are used to estimate and forecast water quality in coastal areas. Thereby, the authors have proposed 3solutions to ensure The Southeast Region developes sustainably, without changing the purpose of water use in coastal areas.

Keywords: The Southeast Region, solutions, social-economic development, population, industry, environment.

 

Ý kiến của bạn