Banner trang chủ
Thứ Năm, ngày 25/04/2024

Đánh giá dòng nước thải và hiện trạng xử lý tại một số cơ sở chăn nuôi lợn

04/04/2020

     Tóm tắt

     Nước thải chăn nuôi (NTCN) thường chứa nhiều thành phần ô nhiễm đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thực tế cho thấy, NTCN phát sinh với lưu lượng lớn, hàm lượng các chất ô nhiễm cao, đặc biệt là thành phần chất hữu cơ. Ngoài ra, ở nhiều hiện NTCN cũng chưa được xử lý đầy đủ và hiệu quả.

     Nghiên cứu này đánh giá đặc tính một số thông số ô nhiễm chính (pH, COD, TSS và T-N) của nước thải tại 9 cơ sở chăn nuôi lợn. Hiện trạng công tác xử lý nước thải (XLNT) cũng được khảo sát để làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng xử lý, tận dụng dòng nước thải chứa hàm lượng hữu cơ cao trong chăn nuôi lợn nhằmthu biogas (khí metan) thông qua kỹ thuật lên men yếm khí. Giải pháp này vừa đảm bảo các yêu cầu về chất lượng nước đầu ra trước khi xả thải vào môi trường, vừa thu hồi tài nguyên từ dòng thải.

       Từ khóa: Nước thải chăn nuôi, biogas, hiệu quả xử lý, chất ô nhiễm.

     MỞ ĐẦU

     Đặc tính NTCN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi vật nuôi, chế độ ăn uống, nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng, cách thức vệ sinh chuồng, xử lý chất thải... Ngoài ra, đặc tính NTCN còn bị ảnh hưởng rất lớn từ việc pha loãng, lưu trữ và quá trình tách rắn lỏng. Trong các đối tượng vật nuôi (lợn, bò và gia cầm), chăn nuôi lợn có mức độ ô nhiễm cao nhất [1,2]. NTCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, nitơ (N), photpho (P) và vi sinh vật gây bệnh. Thành phần  phần hữu cơ chiếm ~70 - 80 % trong chất rắn tách từ nước thải gồm các hợp chất hydrocacbon, proxit, axit amin, chất béo và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Hàm lượng N, P trong nước thải tương đối cao do có trong thức ăn và một phần bài tiết theo phân và nước tiểu. Ngoài ra, trong NTCN còn chứa lượng lớn vi khuẩn, virut gây bệnh với nhiều chủng loại như: E.coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium sp…đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ. Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: corona virus, poio virus, aphtovirus…và ký sinh trùng trong nước gồm các loại trứng và ấu trùng, ký sinh trùng đều được thải qua phân, nước tiểu và dễ dàng đi vào nguồn nước [3].

     Ở Việt Nam, NTCN chủ yếu được xử lý bằng phương pháp sinh học với công nghệ yếm khí, hiếu khí kết hợp mương oxi hóa tự nhiên/hồ sinh học. Các hệ thống biogas được sử dụng phổ biến kết hợp hệ ao hồ sinh học, trong đó các hệ biogas có quy mô lớn thường sử dụng túi HDPE. Ngoài ra, công nghệ sinh học sử dụng hệ lọc tầng bùn ngược dòng (USBF) cũng được sử dụng ở một số trang trại chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, các phương pháp trên chưa xử lý được hiệu quả các thành phần ô nhiễm, nước thải sau bể biogas vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn xả thải, đặc biệt về thông số COD, TSS, N, P do vậy cần có các bước xử lý tiếp theo.

     Trên thế giới, NTCN cũng được xử lý bằng các phương pháp sinh học do tính bền vững, dễ thích nghi với nhiều điều kiện tự nhiên. Ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan,…công nghệ UASB được sử dụng khá phổ biến do xử lý hiệu quả nước thảicó tải trọng ô nhiễm cao, giảm mùi và có thể thu biogas [4]. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học theo mẻ kế tiếp (SBR) cũng được áp dụng khá hiệu quả với NTCN lợn có hàm lượng N, P cao (> 90%) [5]. Sử dụng thực vật (thủy sinh) kết hợp các ao hồ sinh học, bãi lọc trồng câylà khá phổ biển ở nhiều nước, tuy nhiên ở Việt Nam đôi khi các giải pháp này khó áp dụng do mặt bằng đất hạn chế.

     Việc đánh giá đặc tính NTCN cũng góp phần quan trọng trong lựa chọn phương pháp, công nghệ xử lý để đạt hiệu quả theo yêu cầu xả thải và thu hồi tài nguyên [3, 6]. Nghiên cứu này đã đánh giá đặc tính dòng nước thải và hiệu quả xử lý của một số cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô khác nhau ở 3 miền. Các kết quả sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá tiềm năng lên men yếm khí thành phần hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả XLNT và thu hồi metan.

     2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

     2.1. Đối tượng khảo sát, địa điểm lấy mẫu

     Đối tượng nghiên cứu là NTCN lợn và hệ thống xử lý NTCN. Điều tra khảo sát thực tế tại 9 cơ sở thuộc 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh và Đồng Nai.

     2.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích

     Tiến hành lấy mẫu nước tại hố gom nước thải trước khi vào bể biogas tại hai thời điểm trong khi rửa chuồng và không rửa chuồng. Các mẫu được lấy và phân tích 2 lần lặp (lấy giá trị trung bình) tại một số vị trí dòng thải điển hình (Bảng 1).

     Lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 5992-1995; TCVN 5993-1995; TCVN 5994-1995. Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN 6663-14:2000, ISO 5667-14:1998.Phương pháp phân tích theo TCVN 6492:2011, 6491:1999, TCVN 6625:2000 và TCVN 6638:2000tương ứng đối với pH, COD, TSS và T-N.

     Một số hóa chất chính sử dụng trong nghiên cứu: Axit sunfuric, Bạc sunfat, Kali dicromat, Sắt (II) amoni sunfat, Kali hidro phtalat, Feroin, Kali sunfat, Đồng sunfat. Các hóa chất là tinh khiết dùng cho phân tích của Merck.

     Các thiết bị chính: máy đo pH để bàn loại Professional AD1030, cân phân tích, Shimadu, Nhật, Bộ đun phân tích COD Velp EC16, hệ Kjeldahl.

     Bảng 1. Thông tin về các cơ sở chăn nuôi và vị trí lấy mẫu nước thải

Tỉnh

Cơ sở

Năm hoạt động

Số lao động

Quy mô

Ký hiệu mẫu*

Vị trí lấy mẫu

Vĩnh Phúc

Hộ chăn nuôi ĐVT

2013

 

 

 

4

3,0ha             30 lợn nái              200 lợn thịt

VP.TR3

Trước biogas

VP.TR4

Sau biogas

VP.TR5

Nước vệ sinh chuồng

Hộ chăn nuôi TVT

2014

 

10

7ha              3000 lợn thịt

VP.TI3

Trước biogas

VP.TI4

Sau biogas

Công ty TNHH TMPĐ

2007

 

12

3,0ha              400 lợn thịt             100 lợn giống             60 lợn nái

VP.P3

Trước biogas khu lợn thịt

VP.P4

Sau biogas khu lợn thịt

VP.P5

Trước biogas khu lợn nái

Hà Tĩnh

Hợp tác xã Chăn nuôi THĐM

2015

 

5

3,0ha              300 lợn nái ngoại sinh sản              04 lợnđực            

850 lợn thịt

HT.Đ3

Trước biogas

HT.Đ4

Sau biogas

HT.Đ5

Đầu ra (thải vào nguồn tiếp nhận)

Hợp tác xã chăn nuôi HH

2016

 

13

5,0ha              600 lợn nái              2000 lợn thịt

HT.H3

Trước biogas

HT.H4

Sau biogas

HT.H5

Đầu ra (thải vào nguồn tiếp nhận)

Công ty CP Chăn nuôi MTRC 

2013

 

100 (tổng)

3,0ha              1200 đầu lợn (300 lợn giống              900 lợnnái)

HT.M3

Trước biogas

HT.M4

Sau biogas

HT.M5

Đầu ra (thải vào nguồn tiếp nhận)

Đồng Nai

Công ty CP nông nghiệp VGGP

2008

 

100

23ha              15.000 lợn nái

ĐN.V 3

Đầu vào hệ thống XLNT

ĐN.V4

    Đầu ra hệ thống XLNT

Công ty CPChăn nuôi CP Việt Nam KNP

2012

 

70

2,8ha             12.000 lợn hậu bị              2.400 lợn nái

ĐN.A3

Hồ chứa nước (tái sử dụng)

Công ty TNHH APKS

2014

 

20

4,2ha              1200 lợn nái

ĐN.AP3

Hồ chứa nước (tái sử dụng)

Ghi chú: * Mẫu được ký hiệu theo tên tỉnh và mã của các cơ sở khảo sát

 

     3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

     3.1. Hiện trạng phát sinh nước thải và hệ thống xử lý

     Qua khảo sát, NTCN ở các cơ sởđều được thải trộn dòng với các dòng nước thải từ vệ sinh, rửa chuồng, nước tiểu và phần nhỏ phân lợn còn lại sau khi vệ sinh chuồng (vệ sinh khô). Lưu lượng nước thải của các cơ sở/trang trại khảo sát được đưa ra ở Hình 1.Định mức nước thải của hầu hết các cơ sở trong khoảng 30-45 lít/đầu lợn (tính trung bình), không phân biệt lợn nái và lợn thịt. Tuy nhiên, Hợp tác xã chăn nuôi HH và Công ty TNHH APKS có mức thải khá chênh lệch tương ứng 19 và 81 lít/đầu lợn. Sự khác biệt này có thể do số liệu điều tra chưa xác định rõ dòng thải tách, trộn với các dòng khác như nước thải sinh hoạt ở Công ty TNHH APKS.

 


Hình 1. Lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất

 

Công trình xử lý NTCN hiện đang áp dụng tại các cơ sở/trang trại được đưa ra ở Bảng 2.Kết quả cho thấy, cả 9 cơ sở đều sử dụng công nghệ điển hình là kết hợp bể biogas và kênh/ao hồ sinh học (Hình 2). Một số cơ sở như Công ty CP nông nghiệp VGGP và Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam KNP đã đầu tư xây dựng hệ thống XLNT sau biogas đạt hiệu quả cao. Ngoài xử lý sinh học (yếm khí) truyền thống, áp dụng công nghệ hiếu khí, keo tụ-tủa bông, lọc áp lực và khử trùng. Nước đầu ra đạt QCVN 62:2016-MT/BTNMT, mức A và được tái sử dụng.

Bảng 2. Hiện trạng xử lý NTCN lợn tại các cơ sở khảo sát

STT

Cơ sở

Giải pháp xử lý

Đầu ra/Nguồn tiếp nhận

1

Hộ chăn nuôi ĐVT

Nước thải à hố lắng 1à bể biogas (150 m3)àhố lắngà mương tiêuàthải

Sông Phan

                  

2

Hộ chăn nuôi TVT

Nước thảià hố gas (100 m3)àhệ thống biogasàbể lắng 8 ngăn (1200 m3: 30x10x4m)àthải

SôngPhan

3

Công ty TNHH TMPĐ

Nước thải àhố tách phân, bùn à bể biogas (180m3:10x3x6m)àao sinh học (1 ha) àkênhàthải

Sông Cà Lồ

4

Hợp tác xã chăn nuôi THĐM

Nước thải àbể biogas (990m2)à 3 hồ sinh học (7233 m2) àhố khử trùng (4 m2)

Bể biogas hoạt động không hiệu quả 

5

Hợp tác xã chăn nuôi HH

Nước thải àbể biogas à hệ thống hồ sinh học: 2 hồ kỵ khí, 2 hồ tùy nghi, 1 hồ thực vật, 1 hồ khử trùng à Mương dẫn àthải

Hồ đập Cầu Trắng.

Đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, B (Kq = 0,6, Kf  = 1,3

6

Công ty CP Chăn nuôi MTRC 

Nước thảiàhố thu/lắng (25m³)à bể biogas (2800m², 7000m³: 70x40x2,5m) àhồ sinh học (6772m³ x 2) à thải(Hình 2)

Kênh thủy lợi xã Thạch Vĩnh.

Khí biogas: ~2000-2500 m³/ngày (CH4~ 55-70%)

7

Trại lợn công ty CP nông nghiệp VGGP

 Hệ thống XLNT 500 m3/ngày đêm

Nước thải à bể điều hòa/lắng sơ bộà  hệ thống bể yếm khí àbể hiếu khí àlắng II àkeo tụ tủa bông àlọc áp lực àkhử trùng àhồ chứa àtái sử dụng

Đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, A

Tái sử dụng

8

Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam KNP

 Hệ thống XLNT 150 m3/ngày đêm

Công nghệ tương tự Trại lợn công ty CP nông nghiệp VGGP(cùng đơn vị thi công xây dựng)

9

Công ty TNHH APKS

Hệ thống bể biogas (~6.000 m3:3.000 – 3.200m3) à 3hồ chứa không chống thấm.

Hệ thống XLNT150 m3/ngày đêm (xây dựng tháng 8/2016)

Hồ chứa

Tái sử dụng

 

 

Hình 2. Quy trình xử lý nước thải của Công ty CP chăn nuôi MTRC

 

3.2. Kết quả phân tích đặc tính dòng thải tại các cơ sở khảo sát

Kết quả điều tra thực trạng hoạt động và đánh giá đặc tính dòng nước thải tại các cơ sở cho thấy: Giá trị pH của các mẫu nước thải đầu vào và ra đều nằm trong QCVN 62:2016/BTNMT đối với NTCN (Hình 3). Giá trị pH trong các công trình nghiên cứu trước cũng nằm trong khoảng axit hoặc kiềm yếu 6,3 - 8,6 [7,8].

       Các kết quả đánh giá COD, TSS và TN trong dòng nước thải trước, sau bể biogas và đầu ra/điểm xả thải được chỉ ra ở các Hình4-6.

 

 

Hình3. Biến thiên pH của nước thải trước và sau biogas

 

Hình4. Biến thiên COD của nước thải trước và sau biogas

 

     Kết quả cho thấy, hệ thống biogas của các cơ sở hoạt động khá hiệu quả, mức giảm COD đạt trung bình 60%, một số cơ sở như VP.P4, HT.Đ4 và HT.M4 đạt 80% (Hình 4). Số liệu này cũng phù hợp với kết quả khảo sát tại 20 trang trại, trong đó COD trước biogas rất cao (~3.587 mg/L), sau biogas còn 800mg/L, hiệu suất đạt ~ 80%. Tại các ao sinh học sau biogas COD giảm xuống còn ~ 161 mg/L [9].

     So sánh với NTCN lợn tại một trang trại ở Trung Quốc, CODvà amoni cũng ở mức rất cao, tương ứng 5200và 720 mg/L [10]. Trong nghiên cứu của Mofokeng (2016), giá trị COD của NTCN lợn dao động trong khoảng rất lớn từ 210 - 9400 mg/L [11].

     Dựa vào kết quả phân tích COD đầu vào và ra hệ thống biogas có thể tính toán sơ bộ lượng chất hữu cơ đã chuyển hóa và tiềm năng thu hồi khí biogas (khí metan) ở một số cơ sở. Tính toán với định mức (theo lý thuyết) thể tích biogas sinh ra ~ 0,35 lít/g COD chuyển hóa và hàm lượng metan trong biogas ~ 65-70%. Tổng thể tích khí biogas tính tương ứng với bể biogas có kích thước đủ để lưu nước thải từ 30 đến 60 ngày [2] (Bảng 3). Kết quả ước tính tiềm năng sinh biogas ở Bảng 3 cho thấy, giữa các cơ sở khảo sát hiệu suất sinh khí là khá tương đồng dựa trên mức độ phân hủy (giảm COD) và lưu lượng nước thải. Ngoài ra, số liệu cũng tương đối phù hợp với số liệu điều tra thực tế ở Công ty CP Chăn nuôi MTRC với bể biogas có thể tích đủ lưu nước thải trong 60 ngày. (khí biogas: ~2000 - 2500 m³/ngày, CH4~ 55-70 %).

Bảng 3. Ước tính tiềm năng sinh biogas của một số cơ sở khảo sát

STT

Cơ sở

COD chuyển hóa (g/m3) = CODvào-CODra

Lưu lượng thải (m3/ngày)

 

Ước tính tiềm năng sinh  khí biogas theo lượng thải hàng ngày = (c) x (d) x 0,35 lít/gCOD

Ước tính tổng tiềm năng sinh khí từ bể biogas  (m3/ngày)

Nước thải lưu 30 ngày = (e) x 30 ngày 

Nước thải lưu 60 ngày  = (e) x 60 ngày

(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

(g)

1

Hộ chăn nuôi ĐVT

~1000

10

3.500 lít/ngày (3,5 m3/ngày)

105

210

2

Hộ chăn nuôi TVT

~1000

155

54.250 lít/ngày (54,25 m3/ngày)

1628

3256

3

Công ty TNHH TMPĐ

~1400

25

12.250 lít/ngày (12,25 m3/ngày)

368

736

4

Công ty CP Chăn nuôi MTRC 

~1600

100

56.000 lít/ngày (56m3/ngày)

1680

3360

 

       Đối với TSS, hầu hết mẫu đầu vào bể biogas có giá trị trong khoảng 1000 - 2000 mg/L, riêng nước thải của Công ty TNHH TMPĐ và Hợp tác xã chăn nuôi HH có giá trị rất cao, 3.500 đến trên 4.000 mg/L (Hình 5). Kết quả cũng phù hợp với đánh giá về giá trị TSS của NTCN lợn thường rất cao, hàm lượng đã pha loãng (15%) vẫn cao ở mức 1340 ± 34mg/L.[12].

     Hiệu quả xử lý nitơ (theo T-N) là khá thấp, chỉ đạt 10%. Đặc biệt ở Hợp tác xã ĐM, nitơ đầu ra biogas còn cao hơn đầu vào, nguyên nhân có thể do có các nguồn thải khác xung quanh chưa xác định được.

 

Hình 5. TSS của nước thải trước, sau biogas và đầu ra vào nguồn tiếp nhận, ao/hồ chứa

 

     Một số cơ sở ở Đồng Nai có nitơở đầu ra (mương tiêu, hồ/ao chứa nước thải sau xử lý) giảm đáng kể có thể do pha trộn với các dòng của nước thải sau biogas. Tuy nhiên hàm lượng tổng nitơvẫn cao hơn QCVN 62/2016 BTNMT, mức B (Hình 6).

 

Hình6. Giá trị T-N của nước thải trước, sau biogas và đầu ra/nguồn tiếp nhận (mương tiêu, hồ/ao chứa)

 

     Trong nghiên cứu của Trần Văn Tựa và cộng sự (2015) ở 20 trang trại chăn nuôi lợn, giá trị T-N trước và sau biogas cũng chênh lệch khá rõ rệt, tương ứng ~343 và 307 mg/L (hiệu suất ~ 10%). Tuy nhiên, sau đó T-N giảm rõ rệt chỉ còn 12 mg/L ở các ao hồ sinh học. Kết quả này có thể do các quá trình làm sạch tự nhiên và pha loãng.

     4. KẾT LUẬN

     Nước thải của cả 9 cơ sở khảo sát đều được thải chung (trộn dòng), lưu lượng thải dao động trong khoảng 10-500 m3/ngày, đêm theo quy mô trang trại với định mức thải ước tính khoảng 30 - 45 lít/đầu lợn.

     Đặc tính dòng nước thải có mức độ ô nhiễm các thành phần hữu cơ khá cao, COD dao động lớn giữa các cơ sở trong khoảng 500 - 3000 mg/L;giá trị TSS và T-N cao, tương ứng trong khoảng 1000 - 2000mg/L và 200 - 700 mg/L.

     Tất cả 9 cơ sở đều sử dụng công nghệ truyền thống với hệ thống bể biogas để XLNT, hiệu quả xử lý COD, TSS và T-N tương ứng đạt ~ 60-80, 70 và 10 %. Tuy nhiên,một số cơ sở đã đầu tư hệ thống XLNT sau biogas với công nghệ kỵ khí, hiếu khí, keo tụ-tủa lông, lọc áp lực và khử trùng. Nước thải đầu ra đạt QCVN 62:2016/BTNMT, mức A và được tận dụng  cho tưới cây và/nuôi thủy sản. Tiềm năng sinh biogas ước tính theo mức độ giảm COD, lưu lượng thải và thể tích bể biogascho thấy sự tương đồng giữa các cơ sở và tương đối phù hợp với số liệu thu thập từ thực tế. Tuy nhiên, cần đánh giá đầy đủ hơn chất lượng nước đầu ra, tăng tỉ lệ hàm lượng metan trong biogasvà tính ổn định để đảm bảo an toàn khi tái sử dụng.

     Lời cảm ơn: Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của nhóm nghiên cứu và hỗ trợ của đề tài Nghị định thư NĐT 31.JPA/17.

 

Nguyễn Thị Hà1, Ngô Vân Anh1, Ngô Ngọc Anh2

1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

2Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng việt 1/2020)

 

ASSESSMENT OF WASTEWATER FLOW AND TREATMENT IN SOME PIG BREEDING FACILITIES

 

Nguyen Thi Ha1, Ngo Van Anh1, Ngo Ngoc Anh2

1Faculty of Environmental Science, VNU University of Science

2Center for Environmental Monitoring and Modeling, VNU University of Science

 

 

     Abstract: Piggery wastewater often contains multiple pollutants that have been seriously affecting the environment. Fact has shownthat a level of discharge of piggery wastewater with high flow rate, andhigh contents of pollutants as well,especiallyorganic composition. In addition, piggery wastewater has not been effectively handled and treated. In this study, the characteristics of piggery wastewater with some major pollution parameters (pH, COD, TSS and T-N) were assessed at the 9 pig breeding facilities. The currentwastewater treatment was surveyedas the basis for the evaluation of potentialutilization of high-organic content in wastewater for methane production using anaerobic fermentation techniques. This approach at the same time will ensure the requirements of water quality output before it is dischargedinto the environment and resource recovery from waste flows.

     Keywords: Piggery wastewater, biogas, treatment efficiency, pollutants.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Duy Điều, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân (2009). Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, Tạp chí Chăn nuôi  4, 10-16.
  2. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tiến Thông, Đàm Tuấn Tú (2010). Thực trạng ô nhiễm môi trường và XLNTtrong chăn nuôi lợn trang trại tập trung, Khoa học và Công nghệ chăn nuôi số 23, 193-203.
  3. Phan Đỗ Hùng, Phạm Thị Hải Thịnh, Trần Văn Tựa, Trần Thị Thu Lan. Xử lý đồng thời hữu cơ và nitơ trong NTCNlợn bằng phương pháp lọc sinh học sục khí luân phiên (2013). Tuyển tập Báo cáo khoa học công nghệ toàn quốc, Nhà xuất bản Lao động, 38-45.
  4. Ping Li, Yanhong Wang, Kun Liu and Lei Tong (2010). Becterial community structure and diversity during estalishent of an anaerbic bioreactor to treat swine wastewate,  Water Science & Technology, 61 (1), 243-252
  5. Obaja D., Mace S., Josept Costa, Clothilde Sans, Joan Mata-Alvarez  (2003), Nitrification, denitrification and biological phosphorus removal in piggery wastewater using a sequencing batch reactor. Bioresource Technology, 87, 103–111.
  6. Cao Thế Hà, Lê Văn Chiều, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trường Quân, Vũ Ngọc Duy, Võ Thị Thanh Tâm, Nguyễn Triều Dương, Trần Mạnh Hải (2015). Vai trò của công tác đánh giá chất lượng NTCNlợn trong việc xác định công nghệ xử lý, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1 (4), 50 – 54.
  7. Li Jianzheng, Meng Jia, Li Jiuling, Wang Cheng, Deng Kaiwen, Sun Kai, Buelna Gerardo (2016). The effect and biological mechanism of COD/TN ratio on nitrogen removal in a novel upflow microaerobic sludge reactor treating manure-free piggery wastewater. Bioresource Technology, 209, 360–368.
  8. Meng Jia, Li Jiuling, Li Jianzheng, Antwi Philip, Deng Kaiwen, Nan Jun, Xu Pianpian (2018).  Enhanced nitrogen removal from piggery wastewater with high NH4+ and low COD/TN ratio in a novel upflow microaerobic biofilm reactor. Bioresource Technology 249, 935–942.
  9. Trần Văn Tựa (2015). Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam để xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tận dụng chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn. Báo cáo Đề tài KC 08.04/11-15 - Viện công nghệ Môi trường.
  10. Li Yi, Jin Hailan, Li Hongxia, Li Jianfen (2017). Study on indicators for on-line monitoring and diagnosis of anaerobic digestion process of piggery wastewater. Environmental Technology & Innovation, 8, 423–430.
  11. Dikonketso S. Mofokeng, Rasheed Adeleke and Olayinka A. Aiyegoro (2016). The analysis of physicochemical characteristics of pig farm seepage and its possible impact on the receiving natural environment. African Journal of Environmental Science and Technology, 10(8), 242-252, DOI: 10.5897/AJEST2016.2084
  12. Dimas García, Esther Posadas, Saúl Blanco, Gabriel Acién, Pedro García-Encina, Silvia Bolado, Raúl Muñoz (2018). Evaluation of the dynamics of microalgae population structure and process performance during piggery wastewater treatment in algal-bacterial photobioreactors. Bioresource Technology 248, 120-126.
Ý kiến của bạn