Banner trang chủ

Tetra Pak - Cánh chim đầu đàn trong thu gom, tái chế bao bì tại Việt Nam

18/01/2020

     Được thành lập vào năm 2003, trải qua 16 năm phát triển tại Việt Nam, Tetra Pak đã khẳng định được thương hiệu doanh nghiệp phát triển bền vững toàn cầu, với ưu tiên chiến lược là BVMT, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải cácbon. Nhân dịp Xuân Canh Tý 20202, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Bảo Long - Giám đốc Truyền thông Công ty CP Tetra Pak Việt Nam về những nỗ lực trong công tác BVMT, phương châm hoạt động và định hướng phát triển của Tetra Pak Việt Nam trong thời gian tới.

 

Ông Tạ Bảo Long - Giám đốc Truyền thông Công ty CP Tetra Pak Việt Nam

 

     PV: Ông có thể cho biết nguyên tắc hoạt động và một số kết quả nổi bật của Tập đoàn Tetra Park nói chung, Tetra Pak Việt Nam nói riêng?

     Ông Tạ Bảo Long:Công ty CP Tetra Pak Việt Nam làcông ty con củaTậpđoàn Tetra Pak(ThụyĐiển) - doanhnghiệphàngđầuthếgiớivềcungcấpgiảiphápchếbiếnvàđónggóithựcphẩm.Tetra Pak được thành lập và hoạt động với ý niệm “bao bì phải mang lại nhiều giá trị hơn chi phí tạo ra nó”. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại khi tài nguyên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Để giải quyết những vấn đề trên, Tetra Pak nói chung và Tetra Pak Việt Nam nói riêng đã gắn yếu tố bền vững vào trong chiến lược và mọi hoạt động của Công ty với tham vọng xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, phát thải ít cácbon trong toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

     Để xây dựng mô hình này, Tetra PakViệt Nam xem xét toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm.Nguyên liệu tạo nên hộp giấy được khai thác từ rừng tái sinh và kiểm soát chặt chẽ, có chứng nhận của Hội đồng Rừng Thế giới (100% hộp giấy Công ty sản xuất có chứng nhận in trên vỏ hộp). Sản phẩm hộp giấy được sản xuất tại Nhà máy Tetra Pak theo những tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt nhất để giảm phát thải cácbon. Tetra PakViệt Nam cũng chia sẻ các giải pháp và công nghệ với các nhà sản xuất đồ uống tại Việt Nam để giúp họ tối ưu sản xuất, cắt giảm sử dụng nguyên liệu và năng lượng, hạn chế lãng phí trong quá trình chế biến, đóng gói. Để hộp giấy sau sử dụng tiếp tục mang lại giá trị, Tetra PakViệt Nam đã làm việc với các đơn vị thu gom và tái chế để các hộp giấy được tái chế hoàn toàn. Hiện tại,Tetra PakViệt Nam có quan hệ đối tác với 2 đơn vị thu gom ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 1 doanh nghiệp tái chế ở Bình Dương. Ngoài ra,Tetra PakViệt Nam còn hợp tác với các tổ chức môi trường và nhà bán lẻ như Siêu thị LOTTE Mart (Công ty CP Trung tâm Thương mại LOTTE Việt Nam)để thiết lập 30 điểm thu gom vỏ hộp giấy trong cộng đồng.Điểm thu gom vỏ hộp giấy là nơi hướng dẫn người tiêu dùng và thu hồi vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng để tái chế thành những sản phẩm phục vụ trong cuộc sống hàng ngày.

 

Các em học sinh được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống

 

     Năm 2018, Tetra PakViệt Nam đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, các trường tiểu học và mầm non trên địa bàn TPtriển khai thí điểm Chương trình phân loại, thu gom, tái chế vỏ hộp sữa tại 30 trường. Từ đó đến nay, Tetra PakViệt Nam tiếp tục mở rộng Chương trình đến 600 trường tại TP. Hồ Chí Minh và 800 trường tại Hà Nội. Có thể nói,kết quả lớn nhất mà Tetra PakViệt Nam đạt được đó là sự cam kết và ủng hộ của các cơ quan quản lý như Sở TN&MT, Sở Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, cũng như của các thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh. Nhờ vậy mà Chương trình được đưa vào triển khai nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Chúng tôi tin rằng động lực này sẽ giúp Chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp giấy được phát triển và lan tỏa đến nhiều địa phương khác.Thời gian tới, Tetra PakViệt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm các đối tác để nâng cao năng lực tái chế và thu gom, giúp vỏ hộp giấy sau khi sử dụng quay trở lại thành tài nguyên có giá trị cho nền kinh tế.

     PV: Nhà máy Tetra Pak Bình Dương được đánh giá là một trong những nhà máy công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam áp dụng những tiêu chuẩn về môi trường khắt khe của Chứng nhận LEED Vàng (Hội đồng Công trình xanh của Mỹ). Vậy những điều kiện, yêu cầu và lợi ích của việc đạt được Chứng nhận nàylà gì, thưa ông?

     Ông Tạ Bảo Long:Để đạt được mô hình kinh tế tuần hoàn phát thải ít cácbon thì quá trình sản xuất hộp giấy của Nhà máy phải giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính. Tại Nhà máy Tetra Pak Binh Dương, chúng tôi đang áp dụng tiêu chuẩn LEED Vàng phiên bản 4, là cấp tiêu chuẩn mới và khắt khe nhất được quốc tế công nhận. Để đạt được chứng chỉ này thì ngay từ khâu thiết kế, cho đến xây dựng và vận hành, Nhà máy đã phải tính đến các yếu tố về sử dụng nguyên liệu, năng lượng, rác thải, chất lượng không khí...Nhà máy cũng tích hợp những công nghệ mới nhất và các tiêu chuẩn sản xuất tốt nhất, lấy an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và tính bền vững làm trọng tâm.Nhờ vậy, hàng năm,Nhà máy có thể tiết kiệm tới 36% năng lượng tiêu thụ, tái sử dụng 21 triệu lít nước và cắt giảm phát thải khoảng 4.000 tấn CO2, tương đương với lượng phát thải của 200 chuyến bay vòng quanh thế giới.Lợi ích cho môi trường là rất rõ ràng và điều đócũng giúp các nhà sản xuất, người tiêu dùng yên tâm sử dụng những sản phẩm có ưu thế về môi trường.

     PV: Tham gia vào Liên minh Tái chế bao bì (PRO Vietnam) cùng với 9 công ty khác trong lĩnh vực tiêu dùng, bao bì, Tetra Pak Việt Nam kỳ vọng vào điều gì? Ông có đề xuất gì để đóng góp vào sự phát triển bền vững của Liên minh, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng xã hội?

     Ông Tạ Bảo Long:Khi việc tập hợp một tổ chức làm tái chế bao bì mới chỉ là ý tưởng, Tetra Pak Việt Nam đã quan tâm tham gia vì Tetra Pak hiểu rõ bằng cách hợp tác với những doanh nghiệp khác trong ngành, chúng tôi có thể cùng nhau giải quyết vấn đề chung. Hiện nay, Tetra Pak Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều hoạt động tái chế, bao gồm thu gom vỏ hộp sữa giấy tại trường học, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hay hỗ trợ các nhà tái chế về mặt công nghệ. Tuy nhiên, trong PRO Vietnam, còn thiếu sự tham gia của ngành công nghiệp đồ uống, thực phẩm chung sức với những giải pháp hiệu quả và bền vững. Chúng tôi sẽ lấy những chương trình có hiệu quả mà Tetra Pak đang thực hiện, đưa vào PRO Việt Nam để các thành viên có thể nâng tầm và nhân rộng các hoạt động, góp phần đưa đất nước phát triển bền vững, thịnh vượng.

     PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

Giáng Hương (Thực hiện)

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 1/2020)

 

      Năm 2019 khép lại, đánh dấu sự thành công rực rỡ của Tetra Pak Việt Nam với 2 giải thưởng phát triển bền vững do Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (VBCSD), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng. Đây là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của Tetra Pak Việt Nam trong công tác BVMT, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

 

            

 

 

 

Ý kiến của bạn