Banner trang chủ
Thứ Ba, ngày 23/04/2024

Lợi ích kép của ứng phó với biến đổi khí hậu: Cách tiếp cận mới cần thiết trong hoạch định chính sách về biến đổi khí hậu

15/09/2015

     Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo các kịch bản BĐKH, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng khoảng 2,30C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75cm đến 1m so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Ứng phó với BĐKH tại Việt Nam đòi hỏi có sự thay đổi trong tư tưởng, chiến lược và quan điểm về BĐKH nhằm xây dựng một nền tảng phù hợp với sự thay đổi trong hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, cung cấp cho hệ thống hoạch định chính sách một định hướng đầy đủ, chính xác nhằm hỗ trợ việc xây dựng các nhiệm vụ và biện pháp hiệu quả trong ứng phó với BĐKH. Tiếp cận lợi ích kép là một giải pháp hiệu quả cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhằm giải quyết những khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt mục tiêu giảm nhẹ BĐKH đồng thời đạt mục tiêu BVMT và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.             Khái niệm lợi ích kép Có nhiều định nghĩa khác nhau về cách tiếp cận lợi ích kép tùy thuộc vào khu vực hoặc phạm vi ứng dụng chính sách. Viện Chiến lược và Môi trường Toàn cầu (IGES) Nhật Bản đề xuất một định nghĩa đơn giản về lợi ích kép, đó là “những lợi ích tiềm năng của những hoạt động giảm thiểu BĐKH trong những lĩnh vực khác hay những khu vực khác mà không liên quan tới BĐKH”. Nói cách khác, lợi ích kép là lợi ích tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường đi kèm với lợi ích trực tiếp của các giải pháp ứng phó với BĐKH. Lợi ích kép còn có thể được hiểu theo chiều ngược lại, nghĩa là lợi ích về ứng phó với BĐKH đi kèm với các chính sách BVMT, tuy nhiên định nghĩa này không được sử dụng nhiều như định nghĩa của IGES. Hình 1. Khung lợi ích kép (Nguồn: Leisa Perch 2010) Lợi ích kép bao gồm lợi ích về môi trường từ các hoạt động thích nghi và giảm nhẹ (bảng 1). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều tập trung vào lợi ích kép của giảm nhẹ hơn so với lợi ích kép của thích nghi bởi các lợi ích này dễ xác định và dễ đánh giá hơn. Bảng 1. Lợi ích kép về môi trường của các chính sách ứng phó với BĐKH   Chính sách ứng phó với BĐKH Lợi ích kép về môi trường   Hoạt động giảm nhẹ   Sản xuất điện - Nhiên liệu hàm lượng cacbon thấp - Thu và lưu trữ cacbon   - Cải thiện chất lượng không khí   Các hoạt động đốt nhiên liện khác (công nghiệp, hộ gia đình) Cải thiện chất lượng không khí Giao thông - Nhiên liệu hàm lượng cacbon thấp - Thay đổi phương tiện - Sử dụng hiệu quả nhiên liệu Cải thiện chất lượng không khí, giảm tắc nghẽn giao thông Giảm phá rừng Bảo tồn dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học Hấp thu cacbon vào đất, duy trì che phủ đất bề mặt Tăng độ phì nhiêu của đất, giảm suy thoái đất, tăng lọc nước Giảm phát thải cacbon đen - Cải thiện các lò nấu, dầu diesel sạch Cải thiện môi trường không khí trong nhà, xung quanh; giảm áp lực lên nguồn sinh khối địa phương Giảm phát thải khí metal - Giảm rò rỉ - Bãi chôn lấp rác - Kiểm soát ô nhiễm nước Cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, giảm ô nhiễm mùi Giảm oxit nito (N20) trong  sử dụng phân bón Giảm ô nhiễm do dùng phân bón, bảo vệ tầng ozon, giảm ô nhiễm không khí Hoạt động thích ứng   Tăng cường khả năng của các hệ đệm, đặc biệt là tài nguyên nước Các hệ đệm tự nhiên Mở rộng các khu bảo tồn đa dạng sinh học - Các vùng đất ngập mặn, rừng...được tăng thêm giá trị   Quy hoạch Các quy hoạch có thể có lợi cho việc bảo vệ các hệ sinh thái và dịch vụ sinh thái Tăng cường bảo vệ sức khỏe cộng đồng Cải thiện chất lượng không khí, giảm tắc nghẽn giao thông Công nghệ mới: đa dạng hóa cây trồng, hiệu suất sử dụng nước, quan trắc thời tiết, quan trắc diện tích đất che phủ Tăng đa dạng sinh học, bảo vệ dòng chảy sinh thái, BVMT Các kỹ thuật mới trong nông nghiệp (quản lý đất, thảm thực vật) Quản lý đất và thảm thực vật tốt hơn dẫn đến cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và các dịch vụ sinh thái Nguồn: Hamilton và Akbar 2010 Quản lý chất lượng không khí giảm nhẹ BĐKH được các nước trên thế giới rất quan tâm   Sự cần thiết của cách tiếp cận lợi ích kép Theo Castillo và cộng sự (2007), những quan điểm sau chỉ ra tính đúng đắn của việc sử dụng cách tiếp cận lợi ích kép về môi trường của hoạt động ứng phó với BĐKH:             Sự phù hợp của cách tiếp cận lợi ích kép trong việc thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững. Các chuyên gia kinh tế và nhà hoạch định chính sách đều thống nhất, lợi ích kép có những tiềm năng to lớn để giúp cho các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển, đồng thời cũng giúp giảm thiểu được những tác động của BĐKH. Ví dụ Tamura (2006) cho rằng, các dự án ứng phó với BĐKH vừa mang lại những lợi ích về môi trường và đồng thời cũng mang đến những lợi ích về kinh tế - xã hội.              Tiềm năng thu hút nguồn lực tài chính và nhân lực. Các tiếp cận lợi ích kép cho phép huy động được các nguồn lực tổng hợp cho các hoạt động phát triển bền vững. Nếu không có lợi ích kép, những nguồn lực này sẽ không được huy động đầy đủ do phải huy động một cách riêng lẻ cho các dự án phát triển hoặc các dự án về BĐKH. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC đã tái khẳng định cơ chế lợi ích kép mang lại hiệu quả chi phí trong việc sử dụng tài nguyên. Báo cáo cho rằng, nếu tính những lợi ích kép về sức khỏe, chất lượng không khí, an ninh năng lượng của những chính sách giảm thiểu BĐKH thì có thể giúp cắt giảm chi phí và tiết kiệm đáng kể so với trường hợp những yếu tố đó được xử lý riêng lẻ. Hơn thế nữa, nhờ có sự kết hợp giữa các chính sách khí hậu và các vấn đề phát triển, các dự án lợi ích kép có thể khuyến khích sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan.             Hỗ trợ bằng chứng khoa học cho thấy có sự liên kết giữa BĐKH và các vấn đề môi trường khác. Các nghiên cứu gần đây cung cấp các bằng chứng khoa học mạnh mẽ làm cơ sở xây dựng những chính sách tổng hợp. Những bằng chứng khoa học này được dùng để giải thích cho các phương pháp tiếp cận tổng hợp và để phân tích các vấn đề sức khỏe, BĐKH và những vấn đề phát triển khác. Tình hình áp dụng cách tiếp cận lợi ích kép trên thế giới Cách tiếp cận lợi ích kép ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm nhằm xác định lợi ích tổng hợp của các phương án ứng phó với BĐKH và xác định lộ trình thực hiện các phương án này tối ưu nhất. Nội dung tiếp cận lợi ích kép đã được thảo luận tại cuộc họp của Nhóm công tác đặc biệt về tiếp tục cam kết đối với các nước đang phát triển theo Nghị định thư Kyoto năm 2006. Nhật Bản là quốc gia châu Á tiên phong trong việc áp dụng cách tiếp cận lợi ích kép đối với các chính sách thích ứng BĐKH. Nhật Bản cũng đang tiến hành nghiên cứu “Xu hướng tiếp cận lợi ích kép trong giao thông: hướng dẫn đánh giá chính sách và dự án về giao thông”. Việc phát triển và áp dụng cách tiếp cận lợi ích kép trong quản lý chất lượng không khí và giảm nhẹ BĐKH đã được xem là nội dung ưu tiên trong Hội nghị Cải thiện chất lượng không khí của châu Á (năm 2006) tổ chức tại Yogyakarta, Inđônêxia. Nội dung thảo luận tập trung chủ yếu vào quản lý chất lượng không khí tích hợp với giảm nhẹ BĐKH. Tiếp cận lợi ích kép đã được sử dụng để xây dựng chính sách, khắc phục các rào cản kỹ thuật, tài chính và thậm chí là cả các yếu tố chính trị, đặc biệt ở cấp địa phương. Năm 2010, tại Hội nghị Cải thiện chất lượng không khí của châu Á tổ chức tại Singapo, tiếp cận lợi ích kép tiếp tục được thảo luận thông qua việc giới thiệu các sáng kiến của các nước trong khu vực về việc quản lý chất lượng không khí đồng thời giảm nhẹ BĐKH như: Đánh giá lợi ích kép trong kiểm kê phát thải ở Jakarta; tích hợp chính sách năng lượng và ô nhiễm không khí ở Trung Quốc; tích hợp các vấn đề trong nghiên cứu lượng giá lợi ích kép của việc chuyển đổi sử dụng khí tự nhiên đối với ô tô, xe buýt và xe buýt mini ở Trung Quốc. Cũng trong sự kiện này, Viện Chiến lược và Môi trường Toàn cầu của Nhật Bản công bố thành lập Hiệp hội lợi ích kép châu Á nhằm hỗ trợ áp dụng xu hướng tiếp cận lợi ích kép vào các kế hoạch phát triển quốc gia và các chính sách khu vực cũng như các dự án của châu Á.             Tiếp cận lợi ích kép đã thực sự trở thành nội dung quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách của các quốc gia châu Á đối với vấn đề BĐKH như Nhật Bản, Inđônêxia, Ấn Độ, Malaixia. Các quốc gia đã thống nhất cần tăng cường vai trò của tiếp cận lợi ích kép tại các diễn đàn đa phương tại APEC, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường của Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương (ECO Asia). Một số nghiên cứu, dự án về tiếp cận lợi ích kép trên thế giới đã được thực hiện bao gồm: lợi ích kép của việc sử dụng phế thải gỗ để sản xuất năng lượng sinh học (thử nghiệm đối với Đông Texas, Mỹ của Jianbang Gan và cộng sự, năm 2007); lợi ích kép từ các chính sách năng lượng ở Trung Quốc của K.He và cộng sự (năm 2008); lợi ích kép và kiểm soát kép tại Nauy của BJarne Sivertsen và cộng sự (năm 2010); Đánh giá lợi ích kép của giảm thiểu khí nhà kính: Lợi ích về sức khỏe của các vấn đề cụ thể liên quan đến việc thanh tra và duy trì các chương trình tại Băng Cốc, Thái Lan của Ying Li và cộng sự (năm 2010); Phân tích lợi ích kép của kế hoạch quản lý chất lượng không khí và chiến lược giảm thiểu khí nhà kính tại thủ đô Se-un, Hàn Quốc của Yoera Chae (năm 2010); Sự lựa chọn tương lai của các công nghệ và lợi ích kép của việc giảm thiểu khí thải CO2 ở nhà máy điện của Bănglađét của Md. Alam Hossain Mondal và cộng sự (năm 2010); Cơ hội lợi ích kép về ô nhiễm không khí và BĐKH đối với giao thông đường bộ tại Durban, Nam Phi của Tirusha Thambiran và cộng sự (năm 2011).             Việt Nam cần sẵn sàng cho một cách tiếp cận mới Mặc dù đã tham gia các diễn đàn thế giới và khu vực về BĐKH, nhưng tiếp cận lợi ích kép vẫn là vấn đề mới đối với Việt Nam. Hiện nay, chưa có nghiên cứu về cách tiếp cận lợi ích kép cũng như áp dụng cách tiếp cận này trong quá trình hoạch định chính sách ở Việt Nam. Kết quả là có nhiều lợi ích tiềm năng về môi trường của các chính sách ứng phó với BĐKH còn chưa được biết đến. Vì vậy, rất cần có nghiên cứu làm rõ cách tiếp cận này cũng như lượng hóa cụ thể các lợi ích kép của chính sách ứng phó với BĐKH nhằm cung cấp thông tin cho quá trình hoạch định chính sách về BĐKH. Thông tin về lợi ích kép này còn giúp đẩy mạnh tiềm năng cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Cách tiếp cận lợi ích kép giúp lượng hóa được các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường của các giải pháp ứng phó với BĐKH. Vì vậy, cách tiếp cận này phản ánh chính xác các lợi ích tổng thể của chính sách ứng phó với BĐKH. Nhờ vậy, các nhà hoạch định chính sách sẽ có quyết định đúng đắn xét trên quan điểm phúc lợi xã hội khi cân nhắc ban hành các chính sách ứng phó với BĐKH. Các kết quả nghiên cứu lợi ích kép của chính sách BĐKH sẽ giúp đẩy nhanh việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ứng phó với BĐKH, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. TS. Đỗ Nam Thắng - ThS. Dương Xuân Điệp Viện Khoa học quản lý môi trường Nguồn: Tạp chí MT, số 8/2013      
Ý kiến của bạn