Banner trang chủ
Thứ Sáu, ngày 29/03/2024

Diễn biến chất lượng không khí tại một số đô thị 2 tháng đầu năm 2021

17/03/2021

    Theo số liệu từ các trạm quan trắc không khí tự động cho thấy, chất lượng không khí (CLKK) tại Việt Nam có sự khác biệt khá rõ giữa khu vực phía Bắc và phía Nam, trong 2 tháng đầu năm 2021 các đô thị phía Nam CLKK khá tốt trong khi đó các tại các đô thị phía Bắc đã ghi nhận nhiều ngày CLKK ở mức kém. Tại TP. Hồ Chí Minh (tham khảo số liệu của trạm quan trắc tại Lãnh sự quán Mỹ) cũng chỉ ghi nhận 4/54 ngày có thông số PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá quy chuẩn cho phép.

     Theo quy luật diễn biến hằng năm, ô nhiễm không khí tại khu vực phía Bắc thường tập trung vào các tháng mùa đông, thời gian 2 tháng đầu năm 2021 là cuối mùa đông vì vậy, CLKK có xu hướng được cải thiện. Biểu đồ 1 cho thấy, CLKK trong tháng 2/2021 có nhiều ngày tốt hơn so với trong tháng 1/2021.

Biểu đồ 1. Diễn biến trung bình 24 giờ thông số PM2.5 tại một số đô thị 2 tháng đầu năm 2021

    Trong tháng 1/2021, tại các đô thị phía Bắc như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đã xuất hiện nhiều đợt ô nhiễm khá nặng vào các khoảng thời gian từ ngày 1/1 - 7/1; 13/1 - 16/1; 19/1 - 25/1 và 29/1 - 31/1. CLKK trong tháng 2 duy trì ở mức trung bình, đặc biệt trong thời gian Tết Nguyên đán từ 10/2 - 16/2 CLKK ở mức khá tốt.

     Đối với các trạm thuộc Hà Nội, những ngày có mức độ ô nhiễm cao nhất là ngày 5/1 và 21/1. Trong những ngày này thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ đã vượt quá 3 lần so với giới hạn trong QCVN (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2. Diễn biến giá trị trung bình 24 giờ thông số bụi PM2.5 nội thành Hà Nội 2 tháng đầu năm 2021

     Kết quả tính toán chỉ số CLKK AQI ngày tại các trạm của Hà Nội cũng cho thấy, chỉ số AQI đã ở mức xấu, mức có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, các đợt ô nhiễm này chủ yếu xảy ra trong tháng 1/2021. Tại Hà Nội, CLKK được cải thiện rõ rệt trong thời gian Tết Nguyên đán, trong khoảng thời gian này nhiều hoạt động phát sinh khí thải đều giảm như hoạt động giao thông vận tải (Biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: Diễn biến chỉ số AQI ngày tại các trạm tại Hà Nội tháng 2 tháng đầu năm 2021

     Tại các khu vực khác nhau trong TP. Hà Nội, CLKK cũng có sự khác biệt đáng kể. Các trạm đặt tại Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng, Thành Công thường có kết quả quan trắc thông số bụi PM2.5 cao hơn các khu vực khác, đồng nghĩa với chất lượng không khí thường kém hơn. Tại các khu vực Tân Mai, Tây Mỗ, Nguyễn Văn Cừ chất lượng không khí tốt hơn các khu vực khác. Chi tiết thống kê giá trị chỉ số AQI của các trạm trong 2 tháng đầu năm 2021 như:

Bảng 1. Số ngày tương ứng với AQI các trạm nội thành Hà Nội 2 tháng đầu năm 2021

Tháng

Mức AQI

Hoàn Kiếm

Thành Công

Tâm Mai

Kim Liên

Phạm Văn Đồng

Tây Mỗ

Mỹ Đình

Hàng Đậu

Chi cục BVMT

Minh Khai

ĐSQ Mỹ

556 NVC

Tỉ lệ trung bình (%)

Tháng 1

Tốt

1

1

2

1

0

1

1

1

1

1

1

5

4.3

Trung bình

7

2

8

9

2

9

9

1

4

2

4

10

18.0

Kém

9

7

10

9

8

12

9

8

6

7

5

13

27.7

Xấu

14

20

11

12

19

9

12

19

18

19

17

3

46.5

Rất xấu

0

1

0

0

2

0

0

2

2

2

4

0

3.5

Nguy hại

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Tháng 2

Tốt

1

1

1

1

1

1

1

1

1

0

2

9

7.2

Trung bình

10

4

15

13

3

17

13

3

9

6

14

14

43.8

Kém

12

17

7

9

18

5

9

18

12

16

7

0

47.1

Xấu

0

1

0

0

1

0

0

1

1

1

0

0

1.8

Rất xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Nguy hại

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

 

     Trong các đợt ô nhiễm không khí, thời gian ô nhiễm cao nhất trong ngày vẫn tiếp tục diễn ra vào ban đêm và sáng sớm (Biểu đồ 4). Một số nghiên cứu khoa học đã giải thích cho hiện tượng ô nhiễm không khí tại khu vực miền Bắc tăng cao vào ban đêm và sáng sớm là do sự kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa được.

Biểu đồ 4. Diễn biến chỉ số AQI giờ một số trạm tại Hà Nội từ ngày 09 - 15/1/2021

    Tại miền Bắc, trong thời gian đầu mùa đông, từ tháng 10 - 12, không khí lạnh đến Việt Nam qua đường lục địa nên thời tiết thường khô hanh. Từ tháng 1 - 3, các khối khí lạnh thường xuyên đi qua vịnh Bắc bộ tạo nên thời tiết ẩm. Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí vào đầu mùa đông thường cao hơn do điều kiện thời tiết khô hanh. Tuy nhiên, đối với thông số bụi PM2.5 vẫn có nhiều ngày nồng độ cao vào cuối mùa đông do thời tiết lạnh và độ ẩm lớn làm gia tăng các phản ứng tạo ra bụi thứ cấp.

    Theo dự báo, trong tháng 3, CLKK sẽ duy trì ở mức trung bình giống như trong tháng 2. Từ tháng 4, khi thời tiết chuyển sang mùa hè, CLKK sẽ được cải thiện nhiều hơn. Tuy nhiên, người dân cần tiếp tục theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí (được cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường tại địa chỉ www.vea.gov.vn hoặc thông qua ứng dụng VN Air trên điện thoại di động) để có các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động. Khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng loại khẩu trang ngăn được bụi mịn.

     Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT tại địa phương cần sớm ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai các biện pháp nhằm thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí theo các quy định và hướng dẫn tại Công văn số 7442/BTNMT-TCMT ngày 30/12/2020 của Bộ TN&MT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi.

Nguyễn Gia Cường, Vương Như Luận

Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc

(Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 2/2021)

Ý kiến của bạn